Buscopan 20mg/1ml
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Boehringer Ingelheim, Boehringer Ingelheim Espana, S.A |
Công ty đăng ký | Boehringer Ingelheim Espana, S.A |
Số đăng ký | VN-21583-18 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ X 5 ống 1 ml |
Hoạt chất | Butylscopolamin (Hyoscin butylbromid) |
Xuất xứ | Tây Ban Nha |
Mã sản phẩm | v604 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 11657 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Buscopan 20mg/1ml có tác dụng điều trị trường hợp co thắt dạ dày, ruột,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Buscopan 20mg/1ml.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Buscopan 20mg/1ml có chứa các thành phần là Hyoscine-N-butylbromide có hàm lượng 20mg/ml.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng Dung dịch tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Buscopan 20mg/1ml
2.1 Tác dụng của thuốc Buscopan 20mg/1ml
2.1.1 Dược lực học
Tác dụng của Hyoscine-N-butylbromide: có tác dụng giảm co thắt cơ và làm giảm các cơn đau bất thường ở ống tiêu hóa, dạ dày, trên bàng quang. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng giúp thuyên giảm các triệu chứng gặp phải ở người bị hội chứng kích thích ở ruột.
Hyoscine-N-butylbromide có tác dụng kháng viêm, kích thích làm lành ổ viêm Đường tiêu hóa, giúp giảm viêm dạ dày, tá tràng. Hyoscine-N-butylbromidekhi gắn với butyl-bromide giúp phòng ngừa thuốc vào máu não.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Hyoscine-N-butylbromide hấp thu tốt qua tiêu hóa, tỷ lệ hấp thu tăng lên khi dùng đường tiêm.
Phân bố: Hyoscine-N-butylbromide qua được nhau thai và đi qua được hàng rào máu não.
Chuyển hóa: Hyoscine-N-butylbromide chuỷen hóa chủ yếu qua gan.
Thải trừ: Hyoscine-N-butylbromide thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
2.2 Chỉ định thuốc Buscopan 20mg/1ml
Thuốc Buscopan 20mg/1ml được dùng trong:
Điều trị cho người bệnh bị co thắt dạ dày-ruột, người bị co thắt ở đường tiết niệu-sinh dục, người bị nghẹt và bị co thắt ở đường mật.
Điều trị cho người bệnh có các cơn đau quặn ở thận và mật.
Điều trị hỗ trợ trong chẩn đoán và trong quá trình trị liệu đối với người cần nội soi dạ dày, tá tràng hay phải chụp Xquang.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Buscopan Tab.10mg là thuốc gì, giá bao nhiêu? có tác dụng gì?
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Buscopan 20mg/1ml
3.1 Buscopan 20mg/1ml liều dùng như thế nào?
Liều dùng điều trị cho trẻ trên 12 tuổi và cho người lớn: một lần sử dụng từ 1 đến 2 ống (tương đương với khoảng từ 20 đến 40 mg), sử dụng vài lần trong một ngày, không sử dụng quá 100 mg trong một ngày.
Liều dùng điều trị cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và nhũ nhi: một ngày sử dụng vài lần, mỗi lần dùng từ 0,3 đến 0,6 mg/kg đối với trường hợp nặng, và không sử dụng quá 1,5 mg/kg trong một ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Buscopan 20mg/1ml hiệu quả
Buscopan 20mg/1ml tiêm đường nào? Thuốc được bào chế dạng dung dịch tiêm nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch chậm. Thực hiện tiêm do người có chuyên môn thực hiện và theo dõi của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không chỉ định thuốc cho người bệnh bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Thuốc không được sử dụng cho người bị to kết tràng, người bị bệnh nhược cơ.
Không sử dụng thuốc cho người bị phì đại tuyến tiền liệt có kèm theo bí tiểu, người có nhịp tim nhanh, người bị tăng nhãn áp khép góc mà chưa tiến hành trị liệu, người bị hẹp cơ học tại đường tiêu hóa.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Buscopan 10mg: chỉ định, liều dùng và lưu ý khi sử dụng.
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể xuất hiện trong thời gian trị liệu bằng thuốc tiêm Buscopan 20mg/1ml có thể gặp là:
Tác dụng phụ có thể gặp: bí tiểu, khô miệng, tăng nhịp tim, giãn đồng tử, nhạy cảm với ánh sáng.
Tác dụng phụ hiếm gặp: xuất hiện các phản ứng dị ứng ở trên da, thở khó khăn ở người có tiền sử bệnh hen suyễn.
Trong thời gian sử dụng sản phẩm mà có bất kỳ dấu hiệu nào thể hiện các tác dụng phụ của sản phẩm thì nên báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có cách xử lý đúng đắn nhất.
