Cipogip 500 Tablet
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Incepta Pharmaceuticals, Incepta Pharmaceuticals Ltd |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm và Thiết bị Y tế Phương Lê |
Số đăng ký | VN-19873-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Ciprofloxacin |
Xuất xứ | Bangladesh |
Mã sản phẩm | mk2263 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cipogip 500 Tablet được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cipogip 500 Tablet
1 Thành phần
Thành phần: Cipogip 500 Tablet chứa:
Hoạt chất: Ciprofloxacin hydroclorid tương đương ciprofloxacin.....500mg
Tá dược: Tinh bột ngô, cellulose vi tinh thể (Avicel PH 101), natri starch glycolat, colloidal Silicon dioxid (Aerosil 200), magnesi stearat, hydroxypropyl methyl cellulose 15 cps, hydroxypropyl methyl cellulose 5 cps, titan dioxid, propylen glycol, talc tinh chế, nước tinh khiết (bay hơi trong quá trình sản xuất, không tham gia vào thành phần cuối của viên).
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cipogip 500 Tablet
Chỉ định | Vi khuẩn gây ra |
Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
|
|
| Vi khuẩn gram âm Pseudomonas Staphylococcus |
|
|
Nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục
| |
Nhiễm khuẩn ổ bụng
| |
Nhiễm khuẩn da và mô mềm |
|
Nhiễm khuẩn xương khớp | |
Nhiễm khuẩn huyết | |
Nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn | |
Nhiễm khuẩn ruột do bệnh nhân suy giảm miễn dịch |
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Pmx Ciprofloxacin 500mg - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn: công dụng, liều dùng, giá bán.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cipogip 500 Tablet
3.1 Cách dùng
Nên dùng sau ăn 2h, uống thuốc với nhiều nước
Trong vòng 2h không được uống thuốc chống acid dạ dày
Thời gian dùng Cipogip 500 Tablet thường kéo dài 1-2 tuần, trường hợp nặng hơn có thể lâu ngày hơn.[1]
3.2 Liều dùng
Đối tượng | Điều trị | Liều dùng |
Người lớn | Nhiễm khuẩn hô hấp | liều 250-500 mg/lần x 2 lần/ngày. |
Nhiễm khuẩn tiết niệu | ||
| 125 -250 mg/lần × 2 lần/ngày | |
| chỉ uống 1 liều 250mg | |
| 250-500 mg/lần × 2 lần/ngày | |
| 750 mg/ lần × 2 lần/ngày. | |
Lậu | ||
| 125 mg/lần ×2 lần/ngày | |
| liều duy nhất 250 mg. | |
Nhiễm khuẩn khác | 500 mg lần × 2 lần/ngày | |
Nhiễm khuẩn mức độ trầm trọng
| 750 mg/lần x 2 lần/ngày | |
Người suy gan, suy thận | giảm liều theo Độ thanh thải Creatinin | |
Người già | nên dùng liều thấp nhất có thể | |
Trẻ < 18 tuổi | không khuyến cáo sử dụng |
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Cipogip 500 Tablet cho người:
- Mẫn cảm với Ciprofloxacin hay các thành phần của thuốc
- Mẫn cảm với Acid Nalidixic và quinolon khác
- Phụ nữ cho con bú, bà bầu
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Eurocapro: Cách dùng - liều dùng, lưu ý khi sử dụng.
5 Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn của Cipogip thường thấy trên dạ dày ruột, da, TKTW
Thường gặp: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng nồng độ transaminase
Ít gặp: đau đầu, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu đa nhân, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hoá, kích động, nổi ban, đau khớp, tăng creatinin,....
Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu và tiểu cầu, viêm đại tràng giả mạc,viêm mạch, đau cơ, đái ra máu, viêm thận kẽ,....
