Cimetidin MKP 200mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Mekophar, Công ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar |
Số đăng ký | VD-32131-19 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Cimetidin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | m1054 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 9298 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cimetidin MKP 200mg được chỉ định để điều trị loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản ăn mòn, trào ngược dạ dày. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cimetidin MKP 200mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Cimetidin MKP 200mg có chứa các thành phần chính bao gồm: Cimetidine có hàm lượng 200 mg.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cimetidin MKP 200mg
2.1 Tác dụng của thuốc Cimetidin MKP 200mg
2.1.1 Dược lực học
Cimetidine là một chất đối kháng thụ thể histamine H 2 có tác dụng ức chế sản xuất acid dạ dày, được sử dụng trong điều trị chứng ợ nóng và loét dạ dày.
2.1.2 Dược động học
- Hấp thu: sinh khả dụng tuyệt đối của cimetidine ở những bệnh nhân khỏe mạnh là khoảng 60% và là 70% ở những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng.
- Phân bố: Thể tích phân bố của cimetidin là khoảng 1 L/kg.
- Chuyển hóa: cimetidin sulfoxid là chất chuyển hóa chính của cimetidin, ngoài ra còn có nhóm methyl hydroxyl hóa trên vòng imidazole.
- Thải trừ: Phần lớn thuốc gốc (58-77%) được thải trừ dưới dạng không đổi qua nước tiểu.
2.2 Chỉ định của thuốc Cimetidin MKP 200mg
Thuốc Cimetidin MKP 200mg được dùng trong:
Hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày tá tràng ở giai đoạn tiến triển.
Hỗ trợ điều trị cho người gặp tình trạng loét tá tràng ( khi ổ loét đã lành).
Sử dụng thuốc cho bệnh nhân đau u tuyến nội tiết.
Điều trị dự phòng cho bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét thực quản.
Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị trào ngược dà dày thực quản.
Chỉ định cho bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger - Ellison.
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng điều trị: Thuốc Nesteloc 40 (Esomeprazol 40mg): công dụng, lưu ý khi dùng
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Cimetidin MKP 200mg
3.1 Liều dùng của thuốc Cimetidin MKP 200mg
Liều dùng điều trị cho người lớn : mỗi lần dùng 1-2 viên, mỗi ngày dùng từ 2 cho đến 3 lần.
Liều dùng điều trị cho trẻ em: mỗi ngày dùng 20-25 mg/ kg, chia làm 2-3 lần trong ngày.
3.2 Cách dùng của thuốc Cimetidin MKP 200mg
Thuốc được bào chế dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.
Uống thuốc với 1 cốc nước đầy nguội. Nên uống thuốc nguyên viên, không nhai, bẻ gãy thuốc trước khi sử dụng.
Nên uống thuốc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc để đạt được mong muốn của bản thân.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc cho các trường hợp:
Không sử dụng thuốc Cimetidin MKP 200mg cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Phụ nữ đang hoặc có thể mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Somexwell-40: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Cimetidin MKP 200mg cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
- Hoa mắt chóng mặt đau đầu.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Hồng ban đa dạng.
- Sốt.
- Đau nhức cơ xương khớp.
- Rối loạn nhịp tim: chậm nhịp, block tim.
- Viêm thận kẽ.
- Suy giảm chức năng gan [1].
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân thấy xuất hiện các tác dụng phụ đã nêu trên hoặc bất kì triệu chứng bất thường nào thì nên đến trung tâm cơ sở y tế gần đó nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ điều trị, dược sĩ tư vấn và nhân viên y tế.
6 Tương tác
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Cimetidin MKP 200mg với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác làm ảnh hưởng tới Sinh khả dụng, khả năng hấp thu phân bố, tốc độ chuyển hóa của thuốc như:
- Thuốc điều trị đái tháo đường Metformin.
- Thuốc chống đông máu Wafarin.
- Thuốc gây tê Lidocain.
- Thuốc tim mạch Quinidin.
- Thuốc ức chế beta Propranolol.
- Thuốc chẹn kênh Ca Nìdipin.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
Bệnh nhân nên liệt kê đầy đủ các thuốc điều trị, vitamin, thảo dược, viên uống hỗ trợ và thực phẩm chức năng mình đang sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ, dược sĩ có thể biết và tư vấn chính xác tránh các tương tác thuốc không có lợi cho bệnh nhân.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
Thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.
Thận trọng khi dùng thuốc này với bệnh nhân gặp tình trạng hen suyễn hoặc viêm phổi mạn.
Cân nhắc khi điều trị bằng thuốc này cho người suy giảm hệ thống miễn dịch.
Theo dõi kĩ đối tượng suy giảm chức năng gan và thận.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người lái xe hoặc vận hành máy móc nặng vì thuốc ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cimetidin MKP 200mg cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn trước khi quyết định sử dụng thuốc.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi sử dụng quá liều thuốc Cimetidin MKP 200mg có thể gặp phải tình trạng loạn ngôn, giãn đồng tử, mạch nhanh, kích động, suy hô hấp, mất phương hướng,... Lúc này, người bệnh cần được xử trí bằng cách gây nôn, rửa dạ dày hoặc điều trị triệu chứng của bệnh.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát có nhiệt độ không quá 30 độ C.
Để xa tầm với trẻ em tránh trường hợp chúng có thể nghịch và vô tình uống phải.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không tự ý dừng thuốc hay thay đổi liều mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-1030-06.
Nhà sản xuất: Thuốc Cimetidin MKP 200mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần hóa - dược phẩm Mekophar.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén.
9 Thuốc Cimetidin MKP 200mg giá bao nhiêu?
Giá thuốc Cimetidin MKP 200mg? Thuốc Cimetidin MKP 200mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Cimetidin MKP 200mg mua ở đâu?
Thuốc Cimetidin MKP 200mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cimetidin MKP 200mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Cimetidin MKP 200mg có dạng viên nén dễ dàng sử dụng và mang theo bên mình.
- Các thử nghiệm lâm sàng đánh giá cimetidine đơn độc và so sánh với các chế độ điều trị dự phòng cho thấy cimetidine dường như có hiệu quả trong việc giảm thiểu các biến chứng do hít phải axit vì axit dạ dày (pH dưới 2,5) là một yếu tố góp phần vào cả tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của tình trạng bệnh này [2].
- Đơn vị sản xuất thuốc Cimetidin MKP 200mg là một trong những cơ sở đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP-WHO trong nước.
- Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar - công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược liệu.
12 Nhược điểm
- Thuốc Cimetidin MKP 200mg có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân làm công việc điều khiển máy móc.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả: Kowalsky SF (Đăng tháng 5 năm 1984). Cimetidine in anesthesia: does it minimize the complications of acid aspiration?, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2023.