Bạc Hà Cay (Mentha piperita Huds.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Lamiaceae (Hoa môi)

Chi(genus)

Mentha

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Mentha piperita Huds.

Bạc Hà Cay (Mentha piperita Huds.)

Bạc hà cay thuộc dạng cây thảo, sống lâu năm, thân cây ngắn, cây mọc bò lan. Rễ cây mọc ở các mấu. Thân cây có dạng hình vuông, phân nhánh nhiều, thân thường có màu tím. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Mentha piperita Huds.

Tên gọi khác: Bạc hà ngoại.

Họ thực vật: Hoa môi (Lamiaceae).

Hoa của cây Bạc hà cay
Hoa của cây Bạc hà cay

Bạc Hà cay là vị thuốc phổ thông ở nước ta, dùng trong cả Đông y và Tây y. Từ cây Bạc hà cay, ta có thể thu được những vị thuốc chủ yếu gồm:

  • Bạc hà (Mentha hay Herba Menthae) là bộ phận trên mặt đất, sau khi thu hái đem phơi hoặc sấy khô.
  • Bạc hà diệp (tên khoa học là Folium Menthae) là lá của cây Bạc hà cay sau khi đã phơi hoặc sấy khô.
  • Tinh dầu bạc hà.
  • Mentol hay bạc hà não là chất đặc có màu trắng chiết được tinh dầu bạc hà.

Tuy nhiên, hiện nay nước ta mới chỉ thu hoạch được lá bạc hà còn tinh dầu và mentol vẫn cần phải nhập rất nhiều.

Có một loài Bạc hà khác có tên khoa học là Mentha arvensis L. mọc hoang rất nhiều ở nước ta nhưng không thấy lại. Loài Mentha piperita đã được di thực ở Pháp.

Bạc hà cay là loài di thực
Bạc hà cay là loài di thực

1.1 Đặc điểm thực vật

Bạc hà cay thuộc dạng cây thảo, sống lâu năm, thân cây ngắn, cây mọc bò lan. Rễ cây mọc ở các mấu.

Thân cây có dạng hình vuông, phân nhánh nhiều, thân thường có màu tím.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình mác, gốc lá tròn, đầu lá nhọn, mép lá có khía răng, lá có mùi thơm mát.

Cụm hoa mọc ở ngọn tạo thành chùy bông, mỗi cụm gồm nhiều vòng hoa xếp xít nhau. Hoa có màu trắng hồng, đài hình ống, có lông, tràng hình phễu, nhị 4.

Quả hiếm khi gặp.

Toàn cây Bạc hà cay có lông avf có tinh dầu thơm.

Mùa hoa từ tháng 6 đến tháng 9.

Bạc hà cay là loài cây lai giữa loài Mentha aquatica L. và Mentha viridis L.

Hình ảnh lá cây Bạc hà cay
Hình ảnh lá cây Bạc hà cay

1.2 Thu hái và chế biến

Lá khi cây ra hoa.

Tinh dầu cất được từ phần trên mặt đất của cây Bạc hà cay, tinh chế bằng cách cất lại theo phương pháp cất kéo hơi nước.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Mentha L. trên thế giới có khoảng 30 loài và một số loại cây lai được tìm thấy chủ yếu ở các vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu.

Tại nước ta, chi này chỉ có 5 loài, phần lớn là các cây trồng. Bạc hà cay là loài được di thực vào nước ta. Cây là loài ưa ẩm mát, do đó chỉ trồng được ở một số tỉnh phía Bắc và Đà Lạt của Lâm Đồng.

Bạc hà cay sinh trưởng và phát triển mạnh vào giữa mùa xuân đến giữa mùa hè, cây ra hoa nhiều nhưng hiếm khi thấy quả, những cây trồng ở Việt Nam cho năng suất và tinh dầu thấp do đó không được phát triển trên diện rộng.

Bạc hà cay là loài di thực
Bạc hà cay

2 Cách trồng

Bạc hà cay là loài ưa sáng, ưa ẩm. Nên chọn những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 5-7 để trồng. Bạc hà cay chỉ sinh trưởng và phát triển bình thường ở điều kiện ngày dài hơn 12 tiếng với nhiệt độ trung bình ngày dao động khoảng 18 đến 19 độ C. Ở điều kiện nhiệt độ trung bình ngày thấp, ngày ngắn, giai đoạn phát triển của Bạc hà cay sẽ bị kéo dài, cây không có khả năng ra hoa. Ở điều kiện nhiệt độ quá cao (trên 35 độ C) thì hàm lượng và chất lượng tinh dầu đề bị giảm và hóa Nhựa.

