1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương: chẩn đoán và điều trị

Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương: chẩn đoán và điều trị

Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương: chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương là tình trạng chảy máu trong nội nhãn cầu, máu chảy vào tiền phòng và/hoặc dịch kính xảy ra sau chấn thương. Cùng tìm hiểu về bệnh xuất huyết nội nhãn sau chấn thương qua bài viết sau đây. 

1 Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương là gì?

Xuất huyết nội nhãn là tình trạng chảy máu bên trong nhãn cầu, có thể là chảy vào tiền phòng và/hoặc dịch kính. Thường xảy ra sau chấn thương xuyên nhãn cầu (chấn thương sâu vào trong mắt) hoặc chấn thương chỉ đụng dập bên ngoài nhãn cầu. Ngoài ra, các tai nạn chấn thương sọ não cũng có thể gây xuất huyết nội nhãn. [1] 

Tình trạng xuất huyết tùy theo nguyên nhân gây xuất huyết, người bệnh sẽ gặp hiện tượng ruồi bay (các đốm đen bay lòng vòng quanh mắt khi ra ngoài sáng) và bị suy giảm thị lực nhanh chóng.

Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương
Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương

2 Nguyên nhân gây xuất huyết nội nhãn sau chấn thương

Xuất huyết tiền phòng gặp sau chấn thương thường do vỡ một số mạch máu trong mắt: có thể từ mống mắt và/hoặc từ thể mi. Bình thường tiền phòng có chứa thủy dịch (lớp dịch trong suốt nuôi dưỡng cho mắt), khi bị xuất huyết, lớp thủy dịch này chuyển sang màu hồng hoặc đỏ tùy thuộc vào tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, xuất huyết tiền phòng có thể kèm cả xuất huyết dịch kính, bắt nguồn từ xuất huyết dịch kính lan ra phía tiền phòng. 

Xuất huyết dịch kính gặp sau chấn thương, nguồn gốc xuất huyết có thể từ các mao mạch máu ở võng mạc, mống mắt, thể mi. Ngoài ra, xuất huyết dịch kính có thể do nguyên nhân do rách hắc mạc (xuất phát từ mạch máu hắc mạc).

Cả hai trường hợp xuất huyết này đều có thể do những tai nạn gây chấn thương mắt hoặc gây chấn thương sọ não.  [2] 

Chấn thương mắt gây xuất huyết nội nhãn
Chấn thương mắt gây xuất huyết nội nhãn

3 Biến chứng của xuất huyết nội nhãn sau chấn thương

Tiến triển xuất huyết nội nhãn có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào các vấn đề sau: 

  • Mức độ xuất huyết nặng hay nhẹ. 
  • Xuất huyết có phải bị tái phát hay không. 
  • Có các tổn thương nội nhãn khác kèm theo. 
  • Tình trạng sức khỏe toàn thân, đội tuổi.
  • Thời gian điều trị sau chấn thương.

Sau xuất huyết tiền phòng các biến chứng có thể gặp:

  • Ngấm máu giác mạc: máu ngấm ra giác mạc có thể gây viêm, tổn thương giác mạc. 
  • Tăng nhãn áp.
  • Viêm màng bồ đào: viêm mống mắt, thể mi, hoặc hắc mạc hoặc viêm cả 3 bộ phận trên. 
  • Dính mống mắt: nguy cơ gây mù lòa cao. 
  • Teo thị thần kinh: dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng dẫn đến truyền tín hiệu lên não kém. 
  • Xuất huyết tái phát.
  • Sau xuất huyết dịch kính, các biến chứng có thể gặp: 
  • Bong võng mạc.
  • Tăng sinh dịch kính- võng mạc.

4 Chẩn đoán xuất huyết nội nhãn sau chấn thương

4.1 Triệu chứng lâm sàng

Nhìn mờ sau chấn thương: đây là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên người bệnh thường chủ quan khi gặp triệu chứng này.

Đỏ mắt: có thể gây nhầm lẫn với viêm kết giác mạc. 

Đau nhức mắt: tình trạng đau có thể nặng hoặc nhẹ. 

Khám mắt thấy có xuất hiện máu máu trong tiền phòng. 

Các tổn thương khác có thể kèm theo trong xuất huyết tiền phòng: 

Tổn thương ở bán phần trước nhãn cầu: trợt  biểu mô giác mạc, phù giác mạc, lùi góc, đục- lệch thể thủy tinh,...

Tổn thương bán phần sau: có thể kèm có xuất huyết dịch kính, phù, xuất huyết võng mạc, rách hắc võng mạc, tổn thương thần kinh thị giác,...

Nhìn mờ sau chấn thương.

Có máu trong buồng dịch kính gây vẩn đục dính kính không quan sát được đáy mắt.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và phương pháp siêu âm trong cận lâm sang để đánh giá mức độ xuất huyết nội nhãn sau chấn thương.

4.2 Chẩn đoán phân biệt

Đa số các trường hợp xuất huyết nội nhãn sau chấn thương có biểu hiện rõ ràng, ít khi cần đến chẩn đoán phân biệt. Một số trường hợp đặc biệt cần chẩn đoán phân biệt với:

Xuất huyết nội nhãn nặng đi kèm với vỡ nhãn cầu.

Viêm mủ nội nhãn.

Đục dịch kính.

Triệu chứng xuất huyết nội nhãn sau chấn thương
Triệu chứng xuất huyết nội nhãn sau chấn thương

5 Điều trị xuất huyết nội nhãn sau chấn thương

5.1 Nguyên tắc chung

Cầm máu: dừng chảy máu. 

Tiêu máu đông. 

Điều trị biến chứng hoặc phòng ngừa biến chứng. 

5.2 Điều trị cụ thể

Cầm máu chảy: có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống chảy máu: Transamin (có tác dụng cầm máu, được dùng trong hoặc sau khi phẫu thuật).

Tiêu máu: dùng các thuốc tiêu máu ví dụ thuốc Hyasa tiêm cạnh nhãn cầu.

5.3 Điều trị xuất huyết tiền phòng

Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động thân mình cũng như vận động mắt. Kê đầu cho bệnh nhân nằm cao đầu. 

Thuốc: chống viêm, giãn đồng tử, liệt thể mi. 

Điều trị thuốc hạ nhãn áp khi có tăng nhãn áp.

Cân nhắc phẫu thuật tháo máu tiền phòng khi có một trong các dấu hiệu sau: biến chứng tăng nhãn áp, không đáp ứng với điều trị nội khoa, ngấm máu giác mạc, xuất huyết mức độ nặng,...

5.4 Điều trị xuất huyết dịch kính

Phác đồ điều trị như với xuất huyết tiền phòng, cần cân nhắc phẫu thuật khi tiên lượng điều trị nội khoa không tiêu hết máu.

6 Phòng bệnh xuất huyết nội nhãn sau chấn thương

Sau chấn thương mắt bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ điều trị nên lưu ý đến nguy cơ xuất huyết nội nhãn. Nếu có dị vật trong mắt bệnh nhân cần quan sát kỹ và lấy ra hết.

Cách tốt nhất để đề phòng các tai nạn đáng tiếc xảy ra đó là cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định an toàn lao động. Cần có những cảnh báo nguy hiểm ở những nơi công trường xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ,...

Không cho trẻ em chơi các đồ chơi có thể gây sát thương hoặc nguy hiểm, không cho trẻ xem các chương trình có tính bạo lực cao. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Jia Liu và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2013). Intraocular Hemorrhage Causes Retinal Vascular Dysfunction via Plasma Kallikrein, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023
  2. ^  Unnati V. Shukla ; Evan J. Kaufman (Ngày đăng 29 tháng 8 năm 2021). Intraocular Hemorrhage, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã cung cấp thông tin bổ ích cho mình.


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Liều dùng và cách dùng của Transamin khi điều trị xuất huyết nội nhãn như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633