6 Tương tác
Trong quá trình sử dụng thuốc mà có phối hợp với các sản phẩm hay thuốc khác thì đều có khả năng xảy ra tương tác giữa các hoạt chất khác nhau:
Thuốc chống trầm cảm, thuốc loạn thần, kháng histamin, Quinidin: Khi sử dụng đồng thời với buscopan gây tăng tác dụng của các loại thuốc trên, tăng độc tính.
Các chất đối kháng Dopamin như metoclopamid: Khi dùng phối hợp với Buscopan gây tác dụng đối kháng nhau làm giảm tác dụng của cả 2 thuốc lên đường tiêu hóa.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thuốc thì người bệnh nên thông báo các thuốc, các sản phẩm đang sử dụng ngoài da kèm theo để được sự tư vấn tốt nhất từ bác sĩ/dược sĩ.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
Cần thận trọng khi sử dụng cho người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận, cho trẻ nhỏ.
Sử dụng đúng liều theo phác đồ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị.
Trường hợp quá liều: Bệnh nhân có các triệu chứng phản vệ như ở mục tác dụng không mong muốn. Điều trị bằng các biện pháp can thiệp không đặc hiệu như gây nôn, rửa dạ dày và các điều trị hỗ trợ.
Để xa tầm với trẻ em, đảm bảo trẻ không vô ý sử dụng thuốc gây tác động không mong muốn.
Cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi quyết định ngừng sử dụng thuốc, không nên dừng thuốc một cách đột ngột.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc có thể sử dụng trong thời kì mang thai, tuy nhiên vẫn cần thận trọng sử dụng trong thời kì này, đặc biệt 3 tháng đầu.
Phụ nữ đang cho con bú: Báo cáo về tính an toàn khi sử dụng trong thời kì cho con bú chưa được xác định. Tuy nhiên vẫn chưa có báo cáo về tác động có hại lên trẻ sơ sinh. Thận trọng khi sử dụng.
7.3 Xử trí quá liều
Khi dùng Thuốc Buscopan 20mg/1ml liều cao có thể gặp phải một số triệu chứng quá liều sau:
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
- Tim mạch: Hyết áp giảm, tim đập nhanh.
- Tuần hoàn: Hoa mắt, chóng mặt.
- Gan, thận bị nhiễm độc.
- Miệng khô, hay đổ mồ hôi.
Khi dùng thuốc liều cao hơn liều chỉ định nên báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh gặp phải phản ứng quá mẫn nguy hiểm đến sức khỏe.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không để thuốc ở nơi ẩm ướt,...
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-21583-18.
Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim Espana, S.A.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ X 5 ống 1 ml.
9 Thuốc Buscopan 20mg/1ml giá bao nhiêu?
Thuốc Buscopan 20mg/1ml hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Buscopan 20mg/1ml mua ở đâu?
Thuốc Buscopan 20mg/1ml mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn bác sĩ kê thuốc Buscopan 20mg/1ml mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu Nhược điểm của Thuốc Buscopan 20mg/1ml
12 Ưu điểm
- Thuốc dùng đường tiêm, hấp thu tốt hơn so với khi dùng đường uống.
- Nghiên cứu dùng Hyoscine-N-butylbromide đường tiêm thấy hoạt chất Hyoscine-N-butylbromide có khả năng dung nạp tốt, đạt hiệu quả nhanh trong điều trị cơn đau bụng cấp, hỗ trợ quá trình chuyển dạ, sử dụng làm biện pháp hỗ trợ cho các phương pháp chẩn đoán, điều trị ổ bụng, vị trí co thắt.[1]
- Hyoscine Butylbromide được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị cơn đau co thắt dạ dày ruột tái phát.[2]
- Hyoscine - N - butylbromide được chứng minh có hiệu quả giảm đau do tiêm propofol bằng liều 20mg.[3]
13 Nhược điểm
- Do nhập khẩu nên giá thành khá cao.
- Dung thuốc dễ gặp phải tác dụng phụ, thuốc dễ gặp tương tác khi dùng với các thuốc khác.
- Do dùng đường tiêm nên cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế khi dùng thuốc.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Guido N Tytgat (Ngày đăng ngày 10 tháng 10 năm 2008). Hyoscine butylbromide - a review on its parenteral use in acute abdominal spasm and as an aid in abdominal diagnostic and therapeutic procedures, Pubmed. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Z Ge, Y Yuan, S Zhang, X Hou, J Wang, J Cai, R Shi, Y Li, B Wang, F Ji, E độ Richter, E Schaefer (Ngày đăng tháng 3 năm 2011). Efficacy and tolerability of two oral hyoscine butylbromide formulations in Chinese patients with recurrent episodes of self-reported gastric or intestinal spasm-like pain, Pubmed. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Mehmet Sargın, Mehmet Selçuk Uluer, Eyüp Aydoğan (Ngày đăng ngày 23 tháng 1 năm 2018). Hyoscine N-Butylbromide for Preventing Propofol Injection Pain: A Randomized, Placebo-Controlled and Double-Blind Study, Pubmed. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022