Cảm cúm Bảo Phương
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Bảo Phương (Baphaco), Cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền Bảo Phương |
Công ty đăng ký | Cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền Bảo Phương |
Số đăng ký | V332-H12-13 |
Dạng bào chế | Cao lỏng |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ x 60 ml |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Dược liệu | Bạc Hà (Bạc Hà Nam, Bạc Hà Á - Mentha arvensis L.), Kim Ngân Hoa (Dây nhẫn đông -Lonicera japonica), Kinh Giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl.), Tía Tô (Perilla frutescens), Cà Gai Leo (Solanum procumbens L.), Địa Liền (Thiền liền - Kaempferia galanga L.), Thanh Hao Hoa Vàng (Artemisia annua L.) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hp2361 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ho |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi lọ Cảm cúm Bảo Phương gồm có:
- Bạc hà: 40g
- Thanh hao: 80g
- Địa liền: 120g
- Thích gia đằng: 80g
- Kim ngân: 80g
- Tía tô: 120g
- Kinh giới: 120g
Tá dược vừa đủ 60ml
Dạng bào chế: cao lỏng
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc ho cảm cúm Bảo Phương
Thuốc được chỉ định trong điều trị:
- Cảm mạo
- Phát nóng lạnh.
- Triệu chứng nhức đầu, hắt hơi,sổ mũi.
- Người đau nhức không có mồ hôi.
==>> Xem thêm: Thuốc giảm đau, hạ sốt Hapacol 650 Extra: công dụng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc cảm cúm Bảo Phương
3.1 Liều dùng
Trẻ từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi uống mỗi lần 5-10ml x 2-3 lần mỗi ngày.[1]
Trẻ từ 6 tuổi đến 15 tuổi uống mỗi lần 10-15ml x 2-3 lần mỗi ngày.
Trẻ trên 15 tuổi và người lớn uống mỗi lần 15-30ml x 2-3 lần mỗi ngày.
3.2 Cách dùng
Uống trực tiếp cao lỏng.
4 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Trẻ em dưới 2,5 tuổi.
Trẻ có tiền sử bị động kinh hoặc co giật khi sốt cao.
Trẻ nhỏ có vết thương ở khu vực hậu môn hoặc trực tràng.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Panadol cảm cúm Extra - Thuốc điều trị cảm lạnh, cảm cúm
5 Tác dụng phụ
Nguy cơ dị ứng có thể gặp khi dùng thuốc Cảm cúm Bảo Phương, nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên ngưng sử dụng vào báo với bác sĩ.
6 Tương tác
Chưa có báo cáo.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
Sử dụng liều theo khuyến cáo, không lạm dụng do có thể gặp những bất lợi của thuốc.
Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng, nên ngưng thuốc và tham vấn ý kiến bác sĩ.
Khi sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng, nghi ngờ về chất lượng thì không nên sử dụng thuốc Cảm cúm Bảo Phương.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ nên dùng Cảm cúm Bảo Phương cho các đối tượng trên khi có sự cho phép của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo.
7.4 Bảo quản
Nhiệt độ dưới 30 độ C
Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu Cảm cúm Bảo Phương hết hàng, quý khách có thể tham khảo các mẫu bên dưới:
Hapacol cảm cúm được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang - DHG, thành phần gồm có các hoạt chất như Paracetamol 325mg, Cafein 25mg… được chỉ định trong điều trị sốt, cảm cúm. Đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên.
Tosren DM 60ml được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược TW MEDIPLANTEX, thành phần có chứa Clorpheniramin Maleat, Phenylephrin hydroclorid…. Đóng gói lọ 60ml.
9 Cơ chế tác dụng
Bạc hà: trong Bạc Hà có thành phần Menthol giúp làm mát và thông mũi, hỗ trợ đường thở thông thoáng hơn, đồng thời làm dịu niêm mạc hầu họng, giảm phản xạ ho và ngứa rát cổ họng. Tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng virus nên ức chế sự phát triển của chúng và làm giảm sự nhiễm trùng đường hô hấp.
Thanh hao: được dùng trong nhiều vị thuốc cổ truyền hỗ trợ trị cảm cúm nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hiệu quả trong điều trị chứng sốt cao, nóng trong người, khát nước. Trong thành phần của thanh hao có hoạt chất artemisinin giúp kháng virus, kháng khuẩn và hạ sốt hiệu quả.
Địa liền: có tính ấm, vị cay được dùng trong nhiều bài thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm, nhức mỏi cơ thể. Tinh dầu của Địa Liền có tác dụng giảm đau nhẹ, hỗ trợ giảm đau đầu, đau nhức cơ thể do cảm cúm. Bên cạnh đó còn giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ, đau bụng, chán ăn.
Thích gia đằng: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên giảm nhanh chóng triệu chứng nóng sốt, khó chịu trong cảm cúm, cảm mạo. Ngoài ra tác dụng trừ thấp, giảm đau hỗ trợ giảm đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau lưng do cảm mạo.
Kim ngân: có tính hàn, vị ngọt, quy vào kinh phế và tâm, hỗ trợ giảm sốt, viêm họng, giải độc cơ thể. Theo các nghiên cứu hiện đại, kim ngân có hoạt tính kháng khuẩn tốt, đặc biệt các vi khuẩn đường hô hấp như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, virus cúm. [2].
Tía tô: có tính ấm vị cay, giúp phát tán phong hàn nên giảm triệu chứng ớn lạnh, không ra mồ hôi, ho nhẹ, sổ mũi trong bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, Tía Tô giúp tăng cường tiêu hoá, giảm kém ăn, đầy bụng khi bị cảm.
Kinh giới: có tính ấm, vị cay, giúp giảm sốt, ớn lạnh, ra mồ hôi nhẹ, cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu do cảm, tinh dầu Kinh Giới có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm đường hô hấp trên.
10 Cảm cúm Bảo Phương giá bao nhiêu?
Cảm cúm Bảo Phương hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc cảm cúm Bảo Phương mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua thuốc Cảm cúm Bảo Phương trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Trong thành phần thuốc cảm cúm Bảo Phương có nhiều dược liệu tự nhiên quý hiếm như bạc hà, tía tô… an toàn cho người dùng mà có hiệu quả cao trong điều trị các triệu chứng cảm cúm.
- Thuốc có ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc hoá dược khác, không gây triệu chứng buồn ngủ như thuốc Tây y.
- Cảm cúm Bảo Phương được bào chế dạng cao lỏng phù hợp với nhiều đối tượng như trẻ em, người già.
13 Nhược điểm
- Thành phần thảo dược nên thường phát huy tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y.
- Cao lỏng dễ hỏng nếu không bảo quản đúng cách.
Tổng 6 hình ảnh






Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục Quản lý Dược phê duyệt, tải và xem bản PDF đầy đủ tại đây.
- ^ Tác giả Xiaofei Shang và cộng sự (ngày đăng 16 tháng 8 năm 2011) Lonicera japonica Thunb.: Ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine. NIH. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2025