Cetampir Plus 400mg/25mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Công ty cổ phần Dược phẩm SaVi - Savipharm, Công ty cổ phần dược phẩm SaVi |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm SaVi |
Số đăng ký | VD-25770-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Cinnarizin, Piracetam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hp2078 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 2
- Đánh giá 1
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên Cetampir Plus 400mg/25mg gồm có
- Piracetam 400 mg,
- Cinnarizin 25 mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nén.
2 Cetampir Plus là thuốc gì?
Thuốc được chỉ định điều trị:
- Rối loạn thiểu năng vỏ não trong các bệnh như chấn thương, nghiện rượu, tai biến mạch máu não.
- Hỗ trợ cơn động kinh.
- Hỗ trợ bệnh suy giảm trí nhớ ở người già.
- Suy mạch não mãn tính hoặc tiềm tàng.
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở não.
- Bệnh lý mê đạo.
- Phòng ngừa say xe, say sóng.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Piracetam 800 DHG điều trị rối loạn thần kinh trung ương
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cetampir Plus 400mg/25mg
3.1 Liều dùng
3.1.1 Liều bình thường
Liều dùng khuyến cáo ở người lớn là uống mỗi 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày.[1]
Liều dùng khuyến cáo ở trẻ em là uống mỗi 1-2 viên/lần x 1-2 lần/ngày.
3.1.2 Say tàu xe, máy bay
Liều dùng ở người lớn là uống 1 viên trước 30 phút khởi hành, lặp lại liều sau mỗi 6 giờ.
Trẻ em dùng liều bằng 1 nửa người lớn.
Liều dùng tối đa không được quá 225 mg tính theo cinnarizin (tức 9 viên/ngày).
3.2 Cách dùng
Sử dụng thuốc đường uống, nên uống Cetampir Plus trong hoặc sau bữa ăn.

4 Chống chỉ định
Những trường hợp không được sử dụng thuốc Cetampir Plus gồm có:
- Người mẫn cảm với thành phần piracetam, dẫn chất khác của pyrolidon hoặc các tá dược có trong thuốc.
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Đột quỵ
- Xuất huyết não.
- Bệnh nhân suy thận có Độ thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút.
- Bệnh nhân suy gan.
- Bệnh nhân bị Huntington.
- Người bị rối loạn chuyển hoá porphyrin.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Histudon (Piracetam 200mg/1ml): Công dụng, liều dùng, giá bán
5 Tác dụng phụ
5.1 Piracetam
Rối loạn tiêu hoá: ỉa chảy, đau bụng, nôn.
Rối loạn thần kinh: nhức đầu, ngủ gà, bồn chồn.
Rối loạn máu: xuất huyết nặng, rối loạn đông máu.
Rối loạn da: ngứa, mày đay.
5.2 Cinnarizin
Thường gặp: rối loạn thần kinh như ngủ gà, rối loạn tiêu hoá.
Ít gặp: nhức đầu, tăng cân, phản ứng dị ứng.
Hiếm gặp: ngoại tháp ở người cao tuổi, giảm huyết áp.
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Thuốc chống trầm cảm ba vòng, rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương | kết hợp Piracetam và cinnarizin có thể làm tăng tác dụng an thần của các thuốc này. |
Thuốc hướng thần kinh, thuốc hạ huyết áp | kết hợp piracetam và cinnarizin làm tăng tác động của các thuốc này. |
Tinh chất tuyến giáp | kết hợp với piracetam đã có báo cáo về tình trạng lú lẫn, bị kích thích, rối loạn giấc ngủ. |
Warfarin | tăng thời gian prothrombin khi dùng đồng thời với piracetam. |
Rượu, thuốc chống trầm cảm ba vòng | có thể làm tăng tác dụng an thần của các thuốc trên hoặc của cinnarizin khi dùng đồng thời với nhau. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đối tượng suy gan, suy thận nên dùng thận trọng, thuốc có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm trong thể thao, xét nghiệm iod phóng xạ.
Người cao tuổi cần theo dõi chức năng thận trong khi dùng thuốc có chứa piracetam.
Khi hệ số thanh thải của creatinin dưới 60 ml/phút, cần xem xét điều chỉnh liều phù hợp.
Cinnarizin có thể gây đau vùng thượng vị do kích ứng dạ dày, do đó nên uống thuốc sau bữa ăn.
