Bài Hương (Hyssopus officinalis L)
3 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Lamiaceae (Hoa môi) |
Chi(genus) | Hyssopus |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Hyssopus officinalis L. |
Bài hương được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Bài hương.
1 Giới thiệu về cây Bài hương
Bài hương có tên khoa học là Hyssopus officinalis L., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae); là một trong những chế phẩm thảo dược phổ biến nhất, phân bố chủ yếu ở Đông Địa Trung Hải đến Trung Á.
1.1 Đặc điểm thực vật
Bài hương là cây bụi lâu năm có mùi thơm với thân cây cao 0,5–0,7 m, mọc thẳng hoặc rủ xuống, chia thành nhiều thân hóa gỗ. Rễ phân nhánh dày đặc với rễ vòi nhiều đầu. Các lá mọc đối, có màu xanh đậm sáng bóng, có mép nguyên và hình mác hoặc thuôn dài, tù hoặc nhọn, dài từ 2 - 4 cm và rộng từ 0,5 - 1 cm. Cụm hoa dài từ 20 - 25 cm, dạng bông giả, bao gồm 4 - 10 nụ giả có hoa ở ngọn. Sinh sản được thực hiện bằng cách phân chia các cụm vào cuối mùa xuân, vào tháng 4-tháng 5 hoặc vào đầu mùa thu. Có thể gieo hạt vào tháng 3-4 trên đất nhẹ có đá vôi.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất.
Bài hương được thu hái quanh năm, nhất là vào mùa hoa, sau đó được rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Bài hương phổ biến ở các nước Địa Trung Hải, Trung Á và Tây Bắc Ấn Độ.
2 Thành phần hóa học
2.1 Flavonoid
Các chiết xuất của bộ phận trên không của Bài hương đã được phân tích về sự có mặt của các flavonoid, bao gồm các dẫn xuất của quercetin, apigenin, luteolin, diosmin. Flavon chính là diosmin, có mặt trong cây với 51 và 40,5% trong lá đài và lá, tương ứng được xác định là tổng hàm lượng Diosmin trong toàn bộ cây.
2.2 Phenolic
Xem xét các phát hiện của nghiên cứu, chiết xuất metanol của H.officinalis đã được chứng minh là rất giàu các hợp chất phenolic, đặc biệt là hàm lượng cao chlorogenic, protocatechuic, ferulic, syringic, p-hydroxybenzoic và axit caffeic, tiếp theo là vanillic, p-coumaric, rosmarinic và axit gentisic.
Các axit phenolic phong phú nhất trong Bài hương được coi là axit ferulic và axit caffeic. Ngoài ra, các axit syringic, gentisic và p-hydroxybenzoic cùng với hai Flavonoid catechin và apigenin cũng được phát hiện.
2.3 Tinh dầu
Các thành phần chính của tinh dầu là pinen, pinocamphon, Camphor, linalool, isopinocamphon, pinocarvon, 1,8-cineol, limonen và caryophyllen. Ngoài ra, có nghiên cứu xác định tinh dầu Bài hương chứa các axit béo aliphatic như axit eicosadienoic (0,68%), axit linolenic (63,98%), axit arachidic (2,64%), axit stearic (10,73%) và axit palmitic.
3 Tác dụng của Bài hương
3.1 Kháng khuẩn và chống oxy hóa
Chiết xuất Bài hương có khả năng kháng nấm đáng kể, bao gồm chống lại các chủng nấm như Candida albicans, Candida krusei và Candida tropicalis. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các hoạt động kháng khuẩn mạnh của dầu chống lại Staphylococcus pyogenes, Staphylococcus aureus, C.albicans và Escherichia coli, nhưng không chống lại Pseudomonas aeruginosa.
Hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu H.officinalis thấp hơn so với hydroxytoluene butylated và axit ascorbic. Tuy nhiên, chiết xuất methanol của Bài hương lại có khả năng điều tiết các hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ trong việc giảm năng lượng và loại bỏ gốc tự do DPPH cũng như thử nghiệm khả năng thải Sắt Fe2+.
3.2 Chống virus
Chiết xuất Bài hương chứa hàm lượng lớn axit caffeic, tanin, có tác dụng chống lại virus HIV đáng kể. Các nhà khoa học cho rằng nó ức chế sự sao chép của HIV-1 theo cách phụ thuộc vào nồng độ mà không gây độc hoặc ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến chức năng của tế bào lympho hoặc số lượng tế bào T CD4+ và CD8+.
3.3 Chống ung thư
Chiết xuất Bài hương đã được chứng minh là có khả năng ức chế một số dòng tế bào gây ung thư ở người như HeLa, MRC-5 và ung thư vú MDA-MB231; u hăc tố ác tính A375; ung thư ruột kết HCT116. Ngoài ra, nó cũng có khả năng gây độc tế bào nhẹ đối với dòng tế bào A549 (ung thư tuyến tế bào biểu mô phế nang ở người).
3.4 Các tác dụng khác
Chiết xuất Bài hương được sử dụng trong y học cổ truyền châu u để điều trị các chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương khác nhau bao gồm bệnh Alzheimer. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định.
4 Sử dụng truyền thống của Bài hương
Bài hương chưa được phát hiện tại Việt Nam. Ở khu vực phân bố của nó, cây đã được sử dụng theo truyền thống cho mục đích y học. Tinh dầu Bài hương đang được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm trên toàn thế giới. Trong các hệ thống thảo dược của y học, Bài hương được cho là có đặc tính làm dịu, long đờm và giảm ho. Nó có thể kích thích hệ tiêu hóa. Nó đang được sử dụng trong các công thức nước sốt và cũng là một thành phần của thực phẩm trong ngành công nghiệp hương liệu. Dầu của nó được dùng làm dược thảo và phụ gia thực phẩm rất quý. Nó được sử dụng vừa phải để chuẩn bị thức ăn. Za'atar là một hỗn hợp thảo dược nổi tiếng của vùng Trung Đông, trong đó lá Bài hương khô được sử dụng làm thành phần chính. Nó thường được sử dụng bởi những người nuôi ong để tạo ra Mật Ong thơm và đậm đà. Lá của nó được sử dụng như một loại gia vị thơm và có vị hơi đắng do chứa tannin và mùi thơm Bạc Hà nồng.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Mohd Tahir và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2018). Phytochemistry and pharmacological profile of traditionally used medicinal plant Hyssop (Hyssopus officinalis L.), Journal of Applied Pharmaceutical Online. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
2. Tác giả Fathiazad Fatemeh, Sanaz Hamedeyazdan (Ngày đăng tháng 11 năm 2011). A review on Hyssopus officinalis L.: Composition and biological activities, ResearchGate. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.