1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Bệnh viêm bể thận cấp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Bệnh viêm bể thận cấp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Bệnh viêm bể thận cấp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Trungtamthuoc.com - Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay gặp trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh viêm thân bể thận cấp có triệu chứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 Viêm bể thận cấp là gì?

Viêm bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính thường do vi khuẩn gây ra, đây là một trong các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên. Tình trạng viêm có thể xảy ra viêm ở các đài thận, bể thận, nhu mô thận hoặc có thể là viêm niệu quản.

Viêm bể thận cấp thường khởi phát với các triệu chứng rất rầm rộ như sốt cao, rét run và đau vùng hố sườn,... Tuy nhiên nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, viêm thận bể thận mạn, áp xe thận,... [1] 

Viêm bể thận cấp là gì?
Viêm bể thận cấp là gì?

2 Nguyên nhân gây nên viêm bể thận cấp

2.1 Nguyên nhân gây bệnh

Viêm bể thận cấp do vi khuẩn gây nên, có hai con đường gây bệnh đó là:

Theo đường ngược dòng từ bàng quang, viêm theo đường này người bệnh có thể bị viêm đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo) từ trước. 

Viêm theo đường máu do cơ thể có nhiễm trùng huyết. 

Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất đó là vi khuẩn gram âm, tuy nhiên vẫn có các vi khuẩn gram dương có thể gây bệnh viêm thận bể thận cấp, cụ thể: 

Vi khuẩn gram âm: thường gặp nhất E. Coli (trực khuẩn lỵ), trực khuẩn Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterobacter,...

Vi khuẩn gram dương: Enterococcus, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng),...

2.2 Yếu tố thuận lợi

Yếu tố thuận lợi gây nên viêm thận bể thận cấp: 

Nhiễm khuẩn tiết niệu do trào ngược bàng quang – niệu quản, sau khi soi bàng quang – niệu quản,...

Sau thực hiện phẫu thuật ở hệ tiết niệu.

Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi, khối u, hẹp bể thận, có thai,...

Người đang bị viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng, viêm ruột thừa,... [2]

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm thận bể thận cấp
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm thận bể thận cấp

3 Chẩn đoán viêm thận bể thận cấp

3.1 Triệu chứng của viêm thận bể thận cấp

Bệnh thường xuất hiện đột ngột với những biểu hiện sau:

Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao kèm rét run, sốt có thể lên tới 39 – 400C, các triệu chứng kèm theo đó là đau đầu, mệt mỏi, khô họng, khô môi, có thể mất nước do sốt cao. Nếu gặp triệu chứng này chú ý đi cấp cứu để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng sốc nhiễm khuẩn.

Hội chứng bàng quang cấp: bệnh viêm thận bể thận cấp do có nguyên nhân vi khuẩn ngược dòng từ bàng quang, do vậy bàng quang cũng bị viêm cấp. Các triệu chứng viêm bàng quang cấp đó là: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, tiểu mủ.

Đau: đau vùng hông lưng, mạn sườn, khi sờ vào đau mạnh hơn. Đau thường chỉ ở một bên, có thể xuất hiện cơn đau quặn thận.

Vỗ hông lưng gây đau. 

Có thể sờ thấy thận to.

3.2 Cận lâm sàng

Ngoài những triệu chứng trên, để giúp chẩn đoán xác định bệnh, cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

Công thức máu: bạch cầu tăng, đặc biệt tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

Cấy máu cấp: nếu sốt cao > 39 – 400C kèm theo rét run. 

Protein niệu nhỏ hơn 1g trong 24h.

Tế bào niệu: có tế bào mủ, nhiều tế bào bạch cầu, hồng cầu.

Cấy vi khuẩn niệu: cần phải cấy vi khuẩn niệu để xác định chẩn đoán và làm được kháng sinh đồ cho điều trị.

Siêu âm: thấy hình ảnh giãn đài bể thận, giãn niệu quản, hình ảnh sỏi trong đường tiết niệu, khối u chèn ép,...Nếu nghi ngờ có sỏi thận tiết niệu cần chụp bụng không chuẩn bị.

