1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Xơ gan: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xơ gan: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xơ gan: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Xơ gan là bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó viêm gan và nghiện rượu mạn tính là 2 nguyên nhân chính. Xơ gan tiến triên theo 4 giai đoạn với các triệu chứng rõ rệt dần và có thể de dọa tới tính mạng.

1 Xơ gan là gì?

Xơ gan là bệnh lý ở gan do các tế bào ở gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài hình thành nên các mô sẹo khiến gan bị xơ hóa và mất khả năng hoạt động.

Khi gan bị tổn thương, các nhu mô gan sẽ tự sửa chữa và hồi phục, tuy nhiên nếu sự tổn thương này kéo dài và liên tục khiến các tế bào gan không kịp sản sinh và thay thế sẽ hình thành các mô sẹo. Các mô sẹo ngày càng nhiều sẽ ngăn cản sự lưu thông máu tới gan khiến chức năng gan suy giảm một cách nghiệm trọng. 

Xơ gan là bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó viêm gan và nghiện rượu mạn tính là 2 nguyên nhân chính. Xơ gan tiến triên theo 4 giai đoạn với các triệu chứng rõ rệt dần và có thể de dọa tới tính mạng.[1]

Xơ gan là gì?
Xơ gan là gì?

2 Các giai đoạn xơ gan

Giai đoạn 1: Giai đoạn này hầu như người bệnh không có dấu hiệu đáng chú ý. Tuy nhiên, các tế bào gan đã bắt đầu bị viêm. Một số triệu chứng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng nhưng thường sẽ bị coi nhẹ vì nó không đặc trưng. Sự xơ hóa ở giai đoạn này chưa nhiều nên chức năng vẫn có thể hồi phục bình thường nếu được điều trị đúng cách.

Giai đoạn 2: Áp lực tĩnh mạch cửa tăng dần, các mô xơ hóa nhiều lên. Để điều trị triệt để cần loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh.

Giai đoạn 3: Xuất hiện tình trạng cổ trưởng do lượng dịch tích trong ổ bụng nhiều lên. Gan bị xơ hóa nhiều và không thể khôi phục chức năng bình thường nữa. Các dấu hiệu đáng chú ý là kém ăn, chán ăn, sụt cân nhanh, người mệt mỏi, da vàng và nhợt nhạt, thở nhanh và hay bị mẩn ngứa da,... Giai đoạn này thường được để xuất ghép gan.

Giai đoạn 4: Gan gần như bị xơ hóa hoàn toàn và không thể hồi phục chức năng. Xuất hiện các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, não gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa,... Xơ gan giai đoạn 4 sẽ nhanh chóng tiến triển thành ung thư gan và người bệnh chỉ có thể sống trong khoảng 1 năm nữa.

Các giai đoạn xơ gan
Các giai đoạn xơ gan

3 Nguyên nhân gây xơ gan

Nghiện rượu mạn tính được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ gan, tỉ lệ tử vong xơ gan do rượu chiếm tới 50% tổng số ca bệnh. Bên cạnh đó, tỉ lệ người bị viêm gan siêu vi biến chứng thành xơ gan cũng khá cao.

Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng xơ gan đó là:

  • Gan nhiễm mỡ nặng.
  • Nhiễm kí sinh trùng.
  • Gan ứ mật do ống mất hoạt động kém
  • Do một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh tự miễn.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thừa cân béo phì.
  • Nhiễm độc hóa chất, nhiễm độc thuốc.[2]

4 Chẩn đoán xơ gan

4.1 Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng của xơ gan khá đa dạng và tùy theo diễn tiến của bệnh.

Hai hội chứng chính ở những người bị xơ gan là:

  • Hội chứng suy tế bào gan với biểu hiện mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn sớm. Muộn hơn là tình trạng sụt cân, phù chân, vàng da, sạm da, có thể xuất huyết dưới da, chảy máu cam, sốt nhẹ, đầy bụng, chướng hơi,...
  • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: cổ trướng, lách to từ độ 1 đến độ 4, tuần hoàn bàng hệ.

4.2 Cận lâm sàng

Siêu âm bụng: Bờ gan không đồng đều, gan to hoặc teo nhỏ, có dịch cổ trướng, tĩnh mạch cửa giãn rộng, lách to,... Việc siêu âm giúp loại trừ các khối u ở gan.

  • Xét nghiệm sinh hóa thấy protid máu giảm (tỉ lệ A/G dưới 1).
  • Lượng globulin miễn dịch tăng cao.
  • Bilirubin máu tăng cao, phosphatase kiềm tăng.
  • Prothrombin giảm (rối loạn đông máu).
  • Hoại tử tế bào gan: AST, ALT tăng.
  • Thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa: số lượng tiểu cầu giảm, bạch cầu cũng có thể giảm.
Xét nghiệm chẩn đoán xơ gan
Xét nghiệm chẩn đoán xơ gan

5 Biến chứng của xơ gan

Xuất huyết tiêu hóa do áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao. Biểu hiện, xuất huyết nhiều, nôn ra máu đỏ tươi, phân dính máu đỏ hoặc đen với lượng lớn. Nội soi có điểm giãn vỡ.

Xơ gan ung thư hóa: Có tới 70-80% trường hợp ung thư gan là do xơ gan biến chứng. Biểu hiện lâm sàng là sút cân, da vàng rõ, gan to nhanh, cứng đau nhiều vùng. Siêu âm có khối u.

Nhiễm trùng dịch cổ trướng: Triệu chứng điển hình là đau bụng âm ỉ hoặc đâu nhiều, cổ trướng, tiêu chảy, sốt nhẹ hoắc sốt cao kéo dài.

Hôn mê gan và hội chứng gan - thận: Cổ trướng, tiểu ít, creatinin tăng > 133mmol/ml, siêu âm không có tắc nghẽn, kích thước thận thường bình thường và không có bệnh lý thận trước đó.

Hội chứng não - gan: Thường là do nhiễm trùng, rối loạn điện giả, xuất huyết tiêu hóa,...[3]

6 Điều trị xơ gan

6.1 Điều trị chung

Bệnh nhân xơ gan cần loại bỏ hết mọi yếu tố bất lợi cho chức năng gan như rượu bia, một số loại thuốc và hóa chất,...

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

Chế độ ăn nhiều đạm, nhiều hoa quả tươi, ăn nhạt nếu có phù và cổ trướng.

Dùng thuốc hỗ trợ tế bào gan để ngăn chặn sự phá hủy tế bào gan. Ví dụn như Sylimarin, Biphenyl dimethyl dicarboxylase,...

Xơ gan ứ mật nhiều có thể dùng thêm các thuốc lợi mật như Ursodeoxycholic,...

rối loạn đông máu thì phải truyền huyết tương, khối tiểu cầu,...

Có giảm Albumin dưới 25g/l thì phải bù albumin.

Điều trị xơ gan như thế nào?
Điều trị xơ gan như thế nào?

6.2 Điều trị biến chứng

6.2.1 Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Truyền máu và dịch để duy trì khối lượng tuần hoàn.

Cầm máu qua nội soi thắt búi tĩnh mạch, tiêm thuốc gây xơ hóa búi giãn tĩnh mạch.

Dùng thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch như: Terlipressin, Somatostatin, Octreotide,... Có thể đặt ống thông tĩnh mạch.

DÙng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn: Norfloxacin uống hoặc Ciprofloxacin tiêm tĩnh mạch. Dùng kháng sinh trong nhiều nhất 7 ngày.

6.2.2 Nhiễm trùng dịch cổ trướng

Dùng kháng sinh phổ rộng như Cefotaxime hoặc Cephalosporin thế hệ III hoặc Ofloxacin.

Bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng dịch cổ trướng dùng Norfloxacin 400mg/ngày để dự phòng.

Bù albumin sớm để phòng biến chứng hội chứng gan thận.

6.2.3 Hội chứng gan thận

Dùng Terlipressin với liều là 0,5 - 1mg mỗi 4 - 6 giờ (ống 1mg).

Bù albumin là liệu pháp điều trị chính để làm chậm tiến triển của bệnh. Liều bù là 1,5g/kg trong ngày đầu và 1g/kg trong 3 ngày tiếp theo. Tối đa 100-150g.

Dopamin, Noradrenalin được sử dụng để giúp tăng tưới máu cho thận nhưng cần thận trọng vì có nhiều nguy cơ tim mạch. Chỉ được dùng tại khoa điều trị tích cực với các loại máy móc theo dõi liên tục.

Xem xét ghép gan nếu có nguồn tạng.

6.2.4 Hôn mê gan và hội chứng não - gan

Điều chỉ chế độ ăn, protein mỗi ngày 1-1,5g/kg.

Truyền acid amin phân nhánh.

Dùng Lactulose nếu phân lỏng nhiều giảm liều.

Dùng kháng sinh đường ruột Metronidazole hoặc Neomycin cho người không đáp ứng với chế độ ăn uống và Lactulose.

Truyền các thuốc giúp trung hòa NH3 như Omicetil.

Bổ sung acetate Kẽm nếu bệnh nhân xơ gan thiếu hụt kẽm.

Bổ sung acetate kẽm (220 mg hai lần mỗi ngày) được khuyến khích cho lâu dài quản lý ở bệnh nhân xơ gan là người thiếu hụt kẽm.

6.2.5 Điều trị cổ trướng

Hạn chế lượng muối ăn hằng ngày.

Hạn chế uống rượu bia.

Điều trị lợi tiểu bằng Spironolactone 100mg và Furosemide 40mg.

7 Điều trị nguyên nhân

Nếu xơ gan do viêm gan B thì dùng thuốc điều trị là Nucleosid, Inteferon.

Viêm gan C cần cân nhắc sử dụng thuốc tùy theo giai đoạn của bệnh.

Viêm gan, xơ gan do rượu nếu không nhiễm virus thì điều trị bằng Corticoid tĩnh mạch 1 - 2mg/kg/ ngày trong 3-5 ngày. (giai đoạn cấp).

Viêm gan tự miễn dùng Corticoid tĩnh mạch 1- 1,5mg/kg/ngày (có thể phối hợp với Azathioprin 1mg/kg/ngày)

Xơ gan ứ mật tiên phát, điều trị bằng Corticoid 1-1,5mg/kg/ngày và giảm dần liều khi có hiệu quả tốt.[4]

Điều trị nguyên nhân gây xơ gan
Điều trị nguyên nhân gây xơ gan

8 Phòng ngừa xơ gan

Để phòng ngừa xơ gan và sự tiến triển nhanh của bệnh, chúng ta cần:

Hạn chế sử dụng rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh nhiều rau củ, ít chất béo và dầu mỡ có hại.

Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.

Nếu bị các bệnh lý về gan mật khác cần điều trị sớm và dứt điểm.

Nên tiêm vacxin phòng viêm gan.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: David C Wolf, MD (Ngày đăng: ngày 15 tháng 10 năm 2020). Cirrhosis, Medscape. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Hansa D. Bhargava, MD (Ngày đăng: ngày 8 tháng 12 năm 2020). Cirrhosis and Your Liver, WebMD. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medline Plus (Ngày đăng: ngày 8 tháng 10 năm 2021). Cirrhosis, Medline Plus. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Tác giả: chuyên gia y tế Cleveland Clinic (Ngày đăng: ngày 11 tháng 1 năm 2020). Cirrhosis of the Liver, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633