Cetirizin Boston
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Boston Pharma, Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam |
Số đăng ký | VN-19406-15 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Cetirizine Hydrochlorid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | m1007 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 9588 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cetirizin Boston được sử dụng trong điều trị dị ứng. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Cetirizin Boston trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Cetirizin Boston có thành phần hoạt chất chính là Cetirizin (dưới dạng Cetirizin dihydroclorid) hàm lượng 10mg. Kèm theo đó là các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Nhóm thuốc: thuốc chống dị ứng.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cetirizin Boston
2.1 Tác dụng của thuốc Cetirizin Boston
Cetirizin là hoạt chất có trong thuốc Cetirizin Boston, có tác dụng chống dị ứng nhưng không gây ra tác dụng buồn ngủ ở liều điều trị.
Cetirizin với cơ chế đối kháng một cách có chọn lọc trên thụ thể H1, còn đối với các receptor khác thì hầu như không có tác dụng, do đó thuốc hầu như không có tác dụng đối kháng serotonin và acetylcholin.
Cetirizin ức chế vào giai đoạn khởi đầu của phản ứng dị ứng qua trung gian histamine. Ở giai đoạn muộn, nó làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian gây dị ứng.
2.2 Chỉ định của thuốc Cetirizin Boston
Cetirizin Boston 10mg là thuốc gì?
Với công dụng trên, thuốc Cetirizin Boston được chỉ định trong:
Điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng dai dẳng.
Điều trị mày đay mạn tính vô căn ở trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
Điều trị viêm kết mạc dị ứng.
Thuốc có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh khác nhưng chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý mua và sử dụng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Zyzocete (Cetirizine dihydroclorid 10mg): liều dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Cetirizin Boston
3.1 Liều dùng của thuốc Cetirizin Boston
Người lớn uống 1 viên/ngày.
Người bệnh đang thẩm tách máu (độ thanh thải creatinin < 7 ml/phút), bệnh nhân suy gan, bệnh nhân có chức năng thận suy giảm (độ thanh thải creatinin là 11-31 ml/phút) phải giảm nửa liều, còn 5 mg/lần/ngày.
Chưa có gợi ý nào cho thấy việc phải giảm liều ở người cao tuổi.
3.2 Cách dùng thuốc Cetirizin Boston hiệu quả
Cetirizin được dùng đường uống. Mặc dù thức ăn có thể làm kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh của thuốc trong máu và giảm nồng độ đỉnh, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến mức độ hấp thu thuốc nên có thể uống thuốc bất kỳ lúc nào, có thể uống cùng hoặc ngoài bữa ăn.
Uống trực tiếp viên thuốc, không cố tình nhai nát hay nghiền nhỏ để uống.
4 Chống chỉ định
Thuốc Cetirizin Boston 10mg chống chỉ định cho những trường hợp sau:
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người lái xe và vận hành máy móc vì thuốc gây buồn ngủ.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Ceratir Tab: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp phải khi dùng thuốc:
- Hay gặp nhiều nhất nhất là tình trạng ngủ gà. Tỉ lệ gây nên hiện tượng này phụ thuộc vào liều dùng.
- Ngoài ra thuốc còn gây khô miệng, mệt mỏi, viêm họng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Các tác dụng phụ ít gặp hơn như:
- Chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt, bí tiểu.
- Các tác dụng phụ hiếm gặp như:
- Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, choáng phản vệ, hạ huyết áp nặng, ứ mật, viêm gan, viêm cầu thận.
Bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào của tác dụng không mong muốn. Việc chủ quan trước các tác dụng phụ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và những hậu quả đáng tiếc.
6 Tương tác thuốc
Tương tác thuốc xảy ra khi dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc các thuốc khác, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc từ đó làm giảm Sinh khả dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính. Một số tương tác cần phải lưu ý như:
Dùng thuốc chung với theophylin sẽ khiến cho Độ thanh thải của cetirizin giảm.
