Đại Tràng Hoàn Yên Bái
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm Yên Bái, CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM YÊN BÁI |
Công ty đăng ký | CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM YÊN BÁI |
Số đăng ký | VD-12613-12 |
Dạng bào chế | Viên hoàn cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 gói x 4g hoàn cứng |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Dược liệu | Cam Thảo (Glycyrrhiza spp. Fabaceae), Bạch Linh (Bạch Phục Linh - Poria cocos Wolf.), Trần Bì (Quýt - Pericarpium Citri reticulatae), Táo Mèo (Sơn Tra, Chua Chát - Docynia indica), Mộc Hương (Vân Mộc Hương, Quảng Mộc Hương - Saussurea costus), Hoàng Liên (Coptis chinensis Franch.), Bạch Truật (Atractylodes macrocephala,), Hoài Sơn (Củ Mài, Sơn Dược - Dioscorea persimilis), Sa Nhân (Amomum villosum), Đảng Sâm (Ngân Đằng - Codonopsis javanica), Mạch Nha (Đại mạch - Hordeum vulgare L.), Nhục Đậu Khấu (Myristica fragrans Houtt.) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | thuy297 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
- Bạch Truật hàm lượng 0,7g
- Mộc Hương hàm lượng 0,23g
- Hoàng Liên hàm lượng 0,12g
- Đảng Sâm hàm lượng 0,23g
- Thần Khúc hàm lượng 0,23g
- Bạch Linh hàm lượng 0,47g
- Trần Bì hàm lượng 0,47g
- Sa Nhân hàm lượng 0,23g
- Mạch Nha hàm lượng 0,23g
- Cam Thảo hàm lượng 0,14g
- Sơn Tra hàm lượng 0,23g
- Sơn Dược hàm lượng 0,23g
- Nhục Đậu Khấu hàm lượng 0,47g
- Tá dược vừa đủ cho 4g gói bột
Dạng bào chế: Viên hoàn cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái
Đại Tràng Hoàn Yên Bái được dùng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính, tiêu chảy kéo dài, đau bụng do rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và khó tiêu.
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái
3.1 Liều dùng
Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 gói.
3.2 Cách dùng
Đại Tràng Hoàn Yên Bái được dùng theo đường uống.
Dung thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái với nước ấm hoặc nước đã đun sôi để nguội, uống sau bữa ăn để đạt hiệu quả tối ưu.
4 Chống chỉ định
Không nên sử dụng trong các trường hợp sau:
Phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ do chưa có dữ liệu an toàn.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi
Người mắc bệnh tiểu đường cần tránh sử dụng vì thành phần có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
Người có tiền sử sốt cao co giật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc đại tràng Inberco - Điều trị viêm đại tràng
5 Tác dụng phụ
Cho đến nay, chưa có báo cáo về các tác dụng phụ của thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái.
6 Tương tác
Hiện chưa có ghi nhận tương tác giữa thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái với các loại thuốc khác.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Sử dụng thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái đúng theo liều lượng chỉ định, tránh tự ý tăng liều.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái trước khi sử dụng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng Đại Tràng Hoàn Yên Bái cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
7.3 Xử lý khi quá liều
Chưa có báo cáo về quá liều của thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái. Nhưng trong trường hợp dùng quá liều thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng.
Tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Đảm bảo thuốc được bảo quản trong bao bì nhà sản xuất và chỉ mở ra khi sử dụng. Để xa tầm tay trẻ em.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Đại tràng Hadiphar điều trị viêm đại tràng
8 Cơ chế tác dụng
8.1 Dược lực học
Sự kết hợp của các thảo dược có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, giúp giảm co thắt, viêm nhiễm ở đại tràng, đồng thời cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm đầy hơi. Tác dụng cụ thể của từng thành phần như sau:
- Bạch Truật được biết đến với khả năng kiện tỳ, ích khí, thường được sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu và tiêu chảy mãn tính. Ngoài ra, dược liệu này giúp điều hòa chức năng tỳ vị, từ đó tăng cường hấp thu dưỡng chất. [1].
