Cốm dạ dày Ocam
Thực phẩm chức năng
Thương hiệu | DK Pharma, Công ty Cổ phần Dược Khoa |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Khoa |
Số đăng ký | 15108/2015/ATTP-XNCB |
Dạng bào chế | Cốm hòa tan |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 gói x 5g |
Dược liệu | Chè Dây (Ampelopsis cantoniensis Planch), Bạch Thược (Paeonia lactiflora P.), Cam Thảo Bắc (Glycyrrhiza spp. Fabaceae), Bạch Linh (Bạch Phục Linh - Poria cocos Wolf.), Trần Bì (Quýt - Pericarpium Citri reticulatae), Nghệ Vàng (Khương Hoàng, Uất Kim - Curcuma longa L.), Hoàng Liên (Coptis chinensis Franch.), Đảng Sâm (Ngân Đằng - Codonopsis javanica), Ô Tặc Cốt (Hải Phiêu Tiêu - Sepia spp.), Hậu Phác (Magnolia officinalis Rehd. & Wils), Ngô Thù Du (Tetradium ruticarpum) |
Mã sản phẩm | ah569 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 675 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Cốm dạ dày Ocam ngày càng được sử dụng nhiều với mục đích hỗ trợ làm lành các vết loét dạ dày, làm giảm các triệu chứng do loét dạ dày tá tràng gây ra như: đầy hơi, nóng rát, ợ chua. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng Cốm dạ dày Ocam hiệu quả.
1 Thành phần
Mỗi gói Cốm dạ dày Ocam có chứa các thành phần:
Thành phần | Hàm lượng |
Ô mai | 2 g |
Bạch thược | 2 g |
Cam thảo | 2 g |
Bạch linh | 2 g |
Hậu phác | 2 g |
Ngô thù du | 1 g |
Trần bì | 2 g |
Hoàng Liên | 1 g |
Sinh khương | 600 mg |
Chè dây | 1 g |
Tinh bột nghệ | 100 mg |
Ô Tặc cốt | 700 mg |
Hoài sơn | 300 mg |
Đảng sâm | 300 mg |
Phụ liệu: Đường kính,tinh bột sắn, natri saccharin, 954 iv | vừa đủ 5g |
Dạng bào chế: Cốm hòa tan.
2 Cốm dạ dày Ocam có tác dụng gì?
Cốm dạ dày Ocam được bào chế từ 14 loại dược thảo có tác dụng:
- Hỗ trợ làm nhanh lành các vết loét dạ dày, làm giảm tiết acid dịch vị.
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau tức vùng thượng vị, khó chịu, nóng rát gây ra bởi bệnh đau dạ dày cấp và mãn tính, viêm loét dạ dày.
- Ngoài ra, còn có tác dụng hiệu quả trong đẩy lùi các các triệu chứng: trào ngược dạ dày - thực quản, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu.
- Giúp tăng cường hàng rào bảo vệ dạ dày khỏi các tác động xấu, tái tạo và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
3 Đối tượng sử dụng
Cốm dạ dày Ocam sử dụng cho:
- Người bệnh bị viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Người bị tăng tiết acid quá mức trong đau dạ dày tá tràng với các triệu chứng: Ợ nóng, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng.
- Trào ngược dạ dày - thực quản.
==>> Xem thêm sản phẩm có cùng tác dụng: AGAR - HP Hỗ trợ trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
4 Liều dùng - Cách dùng Cốm dạ dày Ocam
4.1 Cách dùng
Chuẩn bị một cốc chứa khoảng 30ml nước sôi.
Cắt gói cốm, đổ lượng bột cốm vào cốc.
Khuấy đều.
Thêm khoảng 30ml nước nguội sau đó uống ngay.
4.2 Liều dùng
Mỗi lần pha 1 gói để uống, ngày dùng 2-3 lần.
Thời điểm thích hợp nhất là uống 30-60 phút trước khi ăn.
