Cellcept 500mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Công ty Roche, Roche S.p.A |
Công ty đăng ký | F.Hoffmann-La Roche Ltd. |
Số đăng ký | VN-11029-10 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Quy cách đóng gói Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Mycophenolate Mofetil |
Xuất xứ | Ý |
Mã sản phẩm | hm1109 |
Chuyên mục | Thuốc ức chế miễn dịch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 16030 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cellcept 500mg được sử dụng chống thải ghép trong điều trị. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Cellcept 500mg trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Cellcept 500mg có thành phần chính là Mycophenolate mofetil hàm lượng 500mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 500 mg.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cellcept 500mg
2.1 Thuốc Cellcept 500mg có tác dụng gì?
Thuốc Cellcept 500mg có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn cản cơ thể đào thải tác nhân lạ là những mảnh ghép mới được đưa vào cơ thể sau khi ghép thận, gan,..dựa trên tác dụng dược lý của thành phần Mycophenolate có trong thuốc.
2.1.1 Dược lực học
Mycophenolate mofetil (MMF) là tiền chất của Axit mycophenolic (MPA), được phát triển để cải thiện Sinh khả dụng của MPA. Hoạt chất này là một chất ức chế mạnh, chọn lọc men IMPDH, làm ngăn cản quá trình tổng hợp nhân purin cần thiết cho tạo thành các tế bào lympho B và T. Thông qua đó, làm giảm và mất chức năng của các tế bào Lympho T và B. MPA cũng ngăn chặn sự trưởng thành của tế bào lympho B làm giảm khả năng trình kháng nguyên của nó đối với tế bào lympho T. Ngoài ra, MPA làm giảm việc di chuyển của các bạch cầu đơn nhân tới các vị trí thải ghép và viêm nhiễm. Từ dó, giúp chống hoạt động thải trừ hiệu quả [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh chóng và phân bố rộng rãi. Sinh khả dụng trung bình của mycophenolate mofetil đường uống khoảng 94%. Thức ăn không ảnh hưởng tới độ hấp thu của thuốc.
Phân bố: Thuốc phân bố rộng rãi, tỉ lệ liên kết với protein huyết tương cao, khoảng 97%.
Chuyển hóa: MPA được chuyển hóa chủ yếu bởi glucuronyl transferase (isoform UGT1A9) để tạo thành glucuronid phenolic không hoạt động của MPA (MPAG).
Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với 93%, lượng nhỏ còn lại thải trừ qua phân [2].
2.2 Chỉ định thuốc Cellcept 500mg
Thuốc Cellcept 500mg được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp điều trị dự phòng thải loại mảnh ghép cấp tính trên bệnh nhân mới ghép thận.
Cellcept 500mg thường được dùng phối hợp với corticosteroids và ciclosporin để tăng hiệu quả điều trị.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Cellcept (Mycophenolate mofetil) 250mg -công dụng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cellcept 500mg
3.1 Liều dùng thuốc Cellcept 500mg
Người bệnh sử dụng thuốc với liều lượng khuyên dùng là 2 viên nén Cellcept 500mg trong 1 lần uống, mỗi ngày dùng thuốc 2 lần.
Liều đầu tiên của CellCept phải được dùng trong vòng 72 giờ sau khi trải qua phẫu thuật ghép.
3.2 Cách dùng thuốc Cellcept 500mg hiệu quả
Thuốc Cellcept 500mg được bào chế dưới dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống. Vì thức ăn không ảnh hưởng đến thuốc nên người bệnh có thể dùng thuốc trước hoặc sau ăn đều được.
Cần điều chỉnh liều trên những đối tượng người bệnh bị giảm bạch cầu trung tính và bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nặng.
