Doetori 20mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dong Nam Pharma, Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam |
Số đăng ký | VD-19599-13 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Atorvastatin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hp105 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3562 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Doetori 20mg được biết đến khá phổ biến với tác dụng điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Doetori 20mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Doetori 20mg có chứa các thành phần chính bao gồm:
- Atorvastatin calcium hàm lượng 20mg.
- Ngoài ra còn có một số tá dược khác vừa đủ một viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng viên nén dài.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Doetori 20mg
2.1 Tác dụng của thuốc Doetori 20mg
Atorvastatin là một thuốc làm giảm Cholesterol.
Atorvastatin ức chế sản sinh Cholesterol ở gan bằng cách ức chế một enzym tạo Cholesterol là HMG CoA reductase.
Thuốc Doetori 20mg làm giảm mức Cholesterol chung cũng như cholesterol LDL trong máu ( một loại Cholesterol có hại, đóng vai trò chủ yếu trong bệnh mạch vành).
Nhờ làm giảm mức LDL cholesterol nên từ đó dẫn đến chậm tiến triển và thậm chí có thể đảo ngược bệnh mạch vành.
Atorvastatin cũng có thể làm giảm nồng độ Triglycerid trong máu và gián tiếp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì nồng độ triglycerid trong máu cao cũng liên quan với bệnh mạch vành.
2.2 Chỉ định của thuốc Doetori 20mg
Thuốc Doetori 20mg được dùng trong các trường hợp sau:
Điều trị cho bệnh nhân tăng Cholesterol nguyên phát và rối loạn lipid máu hỗn hợp.
Làm giảm triglycerid máu loại IV.
Ðiều trị rối loạn Betalipoprotein máu nguyên phát (loại III).
Ðiều trị hỗ trợ kết hợp với các biện pháp làm giảm lipid khác để làm giảm Cholesterol toàn phần và LDL ở bệnh nhân tăng Cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Tormeg 20mg: tác dụng - chỉ định - liều dùng
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Doetori 20mg
3.1 Liều dùng của thuốc Doetori 20mg
Người lớn: Có thể uống liều duy nhất vào bất cứ lúc nào trong ngày, vào bữa ăn hoặc lúc đói.
Liều khởi đầu 10mg, 1 lần/ ngày. Ðiều chỉnh liều mỗi 4 tuần nếu cần và nếu cơ thể dung nạp được.
Liều duy trì 10 - 40mg/ ngày, nếu cần có thể tăng liều, nhưng không quá 80mg/ ngày.
Trẻ em (10-17 tuổi): Liều khởi đầu khuyến cáo là 10mg/ ngày; liều tối đa là 20mg/ ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Doetori 20mg hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng viên nén nên được sử dụng thuốc bằng đường uống.
Uống thuốc với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Bệnh gan tiến triển với tăng men gan dai dẳng không tìm được nguyên nhân.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Flypit 10 - Thuốc điều trị tăng cholesterol máu.
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc bao gồm:
Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, ăn không ngon.
Đau đầu, đau khớp, quên hoặc mất trí nhớ.
Đau hoặc yếu cơ, thiếu năng lượng, mệt mỏi quá mức, yếu ớt.
Cảm sốt, tức ngực, buồn nôn.
Chảy máu bất thường hoặc bầm tím.
Nước tiểu có màu sẫm, vàng da hoặc mắt.
Phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở hoặc khó nuốt.
Sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.
Khàn tiếng.
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
6 Tương tác
Không dùng chung với thuốc Itraconazole, ức chế enzym gan, enzym Protease, Clarithromycin, Cyclosporine vì có thể làm tăng nồng độ thuốc Doetori 20mg trong máu, gây ngộ độc thuốc.
Không dùng phối hợp với thuốc có chứa Niacin vì có nguy cơ gây ra các bệnh về xương.
Thận trọng và tốt nhất là không dùng cùng lúc với Rifampin, Digoxin vì có thể làm tăng độc tính của các thuốc này, gây ngộ độc cho cơ thể.
Thận trọng khi dùng với các loại thuốc tránh thai vì dễ gây quá liều thuốc.
Không nên dùng cùng thuốc Colchicine vì có thể dẫn đến tiêu cơ vân.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng cho người có vấn đề về gan và thận.
Bệnh nhân cao tuổi cần chú ý về liều lượng do vấn đề về dung nạp.
Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài phải chú ý đến các biểu hiện bất thường có thể do tác dụng không mong muốn cần phải báo ngay cho bác sĩ.
7.2 Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai.
Với phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng do thuốc có khả năng đi vào sữa mẹ nên uống thuốc cách xa thời điểm cho con bú.
7.3 Xử trí quá liều
Quá liều gây các triệu chứng nguy hiểm như: đau bụng dữ dội, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục, mất nước gây hạ huyết áp tình trạng suy sụp. Tổn thương thận và gan, tăng men gan. Có thể gây rối loạn công thức máu, trụy tim mạch, khó thở và có thể tử vong.
Xử trí: hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, ngừng sử dụng đồng thời đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện các biện pháp phù hợp thường là gây nôn, thở oxy, hỗ trợ tim mạch, rửa dạ dày để giảm độc tố.
7.4 Bảo quản
Điều kiện lý tưởng cho việc bảo quản thuốc là nhiệt độ 25 độ C.
Nơi khô ráo thoáng mát , không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm hỏng thuốc.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-19599-13.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam.
Đóng gói: Hộp 3, 6, 10 vỉ x 10 viên, chai 30, 60, 100, 250, 500 viên.
9 Thuốc Doetori 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Doetori 20mg giá bao nhiêu? Hiện nay đang được bán ở Nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Doetori 20mg mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Doetori 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu điểm
- Atorvastatin là liệu pháp hạ lipid đầu tay thích hợp cho nhiều nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh mạch vành từ thấp đến cao, đặc biệt là những bệnh nhân có yêu cầu giảm mức LDL-cholesterol nhiều hơn. [1]
- Theo các nghiên cứu cho thấy Atorvastatin làm giảm tỷ lệnh mắc bệnh và tử vong đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Atorvastatin đã được nghiên cứu rộng rãi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát các biến cố tim mạch, và có thể có một số lợi thế lâm sàng so với nhiều statin khác về những khía cạnh này.
- Ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu, so với chế độ ăn đơn thuần, Atorvastatin làm giảm đáng kể nồng độ các cytokine tiền viêm (TNF, IL-1 và IL-6) cũng như sICAM-1 và CRP. Nhờ đặc tính chống viêm mà Atorvastatin làm giảm biến cố tim mạch đối với bệnh nhân có tăng Cholesterol máu. [2]
- Nhờ tính an toàn và khả năng dung nạp tốt của Atorvastatin, nó được sử dụng rộng rãi nhất trong nhiều đối tương khác nhau, bao gồm phòng ngừa tiên phát và thứ phát các biến cố tim mạch, ở người cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính và bệnh nhân tiểu đường. [3]
- Ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành (CHD), Atorvastatin hiệu quả hơn Lovastatin, Pravastatin trong việc đạt được mức LDL-cholesterol.
12 Nhược điểm
- Đã có những báo cáo trường hợp về tiêu cơ vân xảy ra khi sử dụng đồng thời Atorvastatin và các thuốc khác. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng vẫn cần lưu ý khi sử dụng thuốc và chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. [4]
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ H S Malhotra, K L Goa( cập nhật năm 2001), Atorvastatin: an updated review of its pharmacological properties and use in dyslipidaemia, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Elia Ascer, Marcelo C. Bertolami , Margareth L. Venturelli , Valéria Buccheri , Juliana Souza , José C. Nicolau , José Antônio F. Ramires , Carlos V. Serrano Jr( cập nhật tháng 11 năm 2004), Atorvastatin reduces proinflammatory markers in hypercholesterolemic patients, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Vasilios G Athyros, Konstantinos Tziomalos, Asterios Karagiannis, Dimitri P Mikhailidis ( cập nhật năm 2010), Atorvastatin: safety and tolerability, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ H S Malhotra, K L Goa( cập nhật năm 2001), Atorvastatin: an updated review of its pharmacological properties and use in dyslipidaemia, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023