5 Chống chỉ định
Không sử dụng Cốm dạ dày Ocam cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm.
Bệnh nhân có chức năng thận suy giảm.
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm Thuốc An Vị Vương Vạn Xuân hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày-tá tràng
6 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng Cốm dạ dày Ocam, chưa ghi nhận trường hợp nào người dùng bị những tác dụng xấu, có hại.
Tuy nhiên, có thể có những tác dụng phụ chưa được phát hiện, vì vậy cần theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên, nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào, cần báo ngay với nhân viên y tế có chuyên môn để được tư vấn.
7 Tương tác
Trong quá trình người bệnh sử dụng Cốm dạ dày Ocam chưa phát hiện tương tác nào xảy ra.
Để đề phòng, nếu bệnh nhân đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc hoặc thực phẩm nào đó để điều trị bệnh, cần nói với bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn xem có tương tác nào xảy ra hay không.
8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
8.1 Lưu ý và thận trọng
Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ làm giảm sự tăng tiết acid tại dạ dày, phục hồi và tái tạo niêm mạc, giảm các triệu chứng khó chịu gây ra bởi bệnh loét dạ dày tá tràng, không phải là thuốc, vì vậy không thay thế được cho thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm khi sử dụng phải còn hạn, còn nguyên tem mác, giữ được mùi vị, màu sắc, không bị biến chất.
Lối sống và chế độ ăn là vấn đề quan trọng cần phải cải thiện nếu muốn giảm nhanh tình trạng bệnh ngoài việc sử dụng sản phẩm Cốm dạ dày Ocam để hỗ trợ. Bệnh nhân cần hạn chế ăn các đồ ăn có tính cay, nóng, chua, ăn nhiều rau, hoa quả, hạn chế sử dụng đồ uống có ga và các chất kích thích, tránh thức khuya và luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Do sự hấp thu và cơ địa của từng người là khác nhau nên hiệu quả của Cốm dạ dày Ocam mang lại cũng khác nhau.
==>> Xem thêm sản phẩm có cùng thành phần: Gavigel - Hỗ trợ giảm acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày
8.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và cho con bú cần hỏi ý kiến của bác sĩ để cân nhắc kỹ có nên sử dụng Cốm dạ dày Ocam hay không.
8.3 Bảo quản
Giống như các loại thuốc hay sản phẩm khác, Cốm dạ dày Ocam cần được đặt ở nơi thoáng, khô, tránh ẩm ướt, nấm mốc.
Nhiệt độ phòng dưới 30 độ C là thích hợp để bảo quản, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào.
9 Sản phẩm thay thế
Nếu Cốm dạ dày Ocam hết, bạn có thể mua sản phẩm Dạ dày Gastribes thay thế. Sản phẩm này được bào chế từ các dược liệu: Chè dây, Bạch thược, Cam thảo, Trần bì, Mộc Hương, Lá khôi,...có tác dụng kích thích tiêu hóa, trung hòa acid dịch vị, giảm viêm, giảm đau, tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày... Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Bạn có thể uống mỗi lần 2-3 viên, ngày uống 2 lần. Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Santephar và có giá 165.000/Hộp 30 viên.
Hoặc bạn cũng có thể mua Dạ Dày Ích Nhân thay thế. Sản phẩm được sản xuất bởi Dược phẩm Nam Dược, được bào chế từ các dược liệu: Chè dây, Cam thảo, Phục linh, Lá khôi, Nghệ, Bạch Truật,...Được sử dụng cho những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng với các biểu hiện: đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi. Sản phẩm được bào chế dạng cốm và có giá 115.000/Hộp 10 gói x 8g.
10 Thông tin chung
Số XNCB: 15108/2015/ATTP-XNCB
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma).
Đóng gói: Hộp 10 gói x 5g.
11 Tác dụng của các thành phần
Bạch Thược với đặc tính chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ dạ dày, hỗ trợ các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ngăn cản tác động có hại của các tác nhân gây loét.
