Bàn Long Sâm (Spiranthes sinensis (Pers.) Ames.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Monocots (Thực vật một lá mầm) |
Bộ(ordo) | Asparagales (Thiên môn đông) |
Họ(familia) | Orchidaceae (Lan) |
Phân họ(subfamilia) | Orchidoideae (Phong lan) |
Chi(genus) | Spiranthes |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Spiranthes sinensis (Pers.) Ames. |
Cây Bàn Long Sâm có tên khoa học là Spiranthes sinensis (Pers.) Ames.), tên gọi khác là Sâm Cuốn Chiếu. Đây là vị thuốc cho người tiểu đường, dùng cho người mới ốm dậy. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Bàn Long Sâm
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Spiranthes sinensis (Pers.) Ames.
Tên gọi khác: Sâm Cuốn Chiếu, Mễ Dương Sâm.
Họ thực vật: Lan Orchidaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Bàn Long Sâm thuộc dạng cây cỏ, chiều cao khoảng 20 đến 30cm.
Rễ to, dạng hình trụ, các rễ mọc thành từng chùm.
Lá mọc so le, các lá thường tập trung thành từng đám ở gốc. Các phiến lá có dạng hình mác, chiều dài khoảng 4 đến 10cm, chiều rộng khoảng 6-8mm. Đầu lá nhọn, hai mặt của lá nhẵn, trên mặt lá có nhiều gân song song nổi rõ.
Cụm hoa tụ tập thành bông có dạng xoắn ốc, chiều dài cụm hoa khoảng 5 đến 10cm, có khi dài đến 20cm. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, màu hồng hoặc màu đỏ.
Lá bắc dài.
Bao phấn có dạng hình bầu dục.
Quả có nhiều lông mịn.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 6 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây, chủ yếu là rễ.
Thời điểm thu hái: Mùa thu.
Chế biến: Phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Bàn Long Sâm phân bố tại các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Lào, Philippin và một số đảo khác thuộc Thái Bình Dương.
Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ở phía nam, Bàn Long Sâm phân bố ở các tỉnh như Lâm Đồng, Kon Tum và một số nơi khác.
Bàn Long Sâm là loài cây ưa ẩm, thường mọc vào mùa mưa ẩm. Tại các tỉnh miền núi, cây mọc chủ yếu ở các vùng đồng cỏ thấp. Tại vùng đồng bằng, Bàn Long Sâm mọc chủ yếu ở các bờ ruộng, bờ đê.
Bàn Long Sâm ra hoa quả hàng năm, mỗi quả có nhiều hạt nhỏ, cây có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt, có khả năng chịu được nắng nóng.
Đây được coi là loại cây cảnh nhỏ, được trồng trong chậu và trong các hòn non bộ.
2 Thành phần hóa học
Một tác giả người Đài Loan đã phân lập được từ phần trên mặt đất của cây 6 hợp chất thuộc nhóm dihydrophenanthrene và gọi tên là sinensol A đến F.
3 Tác dụng - Công dụng của cây Bàn long sâm
3.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Ngọt, nhạt, tính bình.
Tác dụng: Dưỡng khí, giải độc, lương huyết, chỉ khái, nhuận phế.
3.2 Công dụng
Tại nước ta, Bàn Long Sâm chưa được sử dụng nhiều. Tại một số địa phương, nhân dân sử dụng loài cây này như một vị thuốc bổ, có thể dùng để thay thế Sa Sâm.
Theo kinh nghiệm dân gian, Bàn Long Sâm được sử dụng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, mới ốm dậy, lao phổi ho ra máu, trẻ em sốt về mùa hè, rắn cắn, hạch đới.
Liều dùng được khuyến cáo là 15 đến 30g dược liệu tươi, dùng để sắc nước uống hoặc có thể dùng ngoài bằng cách dùng rễ giã nát để đắp.
Lưu ý: Không dùng cho bệnh nhân thấp nhiệt ứ trệ.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Bàn Long Sâm
4.1 Chữa bệnh tiểu đường
30g Bàn Long Sâm.
30g Ngân Hạnh.
1 cái tụy tạng lợn.
Sắc lấy nước uống.
4.2 Chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy
30g Bàn Long Sâm.
15g Hồng Đậu Can.
250g thịt lợn nạc hoặc dùng 1 con gà.
Nấu chín, lấy nước uống.
Cách 3 ngày dùng 1 thang.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Sâm Cuốn Chiếu, trang 696-697. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.