1. Trang chủ
  2. Tai Mũi Họng
  3. Viêm tai giữa mạn tính: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm tai giữa mạn tính: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm tai giữa mạn tính: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt ở trẻ em. [1] Người bệnh viêm tai giữa mạn tính có hiện tượng chảy mủ theo đợt, bị ảnh hưởng bởi những đợt viêm amidan. Dịch mủ chảy ở tai có thể chất nhầy, dính, không có mùi khó chịu những chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng nghe.

1 Viêm tai giữa mạn tính là gì?

Viêm tai giữa mạn tính được định nghĩa là một màng nhĩ bị thủng với dịch tiết dai dẳng từ tai giữa trong hơn 2-6 tuần. [2]

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất thính giác, nếu không được điều trị có thể dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn. Viêm tai giữa mạn tính thường xuất hiện từ thời thơ ấu, nhiều nhất là khoảng 2 tuổi.

Viêm tai giữa mạn tính là gì?

2 Nguyên nhân nào gây viêm tai giữa?

Viêm tai giữa thường xảy ra khi người bệnh nhiễm phải virus, vi khuẩn hoặc nấm, trong đó vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất.

Streptococcus pneumoniae được tìm thấy nhiều nhất ở những người bệnh viêm tai giữa mạn tính. Ngoài ra, còn một số loại vi khuẩn khác cũng thường gặp trong viêm tai giữa như Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Trong đó Haemophilus influenzae là tác nhân phổ biến nhất ở đối tượng là thanh thiếu niêm và người lớn bị viêm tai giữa mạn tính.

Người bệnh bị tổn thương hệ thống bảo vệ của biểu mô đường hô hấp khi cảm lạnh cũng có thể gây viêm tai giữa mạn tính. Tình trạng này xảy ra là do một số loại virus đăc biệt là virus hợp bào hô hấp và virus cúm.

Viêm tai giữa đa phần gặp phải ở trẻ em do có vòi nhĩ ngắn, nhỏ và nằm hơi ngang, khi chúng bị tắc gây ra hiện tượng ứ dịch và viêm. Người bệnh bị viêm tai giữa cấp tính nếu không điều trị và theo dõi triệt để, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính.

Viêm tai giữa cũng có thể xảy ra do hậu quả của các bệnh như cùm, sỏi, chấn thương do áp lực.

Viêm tai giữa cũng thường gặp hơn ở các đối tượng suy dinh dưỡng, người suy nhược hoặc mắc bệnh mạn tính làm giảm sức đề kháng.

3 Viêm tai giữa mạn tính được chẩn đoán như thế nào?

3.1 Các triệu chứng lâm sàng

Người bệnh viêm tai giữa mạn tính có hiện tượng chảy mủ theo đợt, bị ảnh hưởng bởi những đợt viêm amidan. Dịch mủ chảy ở tai có thể chất nhầy, dính, không có mùi khó chịu những chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng nghe.

Trường hợp viêm tai giữa chảy mủ thì mủ chảy có thể chất đặc, màu xanh có mùi hôi, có thể kèm theo cholesteatoma. Tình trạng chảy mủ ở những bệnh nhân này thường diễn ra lâu dài, nghe kém hơn, đau đầu âm ỉ hoặc nặng đầu đặc biệt là bên tai bị viêm.

Người bệnh viêm tai giữa mạn tính hồi viêm có biểu hiện gia tăng thân nhiệt lâu dài, có biểu hiện nhiễm trùng rõ rệt. Lúc này người bệnh ăn ngủ kém, sụt cân, suy nhược cơ thể, có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, ù tai, chóng mặt. Những bệnh nhân này càng ngày càng nghe kém hơn do bị chấn thương cả đường khí và xương tai. Không những thế, người bệnh bị đau tai nghiêm trọng, đau từng cơn và sâu trong tai sau đó lan ra sau xương chũm và thái dương. Một số người bệnh có thể có biểu hiện xuất ngoại mặt trong và ngoài xương chũm, sau tai, thái dương...