Người bệnh không nên tự ý thay đổi liều, tăng liều hoặc tự ý bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc Cellcept 500mg trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với Mycophenolate mofetil hoặc mẫn cảm với bất cứ chất nào có trong thành phần của sản phẩm.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Ckdmyrept Tab. 500mg là gì? mua ở đâu? giá bao nhiêu
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng Cellcept 500mg, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn được báo cáo thống kê lại như sau: đau nhức đầu, khó ngủ, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nôn, giảm bạch cầu, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng máu,…
Nếu như người bệnh cảm thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào bất thường trên cơ thể và sức khỏe của bản thân, hãy đến thông báo ngay với bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất và phương pháp điều trị thích hợp.
6 Tương tác
Cellcept 500mg có thể tương tác với một số thuốc khác gây tăng độc tính, tăng tác dụng phụ, làm giảm hoặc mất hoạt tính.
Một số thuốc xuất hiện tương tác với cần lưu ý khi dùng cùng là: Rifampicin, thuốc kháng acid, Acyclovir, Azathioprine, các thuốc bài tiết qua ống thận, Cholestyramine, Probenecid.
Để tránh khỏi những tương tác không đáng có, điều mà người bệnh nên làm là cung cấp đầy đủ thông tin về tên những loại thuốc hoặc sản phẩm mà bạn đang dùng trước khi sử dụng thuốc Cellcept 500mg.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cellcept 500mg trên những đối tượng sau:
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Người bệnh thiếu hụt men HPRT do di truyền.
- Bệnh nhân sau khi ghép tạng có thận phục hồi chức năng chậm.
Nên kiểm tra công thức máu mỗi tuần một lần trong tháng điều trị đầu sau đó duy trì mỗi tháng kiểm tra 1 lần.
Không nên sử dụng thuốc Cellcept 500mg trong khi bạn đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà cần dựa theo chỉ dẫn của người thầy thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Cellcept 500mg cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
7.3 Bảo quản
Người dùng nên bảo quản thuốc ở những nơi thoáng mát, không ẩm ướt, nhiệt độ không cao vượt quá 30 độ C.
Không nên bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh hoặc những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm.
Hạn chế mọi sự tác động từ ánh sáng, đặc biệt là sự tiếp xúc trực tiếp của sản phẩm với ánh nắng mặt trời.
Giữ thuốc ở vị trí tránh xa khỏi tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi trong gia đình.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-11029-10.
Nhà sản xuất: Công ty Roche S.p.A - Italy.
Đóng gói: Hộp 50 viên.
9 Thuốc Cellcept 500mg giá bao nhiêu?
Thuốc Cellcept 500mg của nước nào? Thuốc Cellcept 500mg giá bao nhiêu? Thuốc Cellcept 500mg được sản xuất tại Italy, hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Cellcept 500mg mua ở đâu?
Mua thuốc Cellcept 500mg ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cellcept 500mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu và nhược điểm của thuốc Cellcept 500mg.
12 Ưu điểm
- Thành phần thuốc là Mycophenolate được chấp thuận và lựa chọn hàng đầu trong việc sử dụng chống thải ghép.
- Mycophenolate mofetil được sử dụng để ngăn ngừa đào thải nội tạng, có thể sử dụng trên những đối tượng từ nhất 3 tháng tuổi đã được ghép gan, thận hoặc tim [3].
- Dạng viên nén dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng, sinh khả dụng đường uống cao.
- Là sản phẩm của thương hiệu Roche - Thương hiệu nổi tiếng thế giới với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, đứng số 1 thế giới về công nghệ sinh học.
13 Nhược điểm
- Là thuốc ức chế miễn dịch nên có thể gây ra khả năng nhiễm trùng cơ hội cao và tác dụng không mong muốn.
- Giá thành sản phẩm cao.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Maria Cristina Villarroel (Đăng ngày tháng 7 năm 2009). Mycophenolate mofetil: An update, Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022
- ^ Chuyên gia EMC (Đăng ngày 28 tháng 7 năm 2022). Cellcept 500mg Film-Coated Tablets, EMC. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Cerner Multum (Đăng ngày 31 tháng 8 năm 2022). Mycophenolate mofetil (oral/injection), Drugs.com. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022