Xử trí:
Nên uống nhiều nước để tránh tinh thể niệu và nước tiểu kiềm
Có thể ngừng thuốc Cipogip và dùng kháng sinh khác
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Thuốc chống viêm không steroid | làm tăng tác dụng phụ của Cipogip . |
Thuốc chống toan | làm giảm nồng độ của ciprofloxacin trong huyết thanh |
Thuốc gây độc tế bào | hấp thu ciprofloxacin giảm |
Didanosin | giảm nồng độ ciprofloxacin |
Sản phẩm có Sắt, kẽm | làm giảm sự hấp thu ciprofloxacin ở ruột. |
Sucralfat | sẽ làm giảm hấp thu ciprofloxacin khá nhiều. |
Theophylin | làm tăng nồng độ theophylin |
Ciclosporin | gây tăng tạm thời creatinin huyết thanh. |
Probenecid | làm giảm đào thải thuốc ciprofloxacin qua nước tiểu. |
Warfarin | gây hạ prothrombin. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng ciprofloxacin với người đã từng bị động kinh, suy gan suy thận, người bị nhược cơ hay thiếu G6PD
Cần theo dõi người bệnh thường xuyên và tiến hành làm kháng sinh đồ để có biện pháp xử lí kịp thời với những trường hợp phát hiện vi khuẩn không nhạy với thuốc
Chú ý không nên dùng thuốc ciprofloxacin cho trẻ nhỏ < 18 tuổi.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú: chống chỉ định
7.3 Lưu ý với người lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng khi dùng thuốc do có thể gây phản xạ chậm, chóng mặt, quay cuồng
7.4 Xử trí khi quá liều
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi quá liều ciprofloxacin
Có thể gây nôn, hoặc rửa dạ dày, hoặc gây lợi tiểu
7.5 Bảo quản
Nên để Cipogip 500 Tablet ở nơi khô ráo
Nhiệt độ bảo quản Cipogip 500 Tablet dưới 30 độ C
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Ciprofloxacin 500mg Pharimexco chứa Ciprofloxacin, dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc này được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 10 vỉ x 10 viên, có giá 74000 đồng.
Thuốc Brucipro Tablets 500mg chứa Ciprofloxacin, dùng để điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn do chủng nhạy cảm. Thuốc này được sản xuất tại Brawn Laboratories, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 10 vỉ x 10 viên, có giá 95000 đồng.
9 Thông tin chung
SĐK: VN-19873-16
Nhà sản xuất: Incepta Pharmaceuticals Ltd
Công ty đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm và Thiết bị Y tế Phương Lê
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Ciprofloxacin thuộc nhóm quinolon, tác dụng trên phổ rộng, chúng ức chế DNA girase nên ngăn cản quá trình sinh sản của vi khuẩn. Ciprofloxacin còn nhạy cảm với các vi khuẩn mà đã kháng lại các kháng sinh khác như Cephalosporin, penicilin, aminosid,...[2]
Phổ kháng khuẩn
Loại vi khuẩn | Các vi khuẩn sau được xem là có nhạy cảm | Các vi khuẩn sau biểu thị mức độ nhạy cảm khác nhau |
Tên vi khuẩn |
|
|
Kháng kháng sinh:
- Enterococcus faecium,
- Ureaplasma urealyticum,
- Nocardia asteroides.
10.2 Dược động học
Ciprofloxacin hấp thu nhanh, bị ảnh hưởng không đáng kể bởi thức ăn, Cmax đạt được sau 1-2h, Vd của Ciprofloxacin rất lớn, Ciprofloxacin có thể qua nhau thai và vào sữa mẹ. 40-50% Ciprofloxacin đào thải dưới dạng không đổi, thuốc Ciprofloxacin trong vòng 24h sẽ được đào thải hết.
11 Cipogip 500 giá bao nhiêu?
Thuốc Cipogip 500 Tablet chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Cipogip 500 Tablet mua ở đâu?
Thuốc Cipogip 500 Tablet mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cipogip 500 Tablet để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Cipogip 500 Tablet chứa Ciprofloxacin điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, hô hấp, nhiễm khuẩn ổ bụng hiệu quả. [3]
- Hiện nay kháng sinh Ciprofloxacin đang chống chỉ định cho trẻ < 18 tuổi, nhưng ở các nước đang phát triển và châu u, nó được kê đơn để điều trị các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh. [4]
14 Nhược điểm
- Trong khi dùng Ciprofloxacin có thể gây ra tác dụng phụ thường gặp trên dạ dày ruột và thần kinh trung ương.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp TẠI ĐÂY
- ^ Aref Shariati 1, Maniya Arshadi và cs (đăng ngày 21 tháng 12 năm 2022), The resistance mechanisms of bacteria against ciprofloxacin and new approaches for enhancing the efficacy of this antibiotic, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024
- ^ D M Campoli-Richards và cs (đăng tháng 4 năm 1988), Ciprofloxacin. A review of its antibacterial activity, pharmacokinetic properties and therapeutic use, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024
- ^ Florentia Kaguelidou và cs ( đăng tháng 2 năm 2011), Ciprofloxacin use in neonates: a systematic review of the literature, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024