Viêm tủy răng: chẩn đoán và điều trị


Tóm tắt nội dung [ẩn hiện]
1 Viêm tủy răng là gì?
Tủy răng là tổ chức nằm trông hốc giữa ngà răng, gồm các mạch máu, các dây thần kinh,... do đó viêm tủy răng thường gây đau do có nhiều dây thần kinh cảm giác.
Nguyên nhân gây nên viêm tủy răng thường là do vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào trong tủy răng. Ngoài ra cũng có thể do một số nguyên nhân khác như nhiễm độc chì, thủy ngân,...Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa bệnh viêm tủy răng. Viêm tủy răng thường gặp ở trẻ em do thói quen ăn kẹo nhiều.
Viêm tủy răng
2 Chẩn đoán viêm tủy răng
2.1 Triệu chứng lâm sàng viêm tủy răng
- Khi bị viêm tủy răng, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi ăn, các kích thích vị giác như: nóng, lạnh, chua, ngọt,... cũng có thể gây đau. Đặc biệt khi hết các kích thích này thì cảm giác đau sẽ hết.
- Trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị đau liên tục, uống Thuốc giảm đau cũng không đỡ.
- Khám trong miệng:
- Răng sâu lớn, lỗ răng sâu có thể thấy được. Các mô mềm xung quanh răng có biểu hiện viêm, nhiễm trùng sưng đỏ.
- Răng lung lay nhẹ, một số người bệnh răng bị viêm tủy có thể không bị lung lay. Đau khi gõ nhẹ, đau khi nhai, cắn.
2.2 Cận lâm sàng viêm tủy răng
Cận lâm sàng bằng chụp phim X-quang giúp nhận biết:
- Độ lan rộng của tổn thương mô răng tới tủy hoặc gần sát sừng tủy.
- Quan sát dây chằng nha chu.
- Chóp chân răng đóng kín hoặc có thể chưa đóng chóp.
Chẩn đoán viêm tủy răng
3 Điều trị viêm tủy răng
3.1 Chỉ định
- Tùy theo tổn thương trên lâm sàng và phim X-quang lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
- Che tủy trực tiếp hoặc gián tiếp bằng Hydroxit canxi - Ca(OH)2.
- Điều trị tủy: lấy tủy chân.
3.2 Chống chỉ định tương đối
- Bệnh nhân có tiền sử các bệnh tim mạch, bệnh về máu,...
- Khám chuyên khoa và có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc trong thời gian điều trị.
3.3 Điều trị
Tùy theo tổn thương trên lâm sàng và phim X-quang:
- Điều trị bảo tồn: dùng Hydroxit Canxi - Ca(OH)2 che tủy trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Điều trị tủy: Lấy tủy chân. Trường hợp răng trẻ chưa đóng chóp cần điều trị đóng chóp chân răng trước, sau đó mới tiến hành khi trám ống tủy.
Điều trị viêm tủy răng
- Thuốc: tùy vào tình hình thực tế, thể trạng của bệnh nhân, tiền sử dị ứng thuốc để lựa chọn thuốc điều trị. Các thuốc dùng điều trị đó là:
- Kháng sinh: dùng điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, dùng đường uống, liều dùng thuốc dựa trên cân nặng của trẻ.
- Kháng viêm: thuốc kháng viêm Prednisone 5 mg, Dexamethazone 0,5mg,... Liều dùng thuốc dựa vào cân nặng của trẻ, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Giảm đau: giảm đau là điều trị bắt buộc cần chỉ định cho bệnh nhân ngay từ đầu. Thuốc giảm đau đầu tay thường là Paracetemol, paracetamol có các dạng đóng gói 500mg, 325mg, 250mg (gói), 125mg (gói):
❖ Trẻ em trên 12 tuổi: dùng theo liều người lớn: 500mg, dùng cách 4-6 giờ giữa hai lần uống.
❖ Trẻ em 10 - 11 tuổi: 480mg, cho trẻ uống thuốc cách 4-6 giờ giữa hai lần uống.
❖ Trẻ em 9 - 10 tuổi: 400mg, cho trẻ uống thuốc cách 4-6 giờ giữa hai lần uống.
❖ Trẻ em 6 - 8 tuổi: 320mg, cho trẻ uống thuốc cách 4-6 giờ giữa hai lần uống.
❖ Trẻ em 4 - 5 tuổi: 240mg, cho trẻ uống thuốc cách 4-6 giờ giữa hai lần uống.
❖ Trẻ em 2-3 tuổi: 160mg, cho trẻ uống thuốc cách 4-6 giờ giữa hai lần uống.
❖ Trẻ em 1 - 2 tuổi: 120mg, cho trẻ uống thuốc cách 4-6 giờ giữa hai lần uống.
Thời gian dùng thuốc thường từ 5 - 7 ngày.
Copy ghi nguồn: trungtamthuoc.com.
Link bài viết: Viêm tủy răng: chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân gây nên viêm tủy răng là gì?
Bởi: hoàng hương vào 11/11/2020 9:37:56 SA
Thích (0) Trả lờinhà thuốc an huy uy tín, tôi thường xuyên mua ở đây
Trả lời Cảm ơn (0)