Không sử dụng thuốc có cinnarizin khi lái xe hoặc vận hành máy móc do tác dụng phụ ngủ gà của thuốc.
Ở người cao tuổi có nguy cơ gặp triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm nếu sử dụng thuốc cinnarizin dài ngày.
Không dùng thuốc ở những người bệnh không dung nạp được galactose do thành phần tá dược có chứa lactose.
Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi sử dụng thuốc Cetampir Plus, cần ngưng ngay và báo cáo với bác sĩ.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc có thể qua nhau thai nên chống chỉ định dùng trong thai kỳ.
Phụ nữ đang cho con bú không dùng thuốc Cetampir Plus.
7.3 Xử trí khi quá liều
Các triệu chứng quá liều thuốc chưa có báo cáo, do Piracetam không gây độc khi dùng ở liều rất cao nên các biện pháp đặc hiệu không cần thiết.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh nắng và ẩm ướt.
Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Cetampir Plus hết hàng, quý khách có thể tham khảo các mẫu bên dưới:
Cinacetam được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, thành phần có hàm lượng Piracetam và Cinnarizine tương đương, có thể thay thế trong điều trị các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do say sóng say xe, giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ, điều trị rối loạn thiểu năng vỏ não. Đóng gói hộp 6 vỉ x 10 viên.
Thuốc Halozam 400mg/25mg được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên Doanh Hasan-Dermapharm, thành phần gồm piracetam 200mg, cinnarizine 25mg, được chỉ định điều trị say tàu xe, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, giảm say sóng, say xe. Đóng gói 10 vỉ x 10 viên.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm, thành phần có sự kết hợp của piracetam 400 mg và cinnarizin 25 mg, giúp tăng hiệu quả trong chống suy giảm oxy huyết, tăng lưu lượng máu não. Cụ thể:
Piracetam: tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện chuyển hóa, giúp các tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó tác động đến hệ huyết học bằng cách tăng tính biến dạng hồng cầu, giảm tập kết tiểu cầu, sự kết dính hồng cầu ở thành mạch và giãn mao mạch. Từ đó cải thiện lượng máu lưu thông đến não.
Cinnarizin: có tác dụng kháng histamin H1, và là chất đối kháng calci, giúp chống co thắt cơ trơn mạch máu, do đó ứng dụng rộng rãi làm thuốc giãn mạch não để điều trị bệnh mạch não mạn tính. Bên cạnh đó cinnarizin cũng giảm được các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn trong bệnh rối loạn tiền đình. [2]
9.2 Dược động học
Piracetam: được hấp thu nhanh bằng đường uống, Sinh khả dụng đạt được gần 100%, thuốc đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 30 phút với liều uống 2g. Thuốc có Thể tích phân bố khoảng 0,6 lít/kg, phân bố hầu hết các mô và qua được hàng rào máu não, nhau thai, thận. Thuốc không gắn vào các protein huyết tương, được đào thải chủ yếu qua thận với nửa đời thải trừ từ 4-5 giờ trong huyết tương và từ 6-8 giờ trong dịch não tuỷ.
Cinnarizin: nồng độ đỉnh của Cinnarizin trong huyết tương đạt được sau 2-4 giờ uống, sau đó thuốc được đào thải qua phân dưới dạng không chuyển đổi và nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá, với thời gian bán thải khoảng 3-6 giờ.
10 Thuốc Cetampir Plus 400mg/25mg giá bao nhiêu?
Thuốc Cetampir Plus hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Cetampir Plus 400mg/25mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua thuốc Cetampir Plus trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Cetampir Plus 400mg/25mg bào chế dạng viên nén, dễ uống, tiện lợi bảo quản và mang theo đi xa.
- Thuốc được sản xuất trong quy trình đạt tiêu chuẩn GMP-WHO,đảm bảo đạt đầy đủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm, chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
- Thuốc có tác dụng phụ và độc tính thấp, các trường hợp quá liều thuốc không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, phù hợp cho nhiều đối tượng.
13 Nhược điểm
- Không uống thuốc Cetampir Plus được khi có thai, đang cho con bú.
- Có thể gây buồn ngủ nên không lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống.
Tổng 5 hình ảnh





Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục Quản lý Dược phê duyệt, tải và xem bản PDF đầy đủ tại đây.
- ^ Chuyên gia Drugbank, (ngày đăng 13 tháng 6 năm 2005) Cinnarizine. Drugbank. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2025