Bá Tử Nhân

3 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Bá Tử Nhân

Bá tử nhân có dạng hình trứng dài hoặc hình bầu dục hẹp, chiều dài mỗi hạt khoảng 4-7mm, đường kính khoảng 1,5 đến 3mm. Bá tử nhân có tác dụng chữa mất ngủ, giúp nhuận tràng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Mô tả vị thuốc Bá tử nhân

Bá tử nhân là gì? Bá tử nhân là hạt đã được phơi hoặc sấy khô của cây Bá tử, còn được gọi là cây Trắc bách diệp, Trắc bá có tên khoa học là Biota orientalis (L.) Endl.

Bá tử nhân có dạng hình trứng dài hoặc hình bầu dục hẹp, chiều dài mỗi hạt khoảng 4-7mm, đường kính khoảng 1,5 đến 3mm.

Mặt ngoài của Bá tử nhân có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nâu nhạt, mặt ngoài có phủ một lớp màng mỏng, đỉnh nhọn, đáy tù.

Thể chất mềm, có chứa nhiều dầu.

Bá tử nhân có mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Vị thuốc Bá tử nhân
Vị thuốc Bá tử nhân

2 Phương pháp chế biến, bào chế Bá tử nhân

Bá tử nhân có bộ phận dùng là quả già được thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông, bỏ vỏ, lấy hạt đem phơi khô. Trước khi sử dụng cần loại bỏ tạp chất và vỏ quả còn sót lại trong quá trình chế biến.

Phương pháp chế biến Bá tử sương: Bá tử nhân đem giã nát, sau đó gói vào giấy thấm, đem đi sấy cho đến khi hơi khô, tiến hành ép bỏ dầu, giã nhỏ.

3 Thành phần hóa học

Bá tử nhân chứa:

  • Lipid toàn phần chiếm 25,6 % tính theo dược liệu khô.
  • Lipid trung tính chiếm 97,5% tính theo lipid trung tính.
  • Sterol.

Xem thêm: Cây Trắc Bá hay Trắc Bách Diệp (Platycladus orientalis (L.) Franco) có tác dụng gì?

4 Bá tử nhân có tác dụng gì?

Nuôi dưỡng tim và làm dịu tinh thần: cho chứng cáu kỉnh, mất ngủ, hay quên và hồi hộp do lo lắng do thiếu âm của tim và thiếu máu. Cũng được sử dụng cho chứng sợ hãi ban đêm ở trẻ em, như một loại thảo mộc độc lập ở dạng bột.

Bạch Tử Nhân được cho là có tác dụng chữa mất ngủ. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng chữa mất ngủ do Tâm Huyết Hư.

Nhuận tràng: chữa táo bón ở người già, người suy nhược, phụ nữ sau sinh do khí huyết hư, âm hư.

Bá tử nhân cũng dùng cho chứng đổ mồ hôi đêm do âm hư.

Bá tử nhân có tác dụng chữa mất ngủ
Bá tử nhân có tác dụng chữa mất ngủ

5 Tính vị, công năng

Hạt trắc bá có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm và tỳ.

Tác dụng: Định thần, bổ tâm, nhuận táo, chỉ hãn, thông tiện.

6 Công dụng

Bá tử nhân được sử dụng trong các trường hợp hồi hộp, hay quên, mất ngủ, táo bón, người ra nhiều mồ hôi, đi ngoài phân xanh, kinh giản, đầy bụng, trẻ con khóc đêm.

Liều dùng hàng ngày là 4-12g.

Bá tử nhân có thể được sử dụng cùng với các vị thuốc khác như long nhãn, hạt táo (toan táo nhân), hạt Sen với lượng bằng nhau để làm thuốc nhuận táo, an thần.

Y học cổ truyền Trung Quốc còn sử dụng Bá tử nhân để làm thuốc bổ, thuốc trị hen phế quản, viêm phế quản, thuốc long đờm.

7 Bài thuốc có Bá tử nhân

7.1 Dưỡng tâm an thần

Thuốc an thần: Bá tử nhân, Táo nhân mỗi vị 12g. Sắc uống.

Chữa khó ngủ, hồi hộp, nôn nao, kinh sợ: Bá tử nhân, Táo nhân sao đen, Thảo Quyết Minh sao, Mạch Môn, Long nhãn, Hạt Sen mỗi vị 10g. Sắc uống.

Chữa mất ngủ nhiều, ra mồ hôi trộm ở người lao xương và lao khớp: Bá tử nhân, Tri mẫu, Hoàng bá mỗi vị 12g, Mẫu Lệ 20g, Thục địa, Quy Bản, Long cốt mỗi vị 16g, Ngũ Vị Tử, Toan táo nhân mỗi vị 6g. Sắc uống.

7.2 Chữa suy nhược thần kinh

Bá tử nhân, Quy bản, Táo nhân mỗi vị 8g, Ba kích, Thục địa, Kim anh, Khiếm thực, Liên Nhục, Đẳng sâm, Bạch Truật mỗi vị 12g, Nhục Quế 4g. Sắc uống.

Hoặc: Bá tử nhân, Táo nhân, Long nhãn, Kim anh, Khiếm thực, Thỏ Ty Tử, Ba Kích mỗi vị 8g, Thục địa, Tục đoạn, Kỷ tử, Hoàng tinh, Hà Thủ Ô mỗi vị 12g. Sắc uống.

Hoặc: Bá tử nhân, Sơn Thù, Trạch Tả, Đan bì, Phục Linh, Bạch Thược, Đương Quy, Táo nhân mỗi vị 8g, Thục địa, Hoài Sơn, Liên nhục, Kim anh, Khiếm thực mỗi vị 12g. Sắc uống.

Hoặc: Bá tử nhân, Long nhãn, Táo nhân mỗi vị 8g, Bạch truật, Hoài sơn, Đẳng sâm, Ý dĩ, Liên nhục, Kỷ tử, Đậu đen sao mỗi vị 12g. Sắc uống.

Bá tử nhân là hạt của cây Trắc Bá
Bá tử nhân là hạt của cây Trắc Bá

7.3 Chữa bệnh tim mạch

Chữa xơ cứng động mạch vành hoặc sau nhồi máu cơ tim: Bá tử nhân, Táo nhân, Long nhãn mỗi vị 8g, Đẳng Sâm 16g, Bạch truật, Hoài sơn, Ý dĩ, Tang thầm mỗi vị 12g. Sắc uống.

Chữa xơ vữa động mạch với chóng mặt, ù tai: Bá tử nhân, Mạch môn, Mẫu Đơn Bì, Bạch thược, A giao mỗi vị 9g, Sinh Địa 12g, Ngưu Tất 6g, Cam Thảo 4g, Nhân Sâm 3g. Sắc uống.

7.4 Chữa bệnh khác

Chữa bế kinh: Bá tử nhân, Ngưu tất 20g, Trạch lan, Tục Đoạn mỗi vị 40g, Thục Địa 15g. Làm hoàn, mỗi ngày uống 20-30g.

Chữa động kinh: Bá tử nhân, Táo nhân, Bán Hạ chế, Trần Bì mỗi vị 8g, Đẳng sâm 16g, Thục địa, Kỷ tử, Bạch truật, Long nhãn, Hà thủ ô mỗi vị 12g. Sắc uống.

8 Ai không nên sử dụng Bá tử nhân?

Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng Bá tử nhân do cơ thể còn yếu, vì Bá tử nhân có thể làm tăng co bóp tử cung, gây chảy máu và các phản ứng phụ khác.

Nếu bạn có vấn đề về gan và thận, hãy tránh sử dụng Bá tử nhân, vì có nguy cơ gây kích thích nhất định đối với gan và thận, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây tổn hại cho cơ thể.

Mặc dù Bá tử nhân có tác dụng cải thiện tiêu hóa và nhuận tràng nhưng nếu tiêu thụ quá mức cũng có thể gây táo bón. Vì Bá tử nhân có chứa một lượng chất xơ nhất định nên ăn quá nhiều sẽ gây kích thích quá mức cho đường ruột và gây táo bón.

9 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Trắc Bá, trang 997-1000. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bá Tử Nhân

Hoàng Trĩ An
Hoàng Trĩ An
Liên hệ
Bổ não - H Mediplantex
Bổ não - H Mediplantex
Liên hệ
Cao Lạc Tiên An Thần
Cao Lạc Tiên An Thần
250.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633