Cenilora 10mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Trung Ương 3, Công ty Cổ phần Dược Trung Ương 3 |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Trung Ương 3 |
Số đăng ký | 893100173024 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Loratadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk821 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cenilora 10mg được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cenilora
1 Thuốc Cenilora là thuốc gì
Thành phần: Cenilora chứa: Loratadin 10mg
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cenilora
Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng
Điều trị mày đay vô căn mạn tính [1]
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Eurodora: Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc
3.1 Liều dùng
Đối tượng | Liều dùng |
Người lớn và trẻ > 12 tuổi | 1 viên/lần, ngày 1 lần |
Trẻ em 2-12 tuổi |
|
Trẻ em < 2 tuổi | dữ liệu tính an toàn và hiệu quả chưa được thiết lập |
Đối tượng suy thận | Không cần hiệu chỉnh liều |
Đối tượng suy gan nặng | liều ban đầu nên dùng thấp hơn do làm giảm Độ thanh thải của loratadin. |
3.2 Cách dùng thuốc
Cenilora không phụ thuộc bữa ăn
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Cenilora cho người có bất cứ mẫn cảm nào với các thành phần của thuốc
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Allor-10 điều trị dị ứng và mề đay
5 Tác dụng phụ
Các phản ứng bất lợi thường gặp nhất:
- buồn ngủ,
- nhức đầu,
- tăng cảm giác thèm ăn,
- mất ngủ.
Khi người dùng phát hiện bất cứ biểu hiện khác thường nào cần dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ
6 Tương tác
Chất ức chế CYP3A4 hoặc CYP2D6: làm tăng cao nồng độ loratadin, nên làm tăng các tác dụng phụ.
Ketoconazol, cimetidin, erythromycin: Tăng nồng độ loratadin huyết tương nhưng không có thay đổi đáng kể về mặt lâm sàng
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng trên đối tượng suy gan nặng
Nên ngừng sử dụng tối thiểu 48h trước xét nghiệm da vì thuốc kháng histamin có thể ngăn hoặc giảm phản ứng dương tính với chỉ số phản ứng ở da.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Báo cáo cho thấy Loratadin không gây dị tật cho thai nhi/trẻ sơ sinh. Nhưng để phòng ngừa, nên tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai
Loratadin bài tiết qua sữa, do đó không khuyến nghị cho phụ nữ cho con bú
7.3 Lưu ý với người lái xe và vận hành máy móc
Loratadin không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Quá liều làm tăng sự xuất hiện triệu chứng kháng cholinergic.
Các biện pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ chung phải áp dụng và duy trì trong thời gian cần thiết.
Có thể sử dụng Than hoạt tính.
Rửa dạ dày có thể được xem xét. Loratadin không loại bỏ được bằng thẩm tách máu và chưa rõ loratadin có loại bỏ được bằng thẩm phân phúc mạc không. Việc theo dõi y tế sẽ tiếp tục sau điều trị khẩn cấp.
7.5 Bảo quản
Nơi khô ráo
Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
Nhiệt độ dưới 30 độ C
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Loratadin 10mg Imexpharm chứa Loratadine, dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Thuốc này được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thuốc A.T Loratadin 10 chứa Loratadine, dùng để điều trị những trường hợp bị hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng. Thuốc này được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 10 vỉ x 10 viên, có giá 30000 đồng.
9 Thông tin chung
SĐK: 893100173024 (SĐK cũ: VD-22360-15)
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Trung Ương 3
Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Dược Trung Ương 3
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
10 Cơ chế tác dụng
Loratadin là chất kháng histamin ba vòng có hoạt tính chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên
10.1 Dược lực học
Loratadin không có đặc tính an thần hoặc kháng cholinergic đáng kể trên lâm sàng khi sử dụng ở liều lượng khuyến cáo
Loratadin không có hoạt tính đáng kể trên thụ thể H2, không ức chế hấp thu norepinephrine và thực tế không ảnh hưởng đến chức năng tim mạch
Không có bằng chứng dung nạp tác dụng sau 28 ngày dùng loratadin.
10.2 Dược động học
Hấp thu: loratadin hấp thu nhanh và tốt. Dùng cùng với thức ăn có thể làm chậm nhẹ sự hấp thu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả lâm sàng.
Phân bố: Loratadin liên kết cao (97-99%), chất chuyển hóa chính có hoạt tính desloratadin liên kết vừa phải (73-76%) với protein huyết tương
Chuyển hóa: sau khi hấp thu loratadin được chuyển hóa bước đầu mạnh, chủ yếu bởi CYP3A4 và CYP2D6. Chất chuyển hóa chính desloratadin có hoạt tính dược lý và chịu trách nhiệm phần lớn cho tác dụng lâm sàng.
Thải trừ: Khoảng 40% liều dùng bài tiết qua nước tiểu và 43% qua phân trong thời gian 10 ngày và chủ yếu ở dạng liên hợp, 24% liều dùng bài tiết qua nước tiểu trong 24h đầu. Thời gian bán thải trung bình 8,4h với loratadin và 28h với chất chuyển hóa chính desloratadin.
11 Thuốc Cenilora giá bao nhiêu?
Thuốc Cenilora chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Cenilora 10mg mua ở đâu?
Thuốc Cenilora mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Cenilora chứa Loratadine có hiệu quả điều trị tốt trong viêm mũi dị ứng và mề đay. [2].
- Thuốc tác dụng nhanh, uống không phụ thuộc bữa ăn, ít tác dụng không mong muốn.
- Giá thành phù hợp. Vỉ nhôm-nhôm giúp bảo quản thuốc tốt.
14 Nhược điểm
- Dạng viên nén không được chỉ định với trẻ <30kg
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ E W Monroe (đăng thánh 3-4 năm 1997), Loratadine in the treatment of urticaria, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024
- ^ Maulina Sharma và cs (đăng ngày 14 tháng 11 năm 2014), H1-antihistamines for chronic spontaneous urticaria, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024