1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bị xước măng rô là thiếu chất gì? Nguyên nhân và cách chữa triệt để

Bị xước măng rô là thiếu chất gì? Nguyên nhân và cách chữa triệt để

Bị xước măng rô là thiếu chất gì? Nguyên nhân và cách chữa triệt để

Trungtamthuoc.com- Xước măng rô là tình trạng da đầu ngón tay, ngón chân bị xước thành từng sợi, đặc biệt hay gặp vào mùa đông. Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng này, và nếu không biết cách xử lý đúng có thể làm vết xước măng rô mưng mủ, nhiễm trùng. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng trong bài viết dưới đây.

1 Xước măng rô là gì?

Xước măng rô là tình trạng một mảng da nhỏ bị rách xung quanh móng tay hoặc móng chân. Nó thường trông lởm chởm và có thể gây đau nếu bị kéo rách. Khu vực này có nhiều mạch máu và đầu dây thần kinh ở phần móng nên dễ gây đau và kích ứng khó chịu. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. 

Mọi người đôi khi nghĩ rằng xước măng rô là do không rửa tay hoặc chăm sóc tay đúng cách. Điều đó không hoàn toàn đúng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, không chỉ do chăm sóc tay kém.

Xước măng rô là gì?
Xước măng rô là gì?

2 Nguyên nhân bị xước măng rô ngón tay

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xước măng rô. Biết được nguyên nhân có thể giúp phòng ngừa và xử lý hiệu quả hơn.

2.1 Da khô và mất nước

Da khô là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rách da. Khi mà da bị khô thì da vùng quanh móng sẽ bị khô và dễ bị bong ra và bị xước măng rô hơn. Các trường hợp thường khiến da khô, nhạy cảm hơn như tình trạng bị mất nước của cơ thể, rửa tay quá nhiều lần hoặc là rửa tay với những chất tẩy rửa không có phù hợp, những chất tẩy rửa quá mạnh hoặc là trong những cái điều kiện thời tiết khô hanh. Những trường hợp này thường làm da quanh móng này nó bị khô bị bong ra và bị dẫn đến tình trạng xước.

Không uống đủ nước cũng có thể dẫn đến da khô. Để ngăn ngừa tình trạng rách da, hãy giữ đủ nước và sử dụng kem dưỡng da.

2.2 Thiếu vi chất

Đây là nguyên nhân khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ.  Những người kén ăn hoặc thức ăn không đa dạng cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất hàng ngày, hay người cao tuổi cũng là một trong các đối tượng dễ dàng gặp phải tình trạng xước măng rô.

Thiếu một số chất dinh dưỡng có thể khiến da khô và móng giòn. Các chất dinh dưỡng chính cho da và móng khỏe mạnh là Vitamin B, Vitamin C, Sắt kẽm. Vì vậy có một chế độ ăn uống cân bằng giúp da và móng khỏe mạnh

Nguyên nhân bị xước măng rô ngón tay
Nguyên nhân bị xước măng rô ngón tay

2.3 Thói quen chăm sóc móng kém

Khi có thói quen chăm sóc móng không phù hợp và không đúng cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng xước măng rô. Như một vài trường hợp ở trẻ thường hay cắn móng tay và mút móng tay, điều này có thể làm xước da tay. Còn ở người lớn sau khi đi làm móng nếu không chăm sóc vùng da quanh móng đúng cách thì sẽ xuất hiện những tổn thương như xước măng rô. Vì vậy hãy cố gắng phá bỏ những thói quen này để giảm nguy cơ bị rách da.

Ngoài ra cố gắng cẩn thận khi cắt tỉa móng tay, sử dụng đúng dụng cụ để tránh xâm lấn vào lớp biểu bì.

2.4 Tiếp xúc hóa chất

Những thứ như chất tẩy rửa hoặc xà phòng mạnh như nước rửa bát, nước lau sàn, nước tẩy sơn móng tay…có thể gây hại cho làn da. Điều này có thể làm mất độ ẩm dẫn đến tình trạng rách da. Khi bắt buộc tiếp xúc với những chất này, hãy luôn đeo găng tay và cố gắng sử dụng các sản phẩm thiên nhiên lành tính.

2.5 Do bệnh lý về da

Một trong các nguyên nhân gây xước móng rô là bị bệnh lý về da như Eczema, nấm da, viêm da. Khi bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm, vùng da xung quanh móng sẽ bị tổn thương, có thể gặp các triệu chứng bong thành từng sợi như xước măng rô. Nếu không điều trị đúng cách sẽ làm tổn thương cả móng, thậm chí nhiễm trùng, mất móng.

Một số trường hợp khác hay gặp ở chị em khi vào thời kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ tăng cao, làm giãn mao mạch ở đầu ngón tay. Tình trạng xước măng rô thường lành tính, chỉ gây đau khó chịu ở các ngón tay,  ngón chân và có thể hết nếu biết cách điều trị. 

3 Trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì?

Xước măng rô không nguy hiểm có thể loại bỏ bằng dùng bấm móng tay nhưng nó báo hiệu cho mình thấy là con có thể đang thiếu vi chất nào đó. Vậy cụ thể là những chất nào?

Trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì?
Trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì?

3.1 Thiếu vitamin C

Vitamin C tham gia sản sinh collage, tái tạo mô, nâng cao sức bền của thành mạch và da nên khi thiếu vitamin này các biểu hiện trên da như xước móng rô, bong tróc tay chân sẽ gặp thường xuyên hơn. Ngoài ra vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, giảm sự tấn công của các tác nhân gây hại trên da. Hàng ngày lượng vitamin C cần bổ sung tuỳ thuộc theo từng độ tuổi, dao động từ 15mg đến 90mg. Các thực phẩm chứa nhiều chất này phải kể đến như cải bó xôi, ớt chuông, các loại rau quả như là quả cam quả chanh …

3.2 Vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B dễ tan trong nước, và tham gia trực tiếp trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi thiếu vitamin nhóm B sẽ gặp các hiện tượng rối loạn tuyến bã nhờn, da khô, dễ tróc vảy, xước măng rô hơn. Vì vậy việc bổ sung các chất này giúp duy trì làn da khoẻ mạnh từ bên trong. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin này như các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, men dinh dưỡng, men bia, cá ngừ, gan động vật…

3.3 Thiếu chất khoáng như sắt, kẽm

Kẽm đóng vai trò chống viêm, hàng rào bảo vệ sức khoẻ da, móng và hỗ trợ sự tăng trưởng của chúng. Còn sắt tham gia quá trình tạo máu, duy trì sự hồng hào của làn da, giảm nhăn nheo, khô ráp, hạn chế tình trạng xước măng rô. Sự thiếu hụt kẽm và sắt sẽ gặp các biểu hiện như da bị bong tróc, nứt nẻ xung quanh đầu ngón tay, chân và móng dễ yếu, khô hơn. Những loại thực phẩm giàu sắt kẽm thường có nguồn gốc từ động vật sẽ dễ hấp thu hơn, ví dụ như là thịt cá, trứng sữa…

3.4 Thiếu canxi và axit folic

Thiếu acid folic và Canxi là nguyên nhân gây xước măng rô mà ít người biết tới.  Khi bị thiếu canxi không chỉ gặp các triệu chứng như đau nhức xương, chuột rút mà da tay chân sẽ khô hơn và bong tróc quanh khu vực này. Acid Folic khi không được bổ sung đủ sẽ làm da sần sùi, kém đàn hồi, dễ bị xước thành các mảng. Acid folic tham gia vào cấu tạo máu và sản xuất tế bào mới, và việc thiếu chất này thường gặp ở phụ nữ có thai. Một số các loại thực phẩm là dầu axit folic có thể kể đến như là những loại rau ăn lá có màu xanh thẩm, gan động vật và những cái hạt nảy mầm ví dụ như là mầm lúa mì mầm lúa hoặc là giá đổ.

4 Bôi gì khi bị xước măng rô?

Thoa kem dưỡng da tay hoặc các loại dầu dưỡng có thể cải thiện tình trạng da khô. Điều này thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm sự khó chịu trên vết xước măng rô.

Bôi gì khi bị xước măng rô
Bôi gì khi bị xước măng rô

4.1 Kem dưỡng ẩm chữa xước măng rô

Tìm kiếm các sản phẩm có thành phần là Glycerin, Lanolin, sẽ giúp chữa lành vết thương, xước  móng rô. Bạn có thể tìm mua ở nhiều nơi như hiệu thuốc, sàn điện tử với đa dạng các mức giá khác nhau. Ưu điểm của các sản phẩm này là tiện lợi, mau lành vết thương hơn và hạn chế vết sẹo trên da. Nhiều loại kem dưỡng ẩm có thêm cả thành phần chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn.

4.2 Lô hội và vitamin E

Thoa gel Lô Hội hoặc dầu Vitamin E lên vùng da hở có thể làm dịu da, giảm mẩn đỏ và hỗ trợ quá trình chữa lành. Cả hai đều được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm và liền sẹo. Để điều trị xước măng rô chỉ cần nhỏ trực tiếp vài giọt vitamin E vào vùng ngón tay bị xước. Nó sẽ giúp dịu da nhanh chóng, giảm thô ráp nứt nẻ, triệu chứng đau và khó chịu. Dùng nhiều lần trong ngày để vùng da xước măng rô luôn ẩm, và có thể dùng vitamin E massage hoặc nhỏ trực tiếp.

4.3 Mật ong

Một trong những nguyên liệu dễ tìm kiếm, không tốn chi phí mà đem lại hiệu quả nhanh chóng. Mật ong có khả năng dưỡng ẩm và chống viêm, giảm sưng rất tốt. Chúng giúp duy trì làn da mềm mại, cung cấp đủ độ ẩm, nên giảm bong tróc hiệu quả. Dùng trực tiếp Mật Ong bôi lên vùng da xung quanh ngón tay, móng, sau đó bọc tay lại hạn chế tiếp xúc, tác động vào khu vực bôi vài tiếng đồng hồ.

5 Cách xử lý khi bị xước măng rô tại nhà

Cách xử lý khi bị xước măng rô tại nhà
Cách xử lý khi bị xước măng rô tại nhà

Nếu đang bị xước măng tô thì làm sao để xử lý nó an toàn ngay tại nhà? Tham khảo các bước dưới đây để loại bỏ nhanh chóng và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn về sau:

Bước 1: Vệ sinh tay

Trước hết bạn cần rửa tay, có thể dùng nước ấm sạch hoặc xà phòng dịu nhẹ cho da. 

Sau đó ngâm tay trong nước ấm từ 10-15 phút

Bước 2: Dưỡng ẩm cho tay

Lau tay khô rồi thoa nhẹ lớp kem dưỡng ẩm vào khu vực cần xử lý. Hoặc massage nhẹ nhàng dầu vitamin E, dầu khoáng vào vùng da đó.

Bước 3: Cắt bỏ phần xước măng rô

Nhẹ nhàng cắt phần da thừa bằng kềm cắt móng tay, kéo cắt móng tay hoặc dụng cụ cắt biểu bì đã khử trùng, tránh để vùng da sau khi cắt bị vướng vào bất cứ thứ gì để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cắt quá sâu và da chảy máu, hãy rửa sạch bằng nước ấm và bôi thuốc mỡ kháng khuẩn.

Bước 4: Dưỡng ẩm lại cho da

Dưỡng ẩm cho vùng da vừa cắt bằng kem dưỡng da và bôi thuốc mỡ kháng sinh để tránh da bị khô, nhiễm trùng và cũng như ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ móng tay xuất hiện thêm.

6 Điều trị xước măng rô bị nhiễm trùng, mưng mủ

Điều trị xước măng rô bị nhiễm trùng, mưng mủ
Điều trị xước măng rô bị nhiễm trùng, mưng mủ

Vết xước bị nhiễm do vi khuẩn thì các triệu chứng thường nhanh, rầm rộ, thậm chí sẽ thấy người nóng, sốt. Còn nếu là do nấm, các triệu chứng thường khó đoán hơn, khi nhận biết được thì khá nặng. Cần đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời.

Đối tượng suy giảm sức đề kháng, người bị tiểu đường, hay phải tiếp xúc với nước thì có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn.

Cách điều trị xước măng rô bị nhiễm trùng nhẹ tại nhà thì thêm bước sử dụng thuốc mỡ kháng sinh nhiều ngày cho đến khi khi hết sưng, viêm. Cụ thể:

  • Ngâm khu vực bị xước măng rô vào nước ấm trong vòng 10-20 phút để chúng mềm hơn
  • Tiến hành cắt bỏ phần da bị xước măng rô bằng kéo bấm móng tay
  • Xoa kem dưỡng ẩm hoặc vitamin E xung quanh khu vực đó để hạn chế xuất hiện thêm các vết xước khác
  • Thao mỡ kháng sinh liên tục trong vòng vài ngày, cố gắng không tiếp xúc vùng da đó với nước bẩn, tránh nhiễm khuẩn nặng hơn

Nếu trong vài ngày điều trị mà không thấy thuyên giảm, hoặc trở nặng hơn thì đi khám tại bác sĩ chuyên khoa.

