Bại Tượng (Patrinia scabiosaefolia Fisch. ex Link)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids |
Bộ(ordo) | Dipsacales (Tục đoạn) |
Họ(familia) | Valerianaceae (Nữ lang) |
Chi(genus) | Patrinia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Patrinia scabiosaefolia Fisch. ex Link |
Bại tượng thuộc dạng cây thảo lớn, cây sống nhiều năm, chiều cao chỉ khoảng 1,5cm, thân cây tròn, đường kính lên đến 1,3cm, thân rỗng, không có lông. Lá có phiến kép, lá chét không có lông. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Patrinia scabiosaefolia Fisch. ex Link
Tên gọi khác: Trạch bại.
Họ thực vật: Valerianaceae (Nữ lang).
1.1 Đặc điểm thực vật
Bại tượng thuộc dạng cây thảo lớn, cây sống nhiều năm, chiều cao chỉ khoảng 1,5cm, thân cây tròn, đường kính lên đến 1,3cm, thân rỗng, không có lông.
Lá có phiến kép, lá chét không có lông, mép lá có khía răng thấp, không đều, bẹ lá ôm lấy thân.
Trục của cụm hoa cao, hoa có kích thước nhỏ, hoa mọc ở nách lá bắc thon, cánh hoa có màu vàng.
Quả dẹt, quả có lông, một mặt có một sóng, mặt còn lại có 3 sóng.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Thân dạng rễ, toàn cây, rễ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Bại tượng được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Nga và Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố ở Lào Cai, thường mọc rải rác trên các tràng cỏ, độ cao phân bố lên đến 1500 mét.
Thời điểm ra hoa từ tháng 7 đến tháng 9.
2 Thành phần hóa học
Rễ cây Bại tượng có chứa 8% tinh dầu.
Bốn Saponin được phân lập từ rễ cây Bại tượng và được xác định là 3- O-alpha- L-arabinopyranosylhederagenin 28- O-beta- D-glucopyranosyl(1-->6)-beta- D-glucopyranoside ( 2) và 2'-acetate ( 1) và 3- O-beta- D-glucopyranosyl(1-->3)-alpha- L-rhamnopyranosyl(1-->2)-alpha- L-arabinopyranosyloleanolic acid ( 3) và 28- O-beta D-glucopyranosyl(1-->6)-beta- D-glucopyranoside ( 4).
3 Tác dụng của cây Bại tượng
3.1 Tác dụng dược lý
Bại tượng giàu axit amin, vitamin, β-carotene và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng Vitamin C trên 100 gram là 42,65 mg, cao hơn hàm lượng trong một số loại rau và trái cây khác. Ngoài ra, có 14995,69 mg axit amin trong 100g Bại tượng, bao gồm 8 loại axit amin thiết yếu chiếm 36,06% tổng lượng axit amin. Bại tượng cũng được chứng minh là có tác dụng đối với giai đoạn đầu của phù nề, viêm ruột thừa, lạc nội mạc tử cung và các phản ứng viêm khác.
Staphylococcus epidermidis đã trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng huyết. Trong khi đó, S. epidermidis đã kháng lại nhiều loại kháng sinh. Trong số đó, S. epidermidis kháng methicillin (MRSE) thường được phân lập. Tương tự như Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), chúng cũng biểu hiện khả năng kháng nhiều loại thuốc, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bại tượng được nghiên cứu cho thấy tác dụng chống lại S. epidermidis kháng methicillin. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất của cây Bại tượng còn có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể chống lại S. aureus , Staphylococcus albus, trực khuẩn thương hàn, Streptococcus B , phế cầu khuẩn, Escherichia coli , trực khuẩn kiết lỵ và Pseudomonas aeruginosa.
3.2 Tính vị, tác dụng
Bại tượng có vị đắng, tính mát, không độc, cây có tác dụng bài nung, giải độc, hoạt huyết, phá ứ.
Sách Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục ghi chép rằng: Bại tượng có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết khư ứ, giải độc bài nung.
3.3 Công dụng
Bại tượng thường được dùng trong trường hợp mụn nhọt ghẻ ngứa, nôn mửa, sản hậu huyết ứ đau bụng, ói ra máu, viêm kết mạc, kiết lỵ, thổ huyết. Công dụng tương tự như Bại tượng hoa trắng.
Nhân dân Vân Nam (Trung Quốc) còn sử dụng Bại tượng để trị hạ lỵ, trường ung, mục xích thũng thống, xích bạch đới hạ, ung thũng giới tiên.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bại tượng, trang 114. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Zhenhua Liu và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2021). Nine Unique Iridoids and Iridoid Glycosides From Patrinia scabiosaefolia, NCBI. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Xin Liu và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2023). Antibacterial Mechanism of Patrinia scabiosaefolia Against Methicillin Resistant Staphylococcus epidermidis, NCBI. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2024.