Bạc hà cay vốn là loài di thực vào nước ta cho hiệu quả kinh tế thấp. Cây được nhân giống bằng hạt, thân ngầm hoặc thân cành. Thời vụ trồng ở vùng trung du Bắc bộ là từ tháng 2 đến tháng 3, ở miền núi là từ tháng 3 đến tháng 4, ở các tỉnh phía Nam có thể trồng vào đầu mùa mưa.

Khi trồng nên chọn những khu vực dễ thoát nước, tiện cho việc chăm sóc, tưới tiêu, không bị che khuất. Tiến hành lên luống cao 17 đến 20cm, rộng 70 đến 80cm. Cần lưu ý tưới và giữ ẩm ngay sau khi trồng, cây kỵ úng nên cần thoát nước tốt đặc biệt trong mùa mưa lũ. Lưu ý làm cỏ thường xuyên.

Cách trồng cây Bạc hà cay
Cách trồng cây Bạc hà cay

3 Thành phần hóa học

Bạc hà cay chứa Flavonoid có tác dụng lợi mật khi nghiên cứu trên chó thí nghiệm. Ngoài ra, cây còn chứa tinh dầu, Carotenoid, tocopherol, acid rosmarinic, cholin, tanin.

Nụ hoa chứa nhiều menthofuran có mùi thơm dịu, có trong tinh dầu với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu có nhiều dễ bị oxy hóa, tinh dầu dễ hóa nhựa.

Bạc hà cay có mùi thơm dịu
Bạc hà cay có mùi thơm dịu

4 Tác dụng của cây Bạc hà cay

Khi sử dụng tại chỗ, tinh dầu Bạc hà và mentola bốc hơi rất nhanh do đó tạo cảm giác mát và tê tại chỗ, có thể sử dụng trong trường hợp đau dây thần kinh, tinh dầu còn có tác dụng sát trùng mạnh dùng khi bị ngứa trong các bệnh ngoài da, bệnh liên quan đến tai mũi họng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc sử dụng tinh dầu có thể gây ức chế hô hấp gây ngừng thở, ngừng tim đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

Bạc hà cay, tinh dầu khi uống với liều nhỏ có tác dụng gây hưng phấn, tăng hoạt động của tuyến mồ hôi, làm hạ nhiệt độ của cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lớn có thể gây kích thích tủy sống, tê liệt phản xạ.

Tinh dầu Bạc hà cay có tác dụng hưng phấn
Tinh dầu Bạc hà cay có tác dụng hưng phấn

5 Công dụng và liều dùng

Bạc hà cay là vị thuốc thơm dùng để làm thuốc có mùi thơm giúp bệnh nhân dễ uống. Ngoài ra, bạc hà cay còn có tác dụng giúp ra mồ hôi, hạ sốt dùng trong trường hợp cảm sốt, ngạt mũi, đau đầu, kích thích tiêu hóa chữa kém ăn, ăn không tiêu hoặc đau bụng đi ngoài.

Tinh dầu bạc hà cay còn được dùng làm thuốc sát trùng, thuốc xoa bóp giúp giảm đau.

Bạc hà có vị cay tính mát, không động có tác dụng phong nhiệt, chữa đau bụng, đầy hơi, cảm nắng.

Liều dùng lá và toàn cây: 4-8g dưới dạng thuốc pha.

Đối với dạng tinh dầu và mentola: 0,02 đến 0,2ml, mỗi ngày dùng từ 0,06 đến 0,6ml.

Bạc hà cay được dùng làm thuốc
Bạc hà cay được dùng làm thuốc

6 Một số cách trị bệnh từ cây Bạc hà cay

6.1 Thuốc chữa nôn giúp tiêu hóa

5g lá cây Bạc hà cay hoặc toàn cây bỏ rễ.

Thêm 200ml nước sôi.

Cách 3 giờ uống 1 lần.

6.2 Chữa cảm mạo, nhức đầu

6g lá Bạc hà cay.

6g Kinh Giới.

5g Phòng Phong.

4g Bạch Chỉ.

6g Hành hoa.

Thêm nước sôi, ủ 20 phút, uống khi còn nóng.

Hoa của cây Bạc hà cay
Hoa của cây Bạc hà cay

7 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Bạc hà, trang 595-598. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Bạc hà cay, trang 111-113. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bạc Hà Cay (Mentha piperita Huds.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633