Viên ngậm BROPA
Thực phẩm chức năng
Thương hiệu | Vân Tiên Phar, Công ty cổ phần Dược phẩm và thiết bị y tế Vân Tiên |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm và thiết bị y tế Vân Tiên |
Số đăng ký | 200000950/PCBA-HN |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Bromelain, Chymotrypsin (Alpha-chymotrypsin) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4955 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm nhiễm và giảm phù nề, Viên ngậm BROPA được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
1 Thành phần
Thành phần:
Mỗi viên nén Bropa gồm các thành phần:
Thành phần | Hàm lượng |
Bromelain (được chiết xuất từ quả dứa tươi thiên nhiên) | 50mg |
Alphachymotrypsin | 4200 IU |
Các loại tá dược khác vừa đủ một viên |
Dạng bào chế: viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của Viên ngậm BROPA
2.1 Tác dụng của Viên ngậm BROPA
Viên ngậm chứa Bromelain là một Protease enzyme có trong quả dứa có tác dụng phân giải protein và phá vỡ fibrin từ đó ngăn cản quá trình đông máu đồng thời cải thiện sự lưu thông của máu. Bên cạnh đó, Bromelain có thêm tác dụng khác là ức chế sự hình thành prostaglandin- yếu tố gây sưng tấy, từ đó làm giảm khả năng viêm nhiễm, hạn chế bị sốt và tác dụng ngừa ung thư, hoại tử.
Một tác dụng tuyệt vời của Bromelain khác trên xương khớp đó là kháng viêm, giảm sưng mô mềm, cứng khớp và giảm các cơn đau.[1].
Dược động học của Bromelain: Được hấp thu tại ruột và điều kiện pH để hấp thu tốt nhất trong khoảng pH từ 4,5 – 9,5. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt sau 1 giờ khi uống và liên kết với alpha 2-macroglobulin + alpha 1-antichymotrypsin khoảng 50% Bromelain trong huyết tương. Bromelain có thời gian bán thải khoảng 6 – 9h.
Alphachymotrypsin- enzyme thủy phân protein với tác dụng là chất xúc tác chọn lọc trên các liên kết peptide mà nằm ở sát với các acid amin chứa nhân thơm từ đó làm giảm sự phù nề mô mềm, hạn chế viêm hay các tổn thương như loét. Đồng thời, Bromelain làm loãng các dịch nhầy tại đường hô hấp trên đối với bệnh nhân bị bệnh hen, các bệnh về phổi có tiết dịch nhầy, viêm phế quản, viêm xoang.
2.2 Chỉ định của Viên ngậm BROPA
Viên ngậm BROPA được chỉ định cho những người đang gặp cấc vấn đề:
Người đang bị viêm nhiễm.
Người đang bị sưng tấy, phù nề.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng có cùng công dụng: Thuốc giảm phù nề Kimose: liều dùng, cách dùng, lưu ý sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng của Viên ngậm BROPA
3.1 Liều dùng của Viên ngậm BROPA
Liều dùng tham khảo mỗi ngày 6-8 viên/ngày chia làm 3-4 lần.
3.2 Cách sử dụng Viên ngậm BROPA hiệu quả nhất
Sử dụng viên ngậm BROPA dưới lưỡi và ngậm.
Uống thật nhiều nước trong quá trình sử dụng để khuếch tán thuốc tốt hơn. Khộng nên nhai mà chỉ nên ngậm để đạt hiệu quả tốt nhất.
4 Chống chỉ định
Những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong công thức sản phẩm.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Pedonase điều trị phù nề, viêm, sung tấy, đau nhức
5 Tác dụng phụ
Bromelain có thể khiến bạn xuất hiện các tác dụng không mong muốn như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
Thông báo với bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường khi đang sử dụng sản phẩm viên ngậm BROPA.
6 Tương tác
Nhóm thuốc | Tương tác |
Nhóm thuốc chống đông (warfarin, Heparin hoặc Enoxaparin) | Kéo dài tác dụng chống đông máu |
Thuốc điều trị tăng huyết áp (captopril, Furosemide, Atenolol và amlodipine) | Tăng tác dụng hạ huyết áp |
Thuốc làm tan cục máu đông (alteplase, Streptokinase, reteplase) | Tăng tác dụng cho nhóm thuốc này |
Thuốc nhóm NSAIDs, Ibuprofen, Aspirin, naproxen | Kéo dài thời gian đông máu |
Các thuốc kháng sinh Doxycycline, Amoxicillin, tetracycline | Sẽ làm tăng tác dụng và tác dụng phụ các thuốc kháng sinh này |
Thông báo với bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để được theo dõi và xử trí kịp thời biến chứng gây ra.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc nếu bạn đang gặp các vấn đề về: gan, thận, huyết áp, chảy máu hay đông máu, nhiễm trùng, nhịp tim.
