Ba Gạc (La Phu Mộc)

1 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Apocynaceae (Trúc đào)

Chi(genus)

Rauvolfia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Rauvolfia verticillata (Lour.).Baill

Ba Gạc (La Phu Mộc)

Ba gạc là một loài cây phổ biến với công dụng giúp hạ huyết áp, tăng tuần hoàn máu não, có thể chiết các hoạt chất trong cây để tạo ra các chế phẩm thuốc dạng viên nén hoặc cả thuốc tiêm. Vậy ngoài những công dụng trên, Ba gạc còn có những đặc tính dược lý và đặc điểm gì? Xin mời bạn đọc tham khảo một số thông tin có thể giúp bạn hiểu thêm về loài thực vật này tại Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtaamthuoc.com).

1 Giới thiệu về cây Ba gạc

Ba Gạc hay còn gọi là La phu mộc là loài cây bụi nhỏ và mọc hoang trong rừng cùng với đa dạng loài. Ba gạc được sử dụng trong y học để chiết suất ra các thành phẩm từ thuốc tiêm đến dạng cao lỏng.

Ba gạc có rất nhiều loại để sử dụng làm thuốc như ba gạc Ấn Độ, ba gạc Việt Nam, ba gạc bốn lá, ba gạc lá to,.... Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu với bạn đọc cụ thể về loài Ba Gạc Việt Nam hay còn gọi là ba gạc lá to, có tên khoa học là Rauvolfia verticillata (Lour.).Baill thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae

1.1 Đặc điểm thực vật

  • Ba gạc Việt Nam là loại cây bụi nhỏ, chỉ cao khoảng 1-1.5m. 
  • Thân cây nhẵn, trên thân có những nốt sần nhỏ màu lục xám.
  • Lá mọc vòng 3 có khi 4-5, phiến lá hình ngọn giáo, đài 4-16cm, rộng 1-3cm, gốc thuôn, chóp nhọn.
  • Hoa nhỏ màu trắng, hình ống phình ở họng mọc thành xim dạng tán kép, dài 4-7cm.
  • Quả đại xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang tím đen.
ảnh Ba gạc

1.2 Đặc điểm phân bố

Ba gạc thường mọc hoang ở vùng rừng núi, rừng trường sinh nước ta như Lào Cai, lạng Sơn, Cao Bằng. Đây là loài cây ưa ánh sáng, có thể trồng bằng hạt hay hom cành. Sau hai năm có thể thu hoạch. Cây ra hoa vào tháng 3 và có quả tháng 5. Nếu cây được trồng ở vùng đồng bằng thì hoa ra quanh năm.

Ngoài ra, có loài R.littoralis còn gặp ở vùng ven biển, R.tetraphylla là loài nhập nội. Ba gạc không chỉ phát triển mạnh ở nước ta, nó còn có thể bắt gặp ở các nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào,....

1.3 Chế biến và thu hoạch 

Thông thường với cây Ba gạc người ta dùng rễ có tên khoa học là Radix Rauvolfiae và vỏ rễ - Cortex Rauvolfiae để làm dược liệu, vỏ rễ được dùng nhiều nhất vì có chứa nhiều hoạt chất. Lá cũng có thể được dùng.

Người dân thường thu hái rễ và cây mọc hoang, có thể đào quanh năm, nhưng vào mùa thi đông là thích hợp nhất. Sau khi đào rễ cần rửa cho sạch đất, rồi đem phơi hoặc sấy khô. Loại này đã được khai thác làm thuốc triệt để và liên tục từ nhiều năm nên cây đang dần trở nên khan hiếm.

2 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính trong vỏ rễ cây Ba gạc là các alkaloid có nhân indol như reserpin, rescinamin, ajmalin, ajmalicin,... chiếm khoảng 0.9-12%; còn trong lá chiếm 0.72-1.69%

Ảnh công thức cấu tạo của reserpin

3 Tác dụng - Công dụng của cây Ba Gạc

3.1 Tác dụng cây Ba Gạc

  • Hoạt chất Reserpin, rescinamin có tác dụng hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, an thần, giảm đau.
  • Ajmalin chống loạn nhịp tim do cơ năng, hồi hộp, đau vùng tim, ngoại tâm thu, nhanh tim kịch phát, nhịp đôi do ngộ độc digitalin, kích thích hô hấp, nhu động ruột. Ngoài ra, hoạt chất này giúp tăng lượng oxy trong máu, tăng tuần hoàn máu não, tăng chuyển hóa ở mô não.
  • An thần, gây ngủ

3.2 Công dụng cây Ba gạc theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị - Tác dụng

  • Tính vị: rễ cây Ba gạc có vị đắng, tính hàn, hơi có độc
  • Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc, giáng áp.

Nước sắc Ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, và có tác dụng an thần, gây ngủ.

3.2.2 Công dụng Ba gạc theo Y học cổ truyền

  • Ba gạc được dùng trị huyết áp cao
  • Đau đầu, mất ngủ, choáng váng
  • Đòn ngã, dao chém, sởi
  • Ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh
  • Rắn cắn, ghẻ lở,....

4 Cách dùng cây Ba Gạc

Ba gạc được dùng để bào chế các chế phẩm cao chiết toàn phần làm thuốc trị tăng huyết áp hoặc để chiết các alcaloid tinh khiết như reserpin, rescinamin, ajmalin, ajmalicin,...

Hiện nay ta đang chế thuốc dưới dạng cao lỏng, chứa 1.5% alcaloid toàn phần, 1g cao bằng 1g vỏ rễ để chữa cao huyết áp và làm thuốc an thần. Liều dùng trung bình của cao lỏng là 30 giọt mỗi ngày, có thể tăng lên 45-60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng thường sau 10-15 ngày nên nghỉ.

5 Chế phẩm từ Ba gạc

Hiện nay, người ta chiết xuất hoạt chất Reserpin từ cây Ba gạc để bào chế ra các dạng viên nén - Sandoz, Nikisan. Hay hoạt chất Reserpin, serpasil cũng có thể dùng làm thuốc tiêm.

Ảnh chế phẩm của Ba gạc

6 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Ba Gạc trang 62-63, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2023.
  2. Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Ba gạc trang 64-65, nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ba Gạc (La Phu Mộc)

Cholester Extra Akopha
Cholester Extra Akopha
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633