1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Viêm V.A cấp và mạn tính ở trẻ: chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Viêm V.A cấp và mạn tính ở trẻ: chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Viêm V.A cấp và mạn tính ở trẻ: chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Trungtamthuoc.com - Sự xâm nhập của virus (adenovirus, rhinovirus,..), vi khuẩn (tụ cầu vàng, streptococus,...) qua đường hô hấp là nguyên nhân khiến V.A bị viêm. Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin giới thiệu về viêm V.A và hướng điều trị.

1 Viêm V.A là bệnh gì?

V.A là viết tắt của từ Végétations Adénoides. Đây là một tổ chức gồm nhiều tế bào bạch cầu lympho nằm ở vòm họng thuộc vòng bạch huyết Waldayer (amidan Luschka). Không khí khi chúng ta hít thở phải qua tổ chức rồi mới vào phổi. Nhiệm vụ của nó là nhận diện và tạo ra các kháng thể để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. [1]

V.A phát triển mạnh ở những bé còn nhỏ tuổi và từ 5-6 tuổi thì tổ chức này thoái triển dần.

Viêm V.A ở trẻ
Viêm V.A ở trẻ

Viêm V.A cấp tính là bệnh viêm nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, có mủ hoặc xuất tiết ở vùng amidan Luschka. Những trẻ độ tuổi khá lớn hay người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh này nhưng rất hiếm.

Viêm V.A mạn tính là do viêm nhiễm V.A cấp tính nhiều lần hoặc một đợt nhiễm trùng V.A trong thời gian dài khiến tổ chức này bị xơ hóa.

Sự xâm nhập của virus (adenovirus, rhinovirus,..), vi khuẩn (tụ cầu vàng, streptococus,...) qua đường hô hấp là nguyên nhân khiến viêm VA ở trẻ.

2 Biểu hiện và chẩn đoán bệnh

2.1 Viêm V.A cấp tính

2.1.1 Triệu chứng toàn thân

Với trẻ sơ sinh biểu hiện bắt đầu bằng sốt cao 40-41 độ C, kèm theo các phản ứng như co thắt thanh môn, co giật,... Các triệu chứng này xảy ra rất đột ngột.

Với trẻ lớn hơn cũng bắt đầu một cơn sốt cao kèm theo co thắt thanh quản, đau tai,... nhưng so với trẻ sơ sinh thì nhẹ hơn.

2.1.2 Triệu chứng cơ năng

Trẻ bị ngạt mũi bắt đầu bằng một bên và dần cả hai bên khiến việc hít thở khó khăn. Trẻ phải thở bằng miệng, nhịp không đều,... nhất là trẻ sơ sinh. Với những trẻ lớn hơn ít bị ngạt hoàn toàn nhưng hay thở ngáy về đêm.

Trẻ có thể bị biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, quấy khóc,... 

Những cơn ho cũng xuất hiện sau 2-3 ngày.

Dấu hiệu viêm VA
Dấu hiệu viêm VA

2.1.3 Triệu chứng thực thể

Khám hốc mũi thấy đầy mủ nhầy, khó có thể khám vòng họng qua mũi.

Với trẻ lớn, sau khi hút sạch nhầy mũi rồi đặt thuốc làm co niêm mạc mũi có thể thấy vùng V.A bị phủ nhầy.

Khám họng thấy niêm mạc thành sau họng bị phủ một lớp nhầy trắng, vàng.

Khám tai thấy màng nhĩ mất bóng, xám đục, hơi lõm,...

Sờ góc hàm, rãnh cảnh, sau cơ ức-đòn-chũm thấy có hạch nhỏ, hơi đau nhưng không viêm.

Nội soi mũi sau sẽ thấy tổ chức V.A ở vòm mũi-họng bị sưng đỏ, phủ mủ nhầy bên trên.

2.2 Viêm V.A mạn tính

Các triệu chứng viêm V.A mạn tính xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 18 tháng đến 6-7 tuổi, đó là do trẻ bị viêm V.A cấp lặp lại nhiều lần hoặc bị lâu mà không điều trị dứt điểm.

2.2.1 Triệu chứng toàn thân

Trẻ hay sốt vặt, phát triển chậm hơi so với bạn cùng lứa, người gầy xanh xao, ăn uống kém, không nhanh nhẹn, hay mất tập trung, đãng trí, tai hơi nghễnh ngãng, não thiếu oxy do hít thở kém mạn tính.

2.2.2 Triệu chứng cơ năng

Ban đầu trẻ chỉ hơi ngạt mũi, sau đó mức độ ngạt tăng dần khiến trẻ khó thở, phải thường xuyên há miệng để dễ thở hơn, nói giọng mũi kín.

Hay bị viêm mũi, chảy nước mũi.

Ho khan, ngủ không yên giấc, ngáy to.

Tai hay bị viêm và nghe không rõ.

2.2.3 Triệu chứng thực thể

Soi mũi trước thấy đầy mủ nhầy, niêm mạc mũi và cuốn mũi dưới phù nề. Hút hết dịch nhầy, làm sạch niêm mạc thấy khối sùi bóng, đỏ ở cửa mũi sau.

Khám họng thấy thành họng nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh.

Khái tai thấy màng nhĩ sẹo hoặc lõm vào và có màu hồng.

Biểu hiện khác có thể gặp: da xanh, miệng há, răng lệch, môi trên xếch lên, hai mắt mở to, người ngây ngô,... [2]

Viêm V.A khiến trẻ khó thở
Viêm V.A khiến trẻ khó thở

3 Biện pháp điều trị

3.1 Viêm VA có tự khỏi không?

Với trẻ bị viêm V.A cấp tính, chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp với nâng cao thể trạng. Trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có khả năng cao bị biến chứng cho nhiễm khuẩn mới sử dụng kháng sinh.

Với trẻ bị viêm V.A mạn tính cân nhắc phẫu thuật nạo V.A.

3.2 Điều trị cụ thể

3.2.1 Điều trị viêm V.A cấp tính

Hút mũi, rỏ mũi để trẻ dễ thở hơn và sử dụng thuốc sát trùng nhẹ (Ephedrin 1%).

Khí dung mũi bằng corticoid và kháng sinh.

Sử dụng kháng sinh toàn thân với các trường hợp bệnh nặng và biến chứng.

Trường hợp bệnh kéo dài, bác sĩ cần sờ vòm họng để giải phóng mủ tụ ở V.A hoặc nạo V.A (ít sử dụng).

3.2.2 Điều trị viêm V.A mạn tính

Thường điều trị bằng cách nạo V.A, tuy nhiên cần tuân thủ đúng theo chỉ định và chống chỉ định.

Chỉ định phẫu thuật:

V.A mạn tính do viêm cấp tính tái đi tái lại (5 - 6 lần /1 năm).

V.A mạn tính gây các biến chứng gần (viêm tai, viêm đường hô hấp,...) hoặc biến chứng xa (viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính…).

Việc nạo V.A được tiến hành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thích hợp nhất là 18-36 tháng tuổi.

Chống chỉ định phẫu thuật:

Chống chỉ định tuyệt đối với các bệnh ưa chảy máu hoặc rối loạn đông máu.

 Chống chỉ định tương đối nếu người bệnh bị viêm V.A cấp tính, đang nhiễm virus cấp tính, bệnh nhân bị lao, giang mai, AIDS,... hoặc thời tiết quá nóng, quá lạnh.

Thủ thuật nạo V.A tương đối đơn giản, thao tác khá nhanh. Có thể nạo bừng bàn nạo La Force hoặc thìa nạo La Moure hoặc dao Hummer,...

4 Hậu quả do viêm V.A gây ra

Viêm thanh khí phế quản, viêm xoang, viêm phế quản.

Viêm ổ mắt

Viêm tai giữa.

Viêm đường tiêu hoá.

Thấp khớp cấp.

Ngoài ra, nó cũng đem lại những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ như: cơ thể bị biến dạng, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo. Trẻ luôn mệt mỏi, lười biếng, kém thông minh, khả năng nghe và hô hấp kém.

5 Các biện pháp phòng bệnh

5.1 Phòng bệnh viêm VA cho bé

Hạn chế việc thơm má, hôn trẻ, ho gần trẻ.

Khi đến những nơi đông người, nhiều bụi khói nên cho trẻ đeo khẩu trang.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng các bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Nếu trẻ có hệ miễn dịch quá yếu có thể sử dụng các thực phẩm tăng cường miễn dịch, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi dùng.

Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Tiêm chủng vaccin phòng bệnh đầy đủ cho trẻ.

5.2 Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé

Nếu trẻ mắc các bệnh về hô hấp nên điều trị dứt điểm từ sớm tránh các biến chứng nặng.

Không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng mà phải tuân thủ việc dùng thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh.

Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh mũi họng, răng miệng sạch sẽ.

Nâng cao đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng
Nâng cao đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng

Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi.

Nâng cao đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021
  2. ^  Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Triệu chứng toàn thân của viêm VA cấp và mãn tính là gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm V.A cấp và mạn tính ở trẻ: chẩn đoán, điều trị và dự phòng 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm V.A cấp và mạn tính ở trẻ: chẩn đoán, điều trị và dự phòng
    HH
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633