Dùng thuốc với rượu hoặc với các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương khác có thể làm giảm khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
Việc gặp phải các tương tác bất lợi làm giảm hiệu quả của việc dùng thuốc, thậm chí còn làm tăng độc tính. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên cung cấp cho bác sĩ một danh sách đầy đủ, chính xác các loại thuốc và thực phẩm chức năng mình đang sử dụng để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng đắn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Việc sử dụng thuốc cần lưu ý một số điều sau:
Không sử dụng các chất kích thích trong khi dùng thuốc.
Sử dụng những hộp thuốc mà bao bì còn nguyên vẹn, không méo mó hay chữ in mờ.
Kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi dùng thuốc.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người suy gan, suy thận.
7.2 Lưu ý sử dụng cho phụ nữ có thi và bà mẹ đang cho con bú
Bà bầu: HIện any các nghiên cứu trên động vật, thai kỳ chưa phát hiện việc dùng Cetirizin gây ảnh hưởng đến thai nhi, sức khỏe sinh sản, di chứng sau sinh. Dù vậy các mẹ mang thai vẫn nên cẩn thận khi dùng thuốc.
Phụ nữ cho con bú: Cetirizin được phát hiện đi vào được sữa mẹ nên càn cẩn trọng uống khi cho con bú.
7.3 Xử trí quá liều
Triệu chứng:
Xuất hiện khi dùng liều hơn 5 lần bình thường như:
- Ngủ gà.
- Chóng mặt, lú lẫn.
- Tim đập nhanh.
- Mệt mỏi.
- Tiêu chảy.
- Bồn chồn, sững sờ.
- Bí tiểu, run.
Xử trí:
- Điều trị triệu chứng.
- Biện pháp nâng đỡ.
- Rửa dạ dày.
7.4 Bảo quản
Cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.
Để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-19406-15.
Nhà sản xuất: Boston VietNam Pharmaceutical Joint Stock Company.
Đóng gói: Thuốc được đóng gọi dạng hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.
9 Thuốc Cetirizin Boston giá bao nhiêu?
Hiện nay tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy đang có bán thuốc Cetirizin Boston, giá thuốc đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Cetirizin Boston mua ở đâu?
Nên mua thuốc Cetirizin Boston mua ở địa chỉ nào chính hãng và uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cetirizin đến mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Giá cả phải chăng.
- Thuốc Cetirizin Boston viên nhỏ dễ nuốt.
- Thuốc do nhà máy Dược lớn sản xuất, đủ các tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước, nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO.
- Thuốc mang đến tác dụng tốt để làm giảm các biểu hiện kích ứng, khó chịu khi bị viêm mũi dị ứng, các bệnh dị ứng khác.
- Cetirizine được nghiên cứu làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa nhiều hơn Fexofenadine sau 12 giờ sau khi dùng thuốc và trong khoảng thời gian 5 đến 12 giờ sau khi dùng thuốc.[1]
- Cả cetirizine và Levocetirizine đều cho thấy sự cải thiện đáng kể về tốc độ lưu lượng thở ra tối đa qua mũi so với nhóm giả dược và ceterizine dường như hiệu quả hơn levocetirizine. Chương trình điều trị kéo dài 12 tuần cho thấy cetirizine hiệu quả hơn levocetirizine.[2]
12 Nhược điểm
- Trẻ <6 tuổi không uống được.[3]
- Có thể gặp tác dụng phụ khi uống.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả James H Day, Maureen P Briscoe, Elizabeth Rafeiro, Jodan D Ratz, Anne K Ellis, Charles W Frankish, Douglass Chapman, Emilio C deGuia, Benjamin Kramer, Christopher Warner (Ngày đăng tháng 7- tháng 8 năm 2005). Comparative efficacy of cetirizine and fexofenadine for seasonal allergic rhinitis, 5-12 hours postdose, in the environmental exposure unit, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Chih-Fang Lee 1, Hai-Lun Sun, Ko-Hsiu Lu, Min-Sho Ku, Ko-Huang Lue (Ngày đăng tháng 6 tháng 10 năm 2008). The comparison of cetirizine, levocetirizine and placebo for the treatment of childhood perennial allergic rhinitis, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Cetirizin Boston do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây