Cipthasone
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Công ty Cổ phần Dược Medipharco, Công ty cổ phần Liên doanh Dược phẩm Medipharco-Tenamyd |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Liên doanh Dược phẩm Medipharco-Tenamyd |
Số đăng ký | VD-23818-15 |
Dạng bào chế | Dung dịch nhỏ mắt tai |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 5 ml |
Hoạt chất | Ciprofloxacin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | m1066 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 904 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cipthasone được sử dụng trong điều trị các bệnh về mắt, tai mũi họng. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Cipthasone trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Thành phần của thuốc Cipthasone là:
- Ciprofloxacin 0,3%.
- Thêm vào đó là một số loại tá dược, nước tinh khiết vừa đủ 5ml.
Dạng bào chế: dụng dịch nhỏ mắt, tai.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cipthasone
2.1 Tác dụng của thuốc Cipthasone
Ciprofloxacin thuộc nhóm Quinolon, có khả năng kháng khuẩn khá mạnh, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn. Cơ chế tiêu diệu vi khuẩn của Ciprofloxacin là ngăn cản thông tin được truyền đi từ nhiễm sắc thể của vi khuẩn ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của chúng.
Do cơ chế tác động khá đặc biệt mà Ciprofloxacin có hiệu quả cao trong việc điều trị những triệu chứng do các loại vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như Aminoglycoside, penicillin, Cephalosporin, Tetracycline và các kháng sinh khác.
2.2 Chỉ định của thuốc Cipthasone
Thuốc Cipthasone điều trị nhiễm khuẩn mắt và tai do nhiễm khuẩn trong các trường hợp:
Viêm kết mạc, giác mạc, viêm mí mắt, tuyển mi...
Viêm tai ngoài, tai giữa...
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Prolaxi điều trị nhiễm khuẩn mắt: cách dùng, tương tác
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cipthasone
3.1 Liều dùng thuốc Cipthasone
Nhà sản xuất hướng dẫn liều sử dụng của thuốc Cipthasone như sau:
Dùng Dung dịch nhỏ mắt:
- Tình trạng nhiễm trùng cấp: nhỏ 1 – 2 giọt, mỗi lần dùng cách nhau 15 – 30 phút.
- Tình trạng nhiễm trùng vừa: nhỏ 1 – 2 giọt x 2 – 6 lần/ngày.
Dùng dung dịch nhỏ tai: 2 – 3 giọt, mỗi lần dùng cách nhau 2 – 3 giờ.
Tùy theo mỗi tình trạng bệnh cũng như thể trạng của đối tượng mà bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có liều sử dụng phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều khi chưa có sự hướng dẫn từ người có chuyên môn.
3.2 Cách dùng thuốc Cipthasone hiệu quả
Nhỏ thuốc với một lượng vừa đủ tránh nhỏ thừa gây tràn ra ngoài lãng phí.
Vệ sinh sạch sẽ mắt, tai trước khi nhỏ thuốc. Trong quá trình sử dụng nên có một chế độ ăn uống hợp lí bổ sung nhiều Vitamin A, học tập và làm việc điều độ, tránh làm việc trên máy tính quá nhiều.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc nhỏ mắt Cipthasone đối với những bệnh nhân quá mẫn cảm với Ciprofloxacin hoặc các Quinolon khác.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Ciprofloxacin 0,3% 5ml Bidiphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt, tai
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc Cipthasone có thể kể đến như:
Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, có cảm giác ăn không ngon.
Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.
Ngoài ra còn có thể có một số rối loạn giác quan, rối loạn tim mạch và một số vị trí khác
Không tiếp tục sử dụng thuốc Cipthasone nếu những tác dụng phụ trên không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng khác không được đề cập. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được chỉ dẫn sử dụng các loại thuốc khác thay thế.
6 Tương tác
Khi sử dụng thuốc Cipthasone 3% với các thuốc NSAID sẽ làm tăng tác dụng phụ của Ciprofloxacin.
Cipthasone sử dụng cùng Cyclosporin có thể gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh. Nên kiểm tra Creatinin huyết mỗi tuần 2 lần.
Probenecid có thể làm giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận, do đó làm giảm đào thải thuốc Cipthasone qua nước tiểu.
Ngoài ra còn có thể có các tương tác thuốc khác chưa được đề cập, chủ động cung cấp thông tin về các loại thuốc hoặc bất kì sản phẩm nào khác bạn đang sử dụng cho bác sĩ để được tư vấn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của thuốc, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Với người lái xe hoặc vận hành máy móc: Không gây mất tập trung, buồn ngủ nên có thể sử dụng an toàn với người lái xe và vận hành máy móc.
Khi sử dụng không để đầu lọ thuốc dính vào mắt hay tai gây nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến quá trình dùng sau này.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Đối với phụ nữ có thai chỉ sử dụng khi không còn thuốc nào có thể thay thế.
Đối với phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Cipthasone thì thuốc có thể truyền qua sữa mẹ.
7.3 Bảo quản
Sau mỗi lần sử dụng cần phải đóng chặt nắp lại.
Để thuốc trên cao, tại nhiệt độ phòng.
Tránh xa tầm tay của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-23818-15.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần LD dược phẩm Medipharco-Tenamyd BR s.r.l.
Đóng gói: Hộp 1 lọ 5 ml.
9 Thuốc Cipthasone giá bao nhiêu?
Thuốc Cipthasone hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Cipthasone mua ở đâu?
Thuốc Cipthasone mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cipthasone để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Tổng 6 hình ảnh