3.2 Các triệu chứng cận lâm sàng

Những người nghi ngờ viêm tai giữa mạn tính, khi thăm khám thấy tai chảy mủ lâu ngày, đặc mùi hôi, có thể có váng không tan trong nước. Ngoài ra, người bệnh có thể bị phồng hoặc xẹp màng nhĩm có khi bị thủng hay có polyp hòm nhĩ.

Để biết được tổn thương đã lan tỏa đến vùng nào của tai người bệnh có thể được chỉ định chụp CT đầu hoặc xương chũm.

Cần phải cấy dịch tai để biết được vi khuẩn gây bệnh và điều trị kháng sinh phù hợp, đồng thời đo thính lực để kiểm tra sức nghe.

Cần phân biệt viêm tai giữa mạn tính với viêm ống tai ngoài, viêm tấy hạch và tổ chức sau tai, viêm tai giữa do xoắn khuẩn hay sau lao phổi...

Viêm tai giữa mạn tính được chẩn đoán như thế nào?

4 Viêm tai giữa mạn tính được điều trị như thế nào?

4.1 Nguyên tắc điều trị

Trong điều trị viêm tai giữa mạn tính, điều cực kỳ quan trọng đó là phải kiểm soát sự nhiễm trùng ở tai. Đồng thời, những dịch tiết, dịch mủ bị ứ trong tai giữa cần được loại bỏ và điều trị phục hổi khả năng nghe.

Nếu người viêm tai giữa sử dụng kháng sinh không phù hợp sẽ làm mờ nhạt các triệu chứng, khó xác định để điều trị bệnh và gây biến chứng.

4.2 Điều trị nội khoa

Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hay oxy già để nhỏ vào tai, hút mủ nhiễm trùng, rửa và lau khô tai.

Người bệnh viêm tai giữa mạn tính có thể sử dụng dung dịch kháng sinh nhỏ tai như Neomycin, Polymyxin, Chloromycetin, Gentamycin. Có thể dùng kèm theo thuốc chống viêm nhóm steroids để nhỏ tai mỗi ngày từ 2 đến 4 lần.

Nếu xác định viêm tai giữa do Pseudomonas thì nhỏ tai bằng dung dịch acid acetic 1,5%.

Rất hạn chế sử dụng kháng sinh toàn thân cho người bệnh viêm tai giữa, chỉ cân nhắc sử dụng khi người bệnh có những đợt viêm cấp. Mỗi đợt dùng kháng sinh cho người bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày như sau:

  • Amoxicilin được dùng với liều 3g/ngày với người lớn và  30 mg/kg/ngày với trẻ nhỏ.
  • Clarithromycin cũng được sử dụng cho người lớn và trẻ em với liều theo cân nặng.
  • Ngoài ra người bệnh viêm tai giữa mạn tính cần phải điều trị bệnh mũi, họng mắc kèm và hạn chế bơi lội, gội đầu để nước không vào tai.

4.3 Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh nhân có Polyp hòm nhĩ thò ra ở ống tai, hay có mô hạt cần phải phẫu thuật cắt bỏ trước, sau đó mới điều trị nhỏ thuốc vào ta. Tuy nhiên khi cắt bỏ cần cẩn thận tránh nguy cơ gây tai biến liệt mặt hoặc viêm mê nhĩ sau mổ.

Người bệnh viêm tai giữa mạn tính có thể phẫu thuật vá màng nhĩ đơn thuần và mở sào bào thượng nhĩ, phẫu thuật tiệt căn xương chũm.

Phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa thế nào?

5 Phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính như thế nào?

Người bệnh cần được điều trị yếu tố nguy cơ gây viêm tai giữa cấp như viêm mũi họng, viêm VA, sâu răng…

Nếu bị viêm tai giữa cấp, người bệnh cần được điều trị và theo dõi cẩn thận.

Với trường hợp viêm tai giữa mạn tính thì phải chẩn đoán và điều trị sớm, đồng thời phải theo dõi và phát hiện kịp thời biến chứng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Digna C. Rosario ; Magda D. Mendez, Chronic Suppurative Otitis, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Denny Varughese, MD, Chronic Suppurative Otitis Media, Medscape. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    tôi bị viêm tai giữa mạn tính phải làm thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm tai giữa mạn tính: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm tai giữa mạn tính: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    KN
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633