1 / 16
bisolvon L4201

Bisolvon

Thuốc không kê đơn

60.000
Đã bán: 214 Còn hàng
Thương hiệuBoehringer Ingelheim, Delpharm Reims
Công ty đăng kýBoehringer Ingelheim International GmbH
Số đăng kýVN-16142-13
Dạng bào chếViên tan trong nước
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 8 viên
Hoạt chấtBromhexin hydroclorid
Mã sản phẩmA132
Chuyên mục Thuốc Hô Hấp
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dược sĩ Lưu Văn Hoàng Biên soạn: Dược sĩ Lưu Văn Hoàng
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 10366 lần

Thuốc Bisolvon được sử dụng trong điều trị làm long đờm hiệu quả. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng?  Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Bisolvon trong bài viết sau đây.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên thuốc Bisolvon 8mg có chứa thành phần bao gồm:

  • Dược chất chính là Bromhexine hydrochloride hàm lượng 8 mg.
  • Các tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng viên nén.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Bisolvon

2.1 Tác dụng thuốc Bisolvon

2.1.1 Dược lực học

Bisolvo có phải kháng sinh không? Bisolvon 8mg là thuốc gì? Bromhexine là dẫn xuất được tổng hợp từ hoạt chất thảo dược vasicine. Có tác dụng tăng tiết dịch phế quản, tăng vận chuyển chất nhầy, giảm độ quánh của chất nhầy. Bromhexine giúp phân hủy chất tiết, vận chuyển chất tiết đường phế quản giúp dễ khạc đờm khi ho.

Bromhexin hydroclorid có tác dụng điều hòa, tiêu nhầy đường hô hấp. Cơ chế hoạt động: hoạt hóa quá trình tổng hợp salomucin, phá vỡ cấu trúc các sợi mucopolysaccharid acid làm loãng đờm.

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng của Bromhexine dạng viên và dung dịch lần lượt như sau: 22,2 ± 8,5% và 26,8 ± 13,1%. Bromhexine chịu chuyển hóa qua gan lần đầu khoảng 75-80%. Thức ăn dễ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc trong máu nên cẩn thận khi dùng cùng thức ăn.

Phân bố: Bromhexine phân bố rộng trong các mô phổi. 

Chuyển hóa: Khi vào cơ thể Bromhexine chuyển hóa thành axit dibromanthranilic và hydroxy hóa.

Thải trừ: Thời gian bán thải của Bromhexine khoảng 1 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

2.2 Chỉ định thuốc Bisolvon

Thuốc Bisolvon được dùng trong: Điều trị cho các bệnh nhân đang bị vướng nhiều đàm như bệnh viêm phế quản, viêm hô hấp mạn tính, viêm phổi. 

 

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Bromhexine A.T: Cách dùng - liều dùng, giá bán

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Bisolvon

3.1 Liều dùng thuốc Bisolvon

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: mỗi ngày dùng 24 mg, tương đương với 3 viên, chia làm 3 lần trong ngày.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: mỗi ngày dùng 12 mg, tương đương với 1,5 viên, chia làm 3 lần trong ngày.

Trẻ em từ 2 cho đến 5 tuổi: mỗi ngày dùng 8 mg, tương đương với 1 viên, chia làm 2 lần trong ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Bisolvon hiệu quả

Thuốc được bào chế dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.

Uống thuốc với 1 cốc nước đầy nguội. Uống thuốc nguyên viên, không nhai bẻ gãy thuốc trước khi sử dụng.

Nên uống thuốc ngay sau bữa ăn.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc để đạt được mong muốn của bản thân.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Bisolvon cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Zedex 100ml là thuốc gì, giá bao nhiêu tiền? có tác dụng gì?

5 Tác dụng phụ

Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Bisolvon cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khô miệng hay đau dạ dày.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân thấy xuất hiện các tác dụng phụ đã nêu trên hoặc bất kì triệu chứng bất thường nào thì nên đến trung tâm cơ sở y tế gần đó nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ điều trị, dược sĩ tư vấn và nhân viên y tế.

6 Tương tác

Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Bisolvon với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác làm ảnh hưởng tới sinh khả dụng, khả năng hấp thu phân bố, tốc độ chuyển hóa của thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, Coloramphenicol làm tăng khả năng hấp thụ kháng sinh vào phổi.
  • Thuốc chống ho: Kacotidin, Lidocain, Alimemazine gây nguy cơ cao tắc nghẽn đờm ở đường hô hấp.
  • Thuốc giảm tiết dịch ở phế quản ( Atropin).

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích. Bệnh nhân nên liệt kê đầy đủ các thuốc điều trị, vitamin, thảo dược, viên uống hỗ trợ và thực phẩm chức năng mình đang sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ, dược sĩ có thể biết và tư vấn chính xác tránh các tương tác thuốc không có lợi cho bệnh nhân.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Kiểm tra HSD của thuốc trước khi sử dụng.