Để tăng hoạt tính cho viên ngậm BROPA nên kết hợp chế độ ăn nhiều vitamin và Muối Khoáng.
Protein có trong các loại đậu sẽ ức chế hoạt tính Chymotryspin của viên ngậm nên cần phải nấu chín các loại đậu trước khi ăn.
Thận trọng sử dụng cho trẻ em và người bị loét dạ dày. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Chưa có báo cáo nghiên cứu về tính an toàn của sản phẩm đối với nhóm đối tượng này cho nên hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
7.3 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30 độ C.
Tránh ánh sáng mặt trời, ẩm ướt.
Nơi thoáng mát, khô ráo.
Để xa tầm tay của trẻ con.
8 Nhà sản xuất
SĐK: 200000950/PCBA-HN.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm và thiết bị y tế Vân Tiên.
Đóng gói: hộp 3 vỉ x 10 viên.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
9 Viên ngậm BROPA giá bao nhiêu?
Viên ngậm BROPA hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Viên ngậm BROPA mua ở đâu chính hãng?
Viên ngậm BROPA mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline 1900 888 633 nhắn tin trên website trungtamthuoc.com để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Review về sản phẩm Viên ngậm BROPA
Sự hiệu quả của sản phẩm Viên ngậm BROPA đem lại đã được người dùng tin tưởng, lựa chọn sử dụng và đánh giá sản phẩm như sau:
Cô Hà đến từ Hải Phòng: “Tôi đã mua sản phẩm viên ngậm Bropa về sử dụng khi bị viêm họng và có sưng tấy. Những lúc ăn hay uống cổ họng tôi rất đau và rát kể cả nuốt nước bọt. Tôi đi khám bác sĩ và được chỉ định cho sản phẩm viên ngậm Bropa kèm theo một số thuốc khác. Sau mỗi lần ngậm Bropa tôi đều cảm thấy cổ họng dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Và chỉ cần một liệu trình của bác sĩ kê tôi đã khỏi viêm họng, ăn uống thoải mái hơn rất nhiều”.
Chú Châu đến từ Thanh Hoá: “ Tôi bị ngã xe và bị phù nề bắp tay khá lâu mà sử dụng các sản phẩm giẩm sưng tấy, phù nề mà không thuyên giảm gì. Ra hiệu thuốc được dược sĩ tư vấn cho loại viên ngậm bropa này về sử dụng mà trôm vía hiệu quả vô quả. Chỉ sau vaì ngày sử dụng bắp tay tôi không còn phù như trước, bớt sưng tấy và tím bầm hơn nhiểu rồi. Hương vị thơm mùi dứa rất dễ ngậm. Mọi người ai bị như tôi thì nên dùng nhé hiệu quả nhanh lắm.".
12 Ưu nhược điểm của Viên ngậm BROPA
13 Ưu điểm
- Viên ngậm BROPA kết hợp thuốc điều trị hỗ trợ giảm viêm, giảm phù nề rất hiệu quả.
- Sản phẩm dạng viên ngậm dễ bảo quản và sử dụng thuận tiện.
- Sản phẩm có thánh phần nguồn gốc thiên nhiên lành tính và an toàn khi sử dụng.
- Viên ngậm BROPA tiện lợi dễ mang theo người.
- Bromelain được nghiên cứu và đề xuất với khả năng chống viêm và chống đông máu làm chậm sự phát triển của bệnh nhân nhiễn virus Corona-2. [2].
- Giá cả phải chăng so với sản phẩm cùng loại.
14 Nhược điểm
- Chưa có thông tin dữ liệu chứng minh tính an toàn với phụ nữ có thai và cho con bú hay có ảnh hướng tới lái xe và người vận hành máy móc.
- Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Letícia Celia de Lencastre Novaes, Angela Faustino Jozala, cập nhập tháng 02 năm 2016. Stability, purification, and applications of bromelain: A review, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022
- ^ B V Owoyele, A O Bakare, M O Ologe, cập nhập ngày 30 tháng 06 năm 2020. Bromelain: A Review on its Potential as a Therapy for the Management of Covid-19, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh