1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Trungtamthuoc.com - Nôn ra máu và đi ngoài ra máu là hai biểu hiện điển hình nhất trong xuất huyết tiêu hóa. Phụ thuộc vào vị trí xuất huyết mà biểu hiện của mỗi người sẽ khác nhau.

1 Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch vào ống tiêu hóa (từ thực quản đến trực tràng) với hai biểu hiện chính là ói ra máu và đi ngoài ra máu.

Theo Bộ Y tế thống kê, tỉ lệ mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa hiện nay ở nam và nữ là 6:4. Điều này có thể là do nam giới thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,... hơn nữ giới.

Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa là một dạng chảy máu đường tiêu hóa do búi giãn tĩnh mạch thực quản hoặc dạ dày.[1]

Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa

2 Yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Các yếu tố nguy cơ dễ khiên người bệnh mắc phải tình trạng này có thể kể đến là:

  • Bênh nhân có áp lực tĩnh mạch trên 10mmHg khi tầm soát. Điều này khiến nguy cơ hình thành giãn tĩnh mạch thực quản cao hơn.
  • Bệnh nhân bị xơ gan do rượu, xơ gan giai đọan cuối hoặc suy giảm chức năng gan những vẫn sử dụng rượu bia, chất kích thích khác,... cũng dễ tiến triển thành giãn tĩnh mạch thực quản.[2]

3 Xuất huyết tiêu hóa có những triệu chứng gì?

Nôn ra máu và đi ngoài ra máu là hai biểu hiện điển hình nhất trong xuất huyết tiêu hóa. Phụ thuộc vào vị trí xuất huyết mà biểu hiện của mỗi người sẽ khác nhau.

Nôn ra máu có thể chỉ vài ml hoặc vài chục ml, thậm chí là vài trăm ml. Màu sắc máu nôn ra thường đỏ tươi, hồng hoặc nâu do lẫn dịch tiêu hóa. Có thể là máu tươi hoặc đã vón thành các cục nhỏ bằng hạt ngô, hạt tấm.

Đi đại tiện ra máu và phân có màu đen do lẫn với máu. Phân nát như Nhựa đường hoặc sệt lỏng, có mùi thối khắm. Đi ngoài nhiều lần trong ngày (2-3 lần).

Ngoài 2 triệu chứng chính trên, người bị xuất huyết tiêu hóa còn có thể gặp một số biểu hiện khác như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, tụt huyết áp, sốc,... tùy theo mức độ mất máu. Đôi khi cũng có triệu chứng của xơ gan như vàng da, cổ trướng, phù chân,...

Nôn ra máu là triệu chứng điển hình của xuất huyết tiêu hóa
Nôn ra máu là triệu chứng điển hình của xuất huyết tiêu hóa

4 Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Bước thứ nhất trong việc chẩn đoán xác định bệnh là cần khai thác tiền sử và các triệu chứng bệnh của bệnh nhân, khám xác định vị trí xuất huyết. Có thể kiểm tra phân để tìm máu trong phân.

Tiếp theo đó có thể được chỉ định kiểm tra như sau:

  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định mức độ mất máu. Kết quả thường là hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit giảm, hồng cầu lưới tăng lên.
  • Nội soi dạ dày thực quản để phát hiện vỡ giãn tĩnh mạch.

Lưu ý phân biệt xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa với một số bệnh tiêu hóa khác như: loét dạ dày tá tràng, rách tâm vị chảy máu, polyp thực quản dạ dày chảy máu, ho ra máu,...

5 Điều trị xuất huyết tiêu hóa như thế nào?

Nếu có biểu hiện nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa, cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế để có biện pháp cấp cứu kip thời.

5.1 Nguyên tắc điều trị

Bồi phụ khối lượng tuần hoàn và chống sốc cho bệnh nhân.

Nội soi có can thiệp cầm máu.

Phòng ngừa biến chứng.

5.2 Điều trị cụ thể

Bồi phụ thể tích tuần hoàn: Truyền dịch tĩnh mạch và truyền máu (nếu bệnh nhân thiếu máu). Dịch truyền là dung dịch đẳng trương. Điều chỉnh tốc độ truyền theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Lưu ý không nâng huyết áp tối đa quá 149mmHg để đề phòng xuất huyết tái phát.

Điều trị cầm máu bằng các thuốc sau:

Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa trong 3-5 ngày nếu thấy phân vàng trở lại thì ngừng thuốc:

  • Octreotide tiêm tĩnh mạch liều 50μg. Kết hợp truyền tĩnh mạch liên tục 25μg/giờ.
  • Somatostatin tiêm tĩnh mạch liều 250μg. Tiếp theo đó là truyền tĩnh mạch liên tục liều 250μg/giờ.
  • Terlipressin tiêm tĩnh mạch liều 1-2mg: tiêm tĩnh mạch 1 - 2mg, cách 6 giờ lại tiêm một lần.

Nội soi sớm cho bệnh nhân càng sớm càng tốt trong tối đa 12 giờ để thực hiện tắt tĩnh mạch thực quản hoặc tiêm Histoacryl nếu có vỡ tĩnh mạch tại dạ dày.

Nội soi dạ dày cho bệnh nhân
Nội soi dạ dày cho bệnh nhân

Sử dụng bóng chèn tại thực quản chỉ nên áp dụng trong khi chờ các phương pháp điều trị khác, vì nó có thể gây nhiều biến chứng (hít dịch vào đường hô hấp, loét thực quản,...).[3]

6 Điều trị dự phòng bệnh tái phát

Để dự phòng bệnh tái phát, ngay sau khi bệnh nhân hết chảy máu cần kết hợp điều trị giảm áp lực tĩnh mạch cưa bằng các thuốc chẹn beta giao cảm không chọn lọc như Propranolol hoặc Nadolol hoặc Carvedilol.

  • Propranolol liều 20mg, mỗi ngày 2 lần.
  • Nadolol mỗi ngày dng 20-40mg.
  • Cứ 2-3 ngày tăng liều một lần đến liều tối đa để nhịp tim còn duy trì 55-60 nhịp/phút.

Sau 2 đến 3 tuần, cần nội soi thắt tĩnh mạch thực quản lại để tránh nguy cơ bị chảy máu tiêu hóa trở lại. Thắt tĩnh mạch thực quản đến khi không thể thắt được nữa. Cứ 3-6 tháng, bệnh nhân cần đi kiểm tra và thắt lại nếu các búi giãn xuất hiện.

Nếu có giãn tĩnh mạch vùng tâm vị liên tục với các búi của tĩnh mạch thực quản, tiêm Histoacryl tại búi giãn vùng tâm vị rồi thắt triệt để các búi giãn tại thực quản.

Nên bổ sung các yếu tốt tạo máu như Acid Folic, Vitamin B12Sắt cho bệnh nhân khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa đã được ổn định.

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh nhân phải ăn những thức ăn thanh đạm, ăn chậm nhai kĩ, tuyệt đối không ăn đồ ăn cay nóng hay uống các chất kích thích. Đồng thời duy trì một thói quen sinh hoạt điều độ như đi ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng stress,... 

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần tránh ăn đồ cay nóng
Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần tránh ăn đồ cay nóng

Bệnh nhân đang điều trị xuất huyết tiêu hóa tại nhà cần sử dụng thuốc đúng theo đơn bác sĩ đã kê và tái khám đúng hẹn để tránh bệnh tái phát và trở nặng hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Erwin Biecker (Ngày đăng: ngày 21 tháng 8 năm 2013). Portal hypertension and gastrointestinal bleeding: Diagnosis, prevention and management, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Jesus Carale, MD (Ngày đăng: ngày 30 tháng 11 năm 2017). What are the most common causes of GI bleeding in portal hypertension?, Medscape. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Rowen K. Zetterman, MD (Ngày đăng: Ngày 27 tháng 4 năm 2017). Managing Upper GI Bleeding Due to Portal Hypertension, Medscape. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh này là gì?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
    VA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633