Cam Thảo - Glycyrrhiza spp. Fabaceae chứa các thành phần hóa học quan trọng là Saponin glycyrrhizin, các Flavonoid và các dẫn xuất coumarin. Trong đó, Glycyrrhizin được chú ý đến nhiều nhất bởi có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa, nhờ vậy có tác dụng làm giảm viêm dạ dày. Vị thuốc này thường có mặt trong các bài thuốc chữa loét dạ dày, chống viêm, giảm tiết dịch vị và giảm co thắt cơ.[1]
Bạch Linh có chứa hai nhóm hoạt chất chính là polysacarit và triterpenes. Theo Đông y, Bạch linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, quy vào các kinh tỳ, vị, tâm, phế, thận, có tác dụng lợi thủy, kiện tỳ. Vì vậy, được sử dụng như một vị thuốc giúp bổ tỳ, chữa đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hoá.[2]
Hậu phác - Magnolia officinalis Rehd. et Wils đã được y học hiện đại chứng minh có tác dụng làm giảm tiết dịch dạ dày, giảm đầy hơi, giảm co thắt tá tràng, ngăn cản sự viêm loét và ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Dân gian đã sử dụng dược liệu này để chữa đau bụng, táo bón, khó tiêu.[3]
Trần Bì là một vị thuốc quen thuộc giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột, chữa đau bụng, khó tiêu. Trong Đông y vị thuốc này có tác dụng kiện tỳ. Ngoài ra, còn có tác dụng kháng viêm và chống loét.
Chè Dây - Ampelopsis cantoniensis Vitaceae được chứng minh có tác dụng giảm đau và kháng khuẩn. Người ta đã chứng minh được chiết xuất flavonoid của Chè dây có tác dụng làm giảm tiết dịch vị, giảm loét, trung hòa acid trong dạ dày. Đông y thường sử dụng vị thuốc này để chữa đau dạ dày, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do loét dạ dày gây ra như: đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua. [4]
Ngô thù du có vị đắng, tính ôn, quy các kinh tỳ, vị, can, thận. Dược liệu này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày, thường dùng chữa đầy bụng, không tiêu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.[5]
12 Cốm dạ dày Ocam giá bao nhiêu?
Cốm dạ dày Ocam hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
13 Cốm dạ dày Ocam ở đâu uy tín nhất?
Cốm dạ dày Ocam mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua sản phẩm này trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
14 Ưu điểm
- Cốm dạ dày Ocam được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Khoa với dây chuyền sản xuất hiện đại, được nghiên cứu thử nghiệm kỹ càng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, được người dùng tin tưởng.
- Với sự kết hợp của các loại thảo dược quý, Công ty Cổ phần Dược Khoa giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và làm giảm hiệu quả các triệu chứng khó chịu do loét dạ dày tá tràng gây ra.
- Nguồn nguyên liệu được lựa chọn khắt khe, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn xảy ra.
- Dạng cốm hòa tan tiện dùng, chỉ cần pha đơn giản là có thể sử dụng được, có thể mang đi mọi lúc mọi nơi.
- Giá thành phù hợp.
15 Nhược điểm
- Mỗi người sử dụng có thể mang lại hiệu quả điều trị khác nhau.
- Cần sử dụng kiên trì, liên tục, nhiều ngày để đạt hiệu quả tối đa.
Tổng 2 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Shahid Akbar (Đăng ngày 22 tháng 03 năm 2020). Glycyrrhiza glabra L. (Fabaceae/Leguminosae), Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023
- ^ Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 1962). Bạch Phục Linh trang 222-223, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023
- ^ Tác giả Mélanie Poivre và cộng sự (Đăng tháng 03 năm 2017). Biological activity and toxicity of the Chinese herb Magnolia officinalis Rehder & E. Wilson (Houpo) and its constituents, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023
- ^ Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023
- ^ Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 1962). Ngô thù du, trang 378-379, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh