Viêm túi lệ: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh
Trungtamthuoc.com - Viêm túi lệ làm cho bệnh nhân thường xuyên bị chảy nước mắt, mắt lúc nào cũng ứ dịch hoặc có kèm chảy mủ. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
1 Viêm túi lệ là gì?
Viêm túi lệ là bệnh khá hay gặp ở mắt, thường do nguyên nhân tắc nghẽn lệ đạo gây ra. Tình trạng viêm có thể là cấp tính hoặc mạn tính, trường hợp bệnh mạn tính thường do nguyên nhân bệnh nhân bị tắc lệ đạo bẩm sinh.
Lệ đạo giữ vai trò dẫn lưu nước mắt, khi lệ đạo không bị tắc, nước mắt sẽ được dẫn lưu xuống mũi và không bị ứ tắc tại túi lệ, do đó không gây ra viêm. Ngược lại, lệ đạo tắc làm nước mắt trào ngược ra ngoài và ứ đọng ở túi lệ gây nên viêm ở đây.
Viêm túi lệ làm cho bệnh nhân thường xuyên bị chảy nước mắt, mắt lúc nào cũng ứ dịch hoặc có kèm chảy mủ. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc viêm túi lệ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và người trung niên trên 40 tuổi thường có nguy cơ cao hơn.
2 Nguyên nhân gây viêm túi lệ là gì?
Đối với trẻ em bị viêm túi lệ do bẩm sinh, thường gặp nhất ở trẻ đẻ thiếu tháng. Nguyên nhân chính là có thể do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh, dẫn đến tắc lệ đạo và gây nên viêm túi lệ.
Ngoài ra, nguyên nhân chung bị viêm túi lệ có thể do sự xâm nhập các vi sinh vật gây viêm túi lệ:
- vi khuẩn Staphylococus epidermidis, Staphylococus aureus, Streptococus pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Hemophilus influenzae, Proteus, ...
- Tắc lệ đạo do chấn thương vùng mắt, mắc bệnh xoang, tắc ống lệ - mũi sau phẫu thuật xoang,...
- Biến chứng của các bệnh viêm mắt mạn tính như bệnh mắt hột, viêm kết mạc,... [1]
3 Chẩn đoán viêm túi lệ
3.1 Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện viêm túi lệ ở đợt cấp và mạn có sự khác nhau.
Các triệu chứng cụ thể thường gặp trong viêm túi lệ mạn tính là:
- Chảy nước mắt thường xuyên, mắt ứ nước nhiều. Đôi khi có thể kèm chảy mủ nhầy. Gây khó chịu cho người bệnh.
- Dính mi mắt, mi mắt có ghèn do chất nhầy tiết ra làm mi ướt và có ghèn.
- Ấn thấy căng ở vùng túi lệ, có mủ nhầy trào ra ở góc mắt trong (góc mắt tiếp xúc gần mũi). Đau ở góc mắt trong.
- Có thể kèm theo viêm kết mạc góc trong.
Triệu chứng bệnh viêm túi lệ cấp tính:
- Chảy nước mắt nhiều, có thể kèm theo chảy mủ.
- Đau nhức vùng túi lệ, có thể đau tăng lên khi liếc mắt. Đau có thể lan sang các bộ phận lân cận.
- Vùng túi lệ sưng, nóng, đỏ.
- Nếu quá trình nhiễm trùng nặng hơn, có thể gây áp xe túi lệ.
- Toàn thân: mệt mỏi, sốt, đặc biệt là ở người già. [2]
3.2 Cận lâm sàng
Dựa vào triệu chứng đặc trưng đó là chảy nước mắt nhiều, viêm túi lệ có thể được chẩn đoán dễ dàng mà không cần đến các xét nghiệm chẩn đoán khác.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, cần chụp phim cắt lớp vùng túi lệ và hốc mắt để thấy rõ mức độ viêm.
Xét nghiệm vi sinh vật: xác định tìm loại vi sinh vật là nguyên nhân gây viêm túi lệ.
3.3 Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng:
Viêm túi lệ mạn tính: chảy nước mắt liên tục, đồng thời bơm lệ quản có nhầy mủ trào ra ở điểm lệ đối diện.
Viêm túi lệ cấp: thường xuyên chảy nước mắt, vùng túi lệ sưng nóng đỏ, đau nhức, có thể có dò mủ túi lệ. Kèm theo sốt toàn thân, có thể đau đầu, đau tai,...
3.4 Chẩn đoán phân biệt
Viêm túi lệ cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các trường hợp sau:
Viêm kết mạc mạn tính: triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ, kết mạc cương tụ nhẹ, có thể chảy nước mắt. Tuy nhiên, bơm lệ đạo nước thoát tốt xuống miệng mà không bị trào như viêm túi lệ.
U túi lệ: cần được chụp cắt lớp sẽ phân biệt được rõ u và viêm túi lệ.
U vùng túi lệ: u ở vùng túi lệ có thể gây chèn ép vào túi lệ, gây chảy nước mắt.
Áp xe vùng túi lệ: rất khó phân biệt giữa viêm túi lệ cấp và áp xe vùng túi lệ ở giai đoạn viêm cấp tính. Chẩn đoán phân biệt dựa vào bơm lệ đạo sau khi qua giai đoạn viêm cấp.
Viêm xoang ethmoid cấp tính.
U nang bã nhờn bị nhiễm trùng.
Viêm mô tế bào.
Mí mắt mọc.
Dấu chấm câu.
Viêm mũi dị ứng. [3]
4 Các biến chứng của bệnh viêm túi lệ
Nhiễm trùng cấp tính có thể trở thành mãn tính nếu không điều trị kịp thời. Ở trẻ sơ sinh bị viêm túi tinh bẩm sinh, nhiễm trùng có thể lan vào hốc mắt. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như:
- Áp xe não , tụ mủ trong não.
- Viêm màng não, hoặc viêm màng xung quanh não và tủy sống.
- Nhiễm trùng huyết, một phản ứng viêm toàn cơ thể do nhiễm trùng. [4]
5 Điều trị viêm túi lệ
Điều trị viêm túi lệ cần được thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt. Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây viêm, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, viêm túi lệ rất hay tái phát nếu bệnh nhân bị tắc lệ đạo. Do đó, ngoài điều trị bằng thuốc, đôi khi phải sử dụng các phương pháp phẫu thuật để tạo đường thông lệ đạo mới sẽ giúp cho bệnh nhân hết chảy nước mắt, hết viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ.
Đối với các ca tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, bệnh thường tự khỏi do ống dẫn nước mắt phát triển hơn khi trẻ đạt 9 đến 12 tháng tuổi. Lúc này các ba mẹ có thể thực hiện massage góc lệ mũi nhiều lần/ngày để giúp con thông các ống dẫn.
5.1 Nguyên tắc điều trị
Điều trị các triệu chứng viêm cấp tính bằng điều trị nội khoa. Sau khi hết viêm cấp tính, bệnh nhân cần được điều trị phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm mạn tính tại túi lệ.
Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi để giải phóng tình trạng tắc nghẽn và viêm mãn tính tại túi lệ.
5.2 Điều trị cụ thể
5.2.1 Viêm túi lệ mạn tính
Thông lệ đạo thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân vị tắc lệ đạo bẩm sinh.
Phẫu thuật nối thông túi lệ mũ.
Nếu không phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi được, hoặc phẫu thuật thất bại: cần mổ cắt bỏ túi lệ để loại trừ ổ viêm.
5.2.2 Viêm túi lệ cấp tính
Điều trị viêm túi lệ cấp cần: điều trị các triệu chứng gây viêm cấp tính, điều trị nguyên nhân gây bệnh và dự phòng tái phát.
Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng: có thể phối hợp kháng sinh tùy vào tình trạng nhiễm trùng. Kháng sinh có thể dùng loại điều trị toàn thân hoặc tại chỗ tùy theo mức độ nhiễm bệnh của bệnh nhân.
Điều trị giảm phù nề, có thể dùng Alphachymotrypsin.
Giảm đau nếu đau nhức nhiều, ví dụ Paracetamol.
Chích rạch áp xe loại bỏ bớt mủ cho bệnh nhân.
Điều trị dự phòng tái phát: để tránh viêm túi lệ cấp tái phát, cần phẫu thuật nối thông túi lệ mũi hoặc cắt bỏ túi lệ.
6 Cách phòng bệnh viêm túi lệ
Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là cách để tránh được các biên chứng bệnh.
Vệ sinh mắt sạch sẽ.
Với người có tiền sử viêm túi lệ nên được theo dõi để phòng ngừa bệnh tái phát và tiến triển nặng hơn.
Tài liệu tham khảo
- ^ Roger S. Taylor, John V. Ashurst (Ngày đăng 26 tháng 6 năm 2021). Dacryocystitis, NCBI. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
- ^ Jenna Fletcher (Ngày đăng 1 tháng 8 năm 2017). What is dacryocystitis?, Medical News Today. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
- ^ Cat Nguyen Burkat (Ngày đăng 19 tháng 7 năm 2021). Dacryocystitis, Eye Wiki. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
- ^ Stephanie Watson (Ngày đăng 18 tháng 10 năm 2017). Dacryocystitis, Healthline. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021