Cefovidi 1g
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương VIDIPHA, Công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA |
Số đăng ký | VD-31975-19 |
Dạng bào chế | Thuốc tiêm bột |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ |
Hoạt chất | Cefotaxim |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5709 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 5028 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cefovidi 1g được bác sĩ chỉ định trong điều trị các tình trạng do các vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim gây ra như áp xe não, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm màng trong tim, bệnh lậu. .. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cefovidi 1g.
1 Thành phần
Thành phần trong thuốc Cefovidi 1g là Cefotaxim (dưới dạng Cefotaxim natri) hàm lượng 1g.
Dạng bào chế: Thuốc tiêm bột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cefovidi 1g
2.1 Tác dụng của thuốc Cefovidi 1g
Thuốc Cefovidi 1g chứa Cefotaxim là thuốc gì?
Thuốc Cefovidi 1g có tác dụng chính là gì?
2.1.1 Dược lực học
Cefotaxim là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và thuộc nhóm kháng sinh beta lactam, có tác dụng diệt khuẩn. Đây là một kháng sinh có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Cefotaxim tác dụng bằng cách gắn và các protein tham gia cấu tạo của màng và ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Các kháng sinh trong nhóm sẽ tương tự nhau về phổ tác dụng, tuy nhiên mỗi thuốc khác nhau sẽ tác dụng lên loại vi khuẩn nhất định không giống nhau. Thuốc không bị phá hủy bởi men beta lactamase [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sau khi tiêm bắp, thuốc được hấp thu rất nhanh, liều 1g có nồng độ đỉnh trung bình trong máu sau tiêm bắp là 20mcg/ml và tiêm tĩnh mạch là 102mcg/ml.
Phân bố: Cefotaxim và chất chuyển hóa được phân bố rộng khắp tại các mô và dịch. Thuốc có thể đi qua hàng rào máu não, qua nhau thai và được bài tiết một lượng nhỏ vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa tại gan thành desacetylcefotaxime có hoạt tính và một số sản phẩm khác không hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận (40-60% trong vòng 24 giờ) dưới dạng chất chuyển hóa và chất không đổi, một phần nhỏ khoảng 20% đào thải qua phân. Thời gian bán thải của thuốc và chất chuyển hóa tương ứng lần lượt là 1 giờ và 1,5 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Cefovidi 1g
Thuốc Cefovidi 1g được chỉ định để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim gây ra như áp xe não, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm màng trong tim, bệnh lậu, viêm phổi, nhiễm khuẩn nặng tại ổ bụng, thương hàn điều trị tập trung và dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Cefotaxim 1g TW1: tác dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cefovidi 1g
3.1 Liều dùng thuốc Cefovidi 1g
Liều dùng Cefovidi 1g cho trẻ em là bao nhiêu?
Người lớn: Liều 2-6g/ngày và chia 2-3 lần. Đối với trường hợp nặng có thể tăng liều lên 12g/ngày và truyền tĩnh mạch 3-6 lân. Nhiễm trực khuẩn mủ xanh dùng liều trên 6g/ngày.
Trẻ em: Liều 100-150mg/kg/ngày, trẻ sơ sinh 50mg/kg/ngày và chia 2-4 lần. Có thể tăng lên mức liều 200mg/kg và trẻ sơ sinh là 100-150mg/kg.
Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin Clcr dưới 10ml/phút): Giảm nữa liều so với liều thông thường và tối đa 2g/ngày.
Bệnh lậu: Liều 1g duy nhất.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Liều 1g tiêm trước phẫu thuật 30-90 phút và đối với mổ đẻ thì dùng 2 liều là tiêm tĩnh mạch mẹ sau khi đã kẹp cuống rau và sau 6-12 giờ sau liều 1.
Thời gian điều trị: tiếp tục dùng 3-4 ngày. Đối với các liên cầu tan máu nhóm A dùng tối thiểu 10 ngày. Một số nhiễm khuẩn dai dẳng có khi vài tuần.
3.2 Cách dùng của thuốc Cefovidi 1g
Tiêm bắp sâu.
Tiêm tĩnh mạch chậm.
Truyền tĩnh mạch chậm khoảng 20-60 phút.
Các dụng dịch pha tiêm truyền: Natri clorid 0,9%, nước vô khuẩn để tiêm, dextrose và natri clorid, ringerlactat và dịch truyền tĩnh mạch có pH từ 5-7.
Dùng tiêm đơn độc, không phối cùng các thuốc aminoglycosid hoặc metronodazol.