Một số dấu hiệu khác mà bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Bệnh nhân bị tiểu đường .
  • Người bệnh mắc hội chứng khó đông máu hoặc có tình trạng bệnh lý khiến chảy máu nhiều
  • Vết rách ở móng tay không thể tự lành trong vòng một tuần
  • Nhiễm trùng lan rộng từ vết xước ở móng tay xuống móng tay hoặc ngón tay
  • Móng tay của bạn đổi màu hoặc dễ gãy

7 Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng xước măng rô

Ngăn ngừa tình trạng xước măng rô
Ngăn ngừa tình trạng xước măng rô

Khi đã xử lý xong vùng da bị xước măng rô rồi nhưng không có biện pháp ngăn ngừa thì tỷ lệ tái phát cao. Dưới đây là một số cách khắc phục bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  • Trong trường hợp xước măng rô do da bị khô thì khắc phục bằng cách hạn chế rửa tay, chỉ nên rửa tay vào trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng chứ không nên rửa tay quá nhiều lần trong ngày
  • Chọn các loại Dung dịch rửa tay phù hợp, không chứa nhiều chất tẩy rửa quá mạnh
  • Vào thời tiết khô hanh nên dùng kem dưỡng ẩm cho cả da tay và chân
  • Luôn uống đủ lượng nước trong ngày, trung bình khoảng 2L để giữ làn da luôn căng mịn, giảm tình trạng khô, nhăn nheo, dễ bị xước
  • Với những trường hợp thiếu vi chất như trẻ em, người cao tuổi thì cần bổ sung đầy đủ lại. Nên bắt đầu từ việc sử dụng các loại thực phẩm, ăn đa dạng các nhóm dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt nhiều rau củ quả có màu sắc khác nhau. Vì mỗi màu sắc sẽ chứa một loại vitamin và khoáng chất đặc trưng. Còn với nhiều trường hợp trẻ kén ăn thì phù hợp nhất nên bổ sung các loại vitamin tổng hợp dạng siro hoặc viên uống. Cách này sẽ cung cấp đầy đủ và kịp thời các chất, nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng của bệnh xước măng rô này.
  • Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin C, vitamin nhóm B, chất vi lượng như kẽm, sắt, đồng.. , acid folic, canxi
  • Loại bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay. Thường xuyên cắn móng tay hay mút móng tay không chỉ làm tăng tình trạng xước măng rô, còn gây nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn ruột, giun sán.
  • Vào mùa đông thời tiết thường khô hanh hơn xước móng rô sẽ gặp nhiều hơn nên bôi kem dưỡng ẩm, tắm nước nóng, giảm thiểu tiếp xúc với nước.

8 Kết luận

Những mảng da xước xung quanh móng tay có thể gây khó chịu và đau rát nếu không được chăm sóc đúng cách. Tình trạng xước măng rô có thể loại bỏ khi tìm được nguyên nhân và phòng ngừa đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn đọc.

9 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Ishmeet Kaur, Deepak Jakhar, Rachita Misri (Ngày đăng tháng 1 năm 2020) Hangnails: Paste them back. Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024
  2. Chuyên gia WebMD (ngày đăng 19 tháng 4 năm 2021) How to Treat a Hangnail. WebMD. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024
  3. Tác giả Mohammad Abid Keen Iffat Hassan (Ngày đăng tháng 7-8 năm 2016) Vitamin E in dermatology. Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024
  4. Tác giả Karan Desai, MD (Ngày đăng 3 tháng 5 năm 2021) How To Get Rid Of A Hangnail. ASSH. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    bé nhà mình bị, mình mua kẽm về uống có được k?


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    giới thiệu cho mình một vài sản phẩm bổ sung điều trị ạ


    Thích (0) Trả lời 1
    • anh/chị liên hệ Hotline để được tư vấn trực tiếp ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Trẻ bị xước măng rô thì cần bổ sung thêm các chất gì?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào chị, tình trạng bé bị xước măng rô có thể báo hiệu cơ thể bé đang thiếu các dưỡng chất như: vitamin C, Vitamin nhóm B, sắt, kẽm, canxi và axit folic. Chị chú ý bổ sung thêm cho con c nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900.888.633