Chụp bàng quang: nếu nghi ngờ có trào ngược bàng quang – thận, cần tiến hành sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được giải quyết. [3] 

Dấu hiệu viêm bể thận
Dấu hiệu viêm bể thận

4 Biến chứng của bệnh viêm bể thận cấp

Bệnh viêm thận bể thận cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng, cụ thể như:

Áp xe thận hoặc áp xe quanh thận.

Nhiễm khuẩn huyết: vi khuẩn xâm nhập vào trong máu gây nên nhiễm khuẩn toàn thân, đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Suy thận cấp, suy thận mạn. 

Viêm thận bể thận mạn, suy thận mạn: nếu bệnh viêm thận bể thận cấp tái phát nhiều lần có thể gây nên tình trạng viêm mạn. 

5 Điều trị viêm bể thận cấp 

5.1 Nguyên tắc điều trị viêm thận bể thận cấp

Nguyên nhân chính gây bệnh là do nhiễm khuẩn, do đó bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị. Cần cấy vi khuẩn niệu, máu (nếu có sốt cao) trước khi bắt đầu dùng kháng sinh và dùng kháng sinh theo kinh nghiệm để điều trị trong khi chờ kết quả cấy vi khuẩn.

Nếu sau 3 - 5 ngày điều trị, triệu chứng bệnh không đỡ cần điều chỉnh dùng kháng sinh theo kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ.

5.2 Thuốc điều trị viêm bể thận cấp 

Dùng trong 7 – 14 ngày bằng đường uống nếu triệu chứng không nặng, các kháng sinh có thể dùng như: Amoxicilin + Acid Clavulanic, Cephalosporin (thế hệ 2, thế hệ 3), Cefuroxime, Trimethoprim – sulfamethoxazol, kháng sinh nhóm fluoroquinolone (nhóm này cần lưu ý không chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em < 15 tuổi không được dùng, cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận).

Kết hợp dùng thuốc giảm đau chống co thắt: thuốc nospa, Buscopan, baralgin..

Nếu triệu chứng bệnh nặng, bệnh nhân khó uống thuốc, có thể dùng kháng sinh đường tiêm. Có thể kết hợp tiêm kháng sinh và chuyển sang uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài các thuốc kháng sinh cần phối hợp thêm: Uống đủ nước hoặc truyền bù dịch đủ để đảm bảo lượng nước tiểu nhiều ≥1500 - 2000ml/24h. Các dịch truyền bù nước như NaCl 0,9% hoặc Ringer 5%, Glucose 5%.

Giảm đau, giãn cơ trơn khi đau: Phloroglucinol hydrate, trimethylphloroglucinol,...

Cấy VK không mọc: tắc nghẽn đường tiểu, có thể tắc niệu đạo, do vi khuẩn không di chuyển được hoặc đã dùng kháng sinh trước đó. Lúc này cần chỉ định chụp UIV (chụp X quang thận, thuốc cản quang là UIV).

Diễn biến lâm sàng không thuận lợi sau khi dùng thuốc điều trị cần xem xét điều trị can thiệp ngoại khoa. 

Triệu chứng đau một bên hông điển hình
Triệu chứng đau một bên hông điển hình

6 Phòng ngừa viêm bể thận cấp

Cần uống đủ nước hàng ngày, không nên nhịn tiểu. Đồng thời cần điều trị triệt để khi có nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, tránh tình trạng viêm ngược dòng lên đường tiết niệu trên gây viêm thận bể thận cấp. 

Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở phụ nữ do đường niệu đạo ngắn vi khuẩn dễ xâm nhập. [4] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Mariya Belyayeva (Ngày đăng 10 tháng 7 năm 2021). Acute Pyelonephritis, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Nhóm Kiến thức Y khoa của Ada (Ngày đăng 14 tháng 2 năm 2021). Acute Pyelonephritis, ADA. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Đội ngũ chuyên gia của BMJ Best Practice (Ngày đăng 16 tháng 11 năm 2021). Acute pyelonephritis, BMJ Best Practice. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  4. ^  Christine DiMaria (Ngày đăng 22 tháng 3 năm 2019). Pyelonephritis, Healthline. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    triệu chứng viêm bàng quang cấp là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh viêm bể thận cấp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh viêm bể thận cấp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh
    LP
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, nhiều loại thuốc, thuốc chất lượng tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633