Không trộn lẫn cùng các kháng sinh khác trong cùng bơm tiêm hoặc dịch truyền.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Cefovidi 1g cho người bị mẫn cảm với cefotaxim, cefalosporin hay bất kì thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Cefotaxim1g Ukraina : công dụng, cách dùng hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Tiêu hóa | Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm ruột kết | Thay đổi vi khuẩn có lợi ở ruột, bội nhiễm vi khuẩn kháng thuốc | Viêm kết tràng màng giả, tiêu chảy do Clostridium difficile |
Tại chỗ | Đau, phản ứng viêm tại chỗ tiêm bắp, viêm tắc tĩnh mạch ở chỗ tiêm | ||
Da | Ngứa, phát ban | ||
Máu | Giảm bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu | Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu | |
Toàn thân | Phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ | ||
Gan | Tăng bilirubin các chỉ số men gan trong máu |
6 Tương tác thuốc
Colistin: Tăng nguy cơ gây tổn thương thận.
Azlocillin: Người suy thận dùng đồng thời 2 thuốc có thể gây ra bệnh não hoặc cơn động kinh cục bộ.
Ureide-penicillin như azlocillin và mezlocillin: Giảm Độ thanh thải của cefotaxim.
Cyclosporin: Tăng độc tính trên thận.
Aminoglycoside: Tăng độc tính trên thận.
Probenecid: Giảm độ thanh thải của cefotaxim.
Thuốc gây hạ uric niệu: Giảm hoạt lực của cefotaxim.
Vaccin thương hàn: Giảm hoạt lực của vaccin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi dùng thuốc.
Thận trọng trên các bệnh nhân dị ứng với penicilin.
Cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận khi phối hợp cùng các thuốc độc trên thận.
Giảm liều trên bệnh nhân suy thận nặng.
Dùng thuốc lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm nấm, vi khuẩn, có cả tiêu chảy do clostridium difficile hay viêm kết tràng màng giả.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không ảnh dị tật cho trẻ. Nghiên cứu trên người chưa được đầy đủ, chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Thuốc có thể gây tiêu chảy, tưa hoặc nổi ban cho trẻ bú mẹ. Thận trọng khi dùng và tốt nhất là không nên dùng trong thời gian cho con bú.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây chóng mặt, co giật. Thận trọng trên đối tượng lái xe và vận hành máy móc
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Cefovidi 1g nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc Cefovidi 1g nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao.
Bảo quản thuốc Cefovidi 1g ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-31975-19.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha.
Đóng gói: Hộp 10 lọ.
9 Thuốc Cefovidi 1g giá bao nhiêu?
Thuốc Cefovidi 1g hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Cefovidi 1g mua ở đâu?
Thuốc Cefovidi 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Trong số các thuốc kháng sinh có cefotaxime, một loại thuốc thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ ba, có hoạt tính cao đối với vi khuẩn Gram âm và được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm màng não và nhiễm trùng máu [2].
- Từ nghiên cứu cho thấy, Cefotaxime vẫn rất thích hợp trong điều trị nhiễm H. influenzae xâm lấn. Hiếm khi xảy ra kháng Cefotaxime do đột biến lẻ tẻ [3].
- Trong nghiên cứu điều trị viêm màng não do phế cầu, kết quả đã chỉ ra rằng việc sử dụng đơn trị liệu cefotaxime liều cao để điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn với các chủng nhạy cảm với cefotaxime và hợp lý do các thông số dược động học/dược lực học và khả năng dung nạp phù hợp [4].
- Với dạng bào chế là bột pha tiêm giúp đảm bảo sinh khả dụng của thuốc cao hơn các thuốc đường uống và đảm bảo hiệu quả điều trị.
12 Nhược điểm
- Giá thành tương đối cao so với các dạng bào chế khác.
- Tiêm gây đau và bệnh nhân không thể tự sử dụng.
Tổng 18 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Cefotaxime, PubChem. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Lívia Paganini Consortti, Hérida Regina Nunes Salgado (Đăng ngày 4 tháng 7 năm 2017). A Critical Review of Analytical Methods for Quantification of Cefotaxime, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Sebastian Nürnberg và cộng sự (Đăng ngày 12 tháng 3 năm 2021). Cefotaxime resistance in invasive Haemophilus influenzae isolates in Germany 2016-19: prevalence, epidemiology and relevance of PBP3 substitutions, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Paul Le Turnier và cộng sự (Đăng ngà12 tháng 8 năm 2021). CSF concentration of cefotaxime in adult patients with pneumococcal meningitis: a multicentre retrospective study, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022