Để ý bề ngoài thuốc nếu thấy biểu hiện bất thường như mốc, đổi màu, chảy nước, biến dạng thì nên vứt đi, tuyệt đối không sử dụng tiếp.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người lái xe hoặc vận hành máy móc nặng vì thuốc ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Thận trọng khi điều trị bằng thuốc này cho người bệnh gặp tình trạng suy giảm chức năng gan, thận.

Theo dõi kĩ đối tượng có thể trạng yếu, suy nhược cơ thể.

Cân nhắc khi dùng cho này cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc (tăng hoặc giảm) để đạt được mong muốn của bản thân.

Bệnh nhân không tự ý dừng thuốc mà phải tham khảo ý kiến tư vấn của các y bác sĩ điều trị.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Các nghiên cứu lâm sàng về sử dụng thuốc Bisolvon còn hạn chế. Do đó không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

7.3 Xử trí quá liều

Chưa có báo cáo cụ thể về các triệu chứng có thể gặp phải trong thời gian sử dụng thuốc. Nhiều nghiên cứu cho thấy triệu chứng quá liều thuốc gần giống với tác dụng phụ. Do đo khi dùng thuốc cao hơn liều chỉ định, xuất hiện triệu chứng bất thường trong thời gian sử dụng thì nên báo với bác sĩ để được tư vấn cách điều trị quá liều kịp thời.

7.4 Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tia sáng cường độ cao.

Không để thuốc ở nơi có độ ẩm cao, dễ lây nhiễm vi khuẩn.

Để xa tầm với của trẻ em, tránh sự cố không mong muốn xảy ra khi các em vô tình uống phải.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-15737-12.

Nhà sản xuất: Công ty PT. Boehringer Ingelheim Indonesia.

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Bisolvon giá bao nhiêu?

Thuốc Bisolvon hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Bisolvon 8mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Bisolvon mua ở đâu?

Thuốc Bisolvon mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

11 Ưu Nhược điểm của Thuốc Bisolvon 

12 Ưu điểm

  • Thuốc bào chế đường uống dễ sử dụng, thuận tiện mang theo khi đi ra ngoài.
  • Thuốc Bisolvon đến từ Công ty PT. Boehringer Ingelheim có trụ sở chính tại Đức, được sản xuất tại trụ sở tại Indonesia với gần 140 năm có mặt trên thị trường với chi nhánh tại hơn 100 quốc gia.
  • Thuốc giúp làm loãng đờm, tiêu đờm, giúp làm dễ thở, dễ ho.
  • Nghiên cứu kết hợp kháng sinh và bromhexine liều cao được chứng minh có hiệu quả giúp làm sạch đờm, giảm tắc nghẽn đường thở.[1]
  • Các thuốc tiêu nhầy, trong đó có Bromhexine được chứng minh có tác dụng giúp giảm tần suất xuất hiện của đợt cấp của bện viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.[2]

13 Nhược điểm

  • Giá thuốc cao hơn so với các thuốc có cùng hoạt chất khác.
  • Trong thời gian sử dụng có thể gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả AJ Crockett, JM Cranston, KM Latimer, JH Alpers (Ngày đăng năm 2000). Mucolytics for bronchiectasis, Pubmed. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022
  2. ^ Tác giả PJ Poole, PN đen (Ngày đăng năm 2003). Mucolytic agents for chronic bronchitis or chronic obstructive pulmonary disease, Pubmed. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc bisolvon có sẵn tại nhà thuốc không?

    Bởi: Việt vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thuốc hiện có sẵn tại nhà thuốc, bạn liên hệ Website Trung tâm thuốc Central Pharmacy để được tư vấn cụ thể cách mua nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Hiên vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    cho tôi hỏi thuốc Bisolvon Tab.8mg có giá bao nhiêu?

    Bởi: phạm huệ vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bisolvon 5/ 5 3
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bisolvon
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    thuốc dùng giúp dễ khạc đờm, dễ ho

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Bisolvon
    BD
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, tôi thường xuyên mua ở đây

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Bisolvon
    TP
    Điểm đánh giá: 5/5

    Những hộp Bisolvon Tab.8mg Uống xong rất tốt. Thuốc Bisolvon Tab.8mg - Thuốc làm long đờm, loãng đờm, Thanh Thanh Phạm tk nhiều

    Trả lời Cảm ơn (2)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Xịt Họng Methorphan Bee
Xịt Họng Methorphan Bee
85.000₫
Martinez 10
Martinez 10
Liên hệ
VACORIDEX
VACORIDEX
Liên hệ
EUcaherb
EUcaherb
110.000₫
Siro Ho TW3 60ml
Siro Ho TW3 60ml
28.000₫
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633