- Mộc Hương có tác dụng lý khí, giảm đau, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau bụng, đầy hơi do khí trệ.
- Hoàng Liên nổi bật với đặc tính thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng, giảm triệu chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Đây là dược liệu quan trọng trong các bài thuốc thanh tràng, chỉ tả.
- Đảng Sâm có công năng bổ khí, kiện tỳ, thường được sử dụng để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị tình trạng tỳ vị hư yếu, suy nhược cơ thể, chán ăn, tiêu hóa kém, và làm giảm tình trạng mệt mỏi.
- Thần Khúc có tác dụng tiêu thực, hóa tích, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa do ăn uống không điều độ, đặc biệt là tình trạng đầy bụng, chậm tiêu. Đây là thành phần lý tưởng để điều hòa chức năng tiêu hóa, giúp cải thiện hấp thu dưỡng chất.
- Bạch Linh có tác dụng lợi thủy, kiện tỳ, an thần, giúp giảm tình trạng tích nước, đầy hơi và hỗ trợ điều trị các chứng tiêu chảy mãn tính. Đồng thời, dược liệu này còn có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, đặc biệt là trong các trường hợp tỳ vị suy yếu.
- Trần Bì được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để lý khí, chỉ tả, hóa đàm. Nó giúp tăng cường sự vận hành của khí trong dạ dày và ruột, từ đó làm giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu và cải thiện sự tiêu hóa.
- Sa Nhân có công dụng ôn trung, trừ hàn, chỉ tả, lý khí, giúp làm ấm tỳ vị, giảm các triệu chứng đau bụng, chướng hơi, đặc biệt là trong các trường hợp tiêu chảy do hàn thấp.
- Mạch Nha có tác dụng tiêu thực, hòa vị, đặc biệt hữu hiệu trong việc tiêu hóa các loại thức ăn chứa tinh bột. Dược liệu này giúp giảm cảm giác nặng bụng, khó tiêu, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
- Cam Thảo có tính bổ tỳ, hòa trung, giải độc, thường được sử dụng để điều hòa tác dụng của các dược liệu khác, giảm co thắt, và giảm đau trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa.
- Sơn Tra giúp tiêu thực, hóa tích, đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu hóa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Sơn Dược có tác dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh, chỉ tả, hỗ trợ điều trị các chứng tiêu chảy mãn tính, suy nhược tiêu hóa. Ngoài ra, Sơn Dược còn giúp làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Nhục Đậu Khấu giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do lạnh.
8.2 Dược động học
Hiện chưa có dữ liệu chi tiết về dược động học của thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái.
9 Một số thuốc thay thế
- Đại Tràng Hoàn-P/H (gói) là sản phẩm Đông y do Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng sản xuất, được bào chế dưới dạng hoàn cứng. Thuốc có số đăng ký VD-25946-16, được đóng gói trong hộp gồm 10 gói x 4g. Đây là thuốc giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Sản phẩm hiện có giá 65.000VNĐ/ hộp.
- Đại Tràng Hoàn Bà Giằng là sản phẩm thuốc y học cổ truyền của Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng, được sản xuất dưới dạng viên hoàn cứng. Thuốc có số đăng ký V181-H02-19 và được đóng gói trong hộp gồm 1 lọ 240 viên (28,8g). Đây là thuốc không kê đơn, hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến đại tràng với giá bán 85.000VNĐ/ hộp.
10 Thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái giá bao nhiêu?
Thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Đại Tràng Hoàn có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái mua ở đâu?
Thuốc Đại Tràng Hoàn Yên Bái mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc chứa các dược liệu từ thiên nhiên như Bạch Truật, Mộc Hương, Hoàng Liên, Đảng Sâm... Đây đều là các vị thuốc đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền, có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng so với các loại thuốc tổng hợp.
13 Nhược điểm
- Mặc dù các thành phần của thuốc đều được sử dụng trong y học cổ truyền, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng hiện đại quy mô lớn để chứng minh hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm theo tiêu chuẩn y học hiện đại.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Bạch truật trang 82 - 83, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024