Bạc Thau (Argyreia acuta Lour)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Solanales (Cà) |
Họ(familia) | Convolvulaceae (Bìm bìm) |
Chi(genus) | Argyreia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Argyreia acuta Lour. |
Cây Bạc Thau có tên khoa học là Argyreia acuta Lour., thuộc dạng cây leo. Bạc Thau được nhân dân ta sử dụng để làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Bạc Thau
1 Cây Bạc thau là cây gì?
Tên khoa học: Argyreia acuta Lour.
Tên gọi khác: Bạch Hoa Đằng, Bạc Sau, Thảo Bạc.
Họ thực vật: Bìm Bìm Convolvulaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Bạc Thau thuộc dạng dây leo, có thể bò hoặc quấn, tương đối dài.
Thân và cành của cây đều có một lớp lông mịn, có màu lục, sau khi phát triển lông rụng, lộ ra một lớp vỏ màu nâu.
Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình trái xoan. Gốc lá bằng hoặc hơi trái tim, đầu lá nhọn, phiến lá dài khoảng 5 đến 11cm, rộng khoảng 3 đến 8cm. Mặt trên của lá thường nhẵn, mặt dưới có màu sẫm đen nhiều lông.
Cuống lá dài, trên cuống lá có phủ nhiều lông.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim. Hoa có màu trắng, đài hoa màu bạc, hình chén. Lá đài ngắn, tràng hoa hình phễu.
Bầu nhẵn, có 2 ô, chứa 2 noãn.
Quả mọng, có dạng hình cầu. Khi quả chín có màu đỏ, đường kính mỗi quả khoảng 8mm, có đài tồn tại.
Có 2-4 hạt, màu nâu.
Dưới đây là hình ảnh cây Bạc thau
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Đoạn thân mang lá, chiều dài khoảng 30 đến 50cm.
Thời điểm thu hái: Quanh năm, khi thời tiết khô ráo.
Chế biến: Phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 đến 60 độ C.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Argyreia Lour. trên thế giới có khoảng hơn 40 loài, các loài thường được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới của châu Á và châu Phi.
Tại nước ta, có khoảng 15 loài đã được biết đến, trong đó có ít nhất 2 loài được ứng dụng để làm thuốc là A.capitata (Vahl) Choisy và Argyreia acuta Lour.
Bạc Thau phân bố rộng ở nhiều nơi, từ những nơi có vùng núi thấp, độ cao dưới 1000 mét đến các vùng trung du và đồng bằng.
Cây thuộc loài ưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm. Sau khi chín, quả tự mở để hạt rơi xuống dưới đất và mọc thành cây con.
Bạc Thau có khả năng tái sinh mạnh mẽ từ những bộ phận còn sót lại sau khi cắt.
2 Công dụng theo Y học cổ truyền
2.1 Tính vị, tác dụng của cây bạc thau
Tính vị: cây có vị chua, hơi đắng, nhạt, tính mát.
Tác dụng: Lợi thủy, thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
2.2 Công dụng
Lá hoặc đoạn thân mang lá được sử dụng để chữa ho đặc biệt là chữa ho cho trẻ trong trường hợp viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mạn tính, đái rắt, nước tiểu đục, bạch đới với liều dùng được khuyến cáo là 6-12 cây khô hoặc 30-40g cây tươi, đem sắc lấy nước uống.
Có thể sử dụng lá tươi hoặc ngọn mang lá tươi đem giã nát rồi đắp vào vùng lở ngứa, gãy xương, mụn nhọt.
3 Một số cách trị bệnh từ cây Bạc Thau
3.1 Chữa ho cho trẻ
Sử dụng 6-8g dược liệu tươi gồm Bạc Thay, Xương Sông, Chua Me, đem giã nát và vắt lấy nước uống.
3.2 Chữa rong kinh, rong huyết
Sử dụng 30-40g Bạc Thau tươi, đem giã nát, thêm nước rồi vắt lấy cốt, đem bã đắp lên đỉnh đầu.
Hoặc sử dụng:
- 20g Bạc Thau.
- 20g Ngải Cứu.
- 20g lá Bạch Đầu Ông.
Đem giã nát, sau đó vắt lấy nước và uống.
3.3 Chữa kinh nguyệt không đều
20g Bạc Thay.
8-16g rau Dền Gai.
Đem sắc lấy nước uống.
3.4 Chữa khí hư bạch đới
30-40g Bạc Thau.
30-40g Bạch Đồng Nữ.
Đem giã nát.
Vắt lấy nước uống hoặc đem sắc uống.
Nếu dùng khô thì mỗi vị chỉ cần 15 đến 20g.
3.5 Chữa mụn nhọt, vết thương có chảy nước vàng
Sử dụng lá khô, đem tán thành bột mịn rồi rắc vào vết thương hoặc sử dụng lá tươi, đem giã nát và đắp vào vết thương.
3.6 Chữa nổi mẩn, rôm sảy, ghẻ lở
Dùng lá đem đi nấu nước tắm rửa.
4 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Bạch Thau, trang 115 -116. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.