1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú

Viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú

Viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú

Trungtamthuoc.com - Bệnh suy thận giai đoạn cuối có nhiều phương pháp chữa trị như lọc máu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, ghép thận,... Lọc màng bụng liên tục ngoại trú có thể gây ra biến chứng như viêm phúc mạc. Bạn đọc có thể tìm hiểu cụ thể về biến chứng này trong bài viết dưới đây.

1 Sơ lược về lọc màng bụng liên tục ngoại trú

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (viết tắt là CAPD) là phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận, khi sử dụng chính màng bụng để lọc các chất như nước, điện giải,... 

Màng bụng hay còn được gọi là phúc mạc, là một màng lớn nhất cơ thể, giữ vai trò bảo vệ tất cả các cơ quan trong cơ thể. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú còn có thể được gọi là thẩm phân phúc mạc. 

Sử dụng chính màng bụng (phúc mạc) của bệnh nhân làm màng lọc để đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra ngoài hằng ngày thông qua dịch lọc. Một ống thông được đưa vào khoang phúc mạc và được giữ trong ổ bụng. Các chất chuyển hóa và nước dư thừa sẽ đi qua màng bụng của bệnh nhân và thải ra ngoài khi thay dịch.

  • Đưa vào ổ bụng 1 - 3 lít dung dịch thẩm phân chứa các chất điện giải và chất tạo áp lực thẩm thấu (Dextrose).
  • Nếu là lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) mỗi ngày trung bình cần thay dịch lọc 4 lần.

Các hình thức lọc màng bụng:

  • + Lọc màng bụng ngoại trú (CAPD)
  • + Lọc màng bụng chu kỳ liên tục (CCPD)
  • + Lọc màng bụng gián đoạn về đêm (NIPD)
  • + Lọc màng bụng tự động (APD)

- Ưu điểm:

  • So với thận nhân tạo, PD mang đến cho bệnh nhân nhiều tự do hơn, bệnh nhân không cần đến trung tâm chạy thận để điều trị.
  • Cũng có thể thích hợp ở trẻ em.
  • Quá trình lọc diễn ra những biến đổi vè nước, điện giải, tình trạng sinh hóa máu ổn định hơn, tránh hội chứng mất thăng bằng, đào thải các độc tố tốt hơn, không phải sử dụng Heparin toàn thân, không tiếp xúc với các vật liệu lạ, tránh lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân, kiểm soát thiếu máu tốt hơn, không cần làm thông động tĩnh mạch (AVF).
  • Được chỉ định ưu tiên đối với bệnh nhân suy tim nặng, những bệnh nhân làm AVF khó khăn (hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường).

- Hạn chế:

  • Màng bụng bị tổn thương, viêm màng bụng, thiểu dưỡng, tăng áp lực ổ bụng, thoát vị,..
  • Dễ ứ trệ nước và điện giải, có nguy cơ lọc không đầy đủ sau vài năm, bắt buột thực hiện hằng ngày, ảnh hưởng đến lao động và công tác, ảnh hưởng đến môi trường gia đình và cần có kỹ năng và hiểu biết tốt.

Đây là một phương pháp điều trị thay thế có nhiều ưu điểm cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Phương pháp này bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà, do vậy được gọi là lọc màng bụng ngoại trú. Bệnh nhân có thể tự lọc máu ở nhà sau khi được đặt ống catheter trong khoang ổ bụng tại bệnh viện. Phương pháp này cũng giúp bệnh nhân tốn ít chi phí và công sức đi lại hơn vì chỉ cần đến bệnh viện kiểm tra định kỳ 1 tháng 1 lần. 

Số lần lọc màng bụng người bệnh cần thực hiện là 4 lần/ 1 ngày. Thể tích dịch lọc mỗi lần là 2 lít, thời gian thực hiện trong vòng 30 phút. 

Đây là phương pháp được đánh giá cho hiệu quả tương đương với chạy thận nhân tạo chu kỳ. 

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (viết tắt là CAPD)
Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (viết tắt là CAPD)

2 Viêm phúc mạc trong CAPD

Trong quá trình lọc màng bụng tại nhà, viêm phúc mạc là biến chứng có thể gặp trên cơ thể bệnh nhân sau khi thẩm phân phúc mạc. [1] 

Viêm phúc mạc trong CAPD có thể do tác nhân vi khuẩn xâm nhập trong lúc lọc màng bụng, hoặc do người bệnh vệ sinh không tốt trước và sau khi lọc. Hậu quả là gây ra phản ứng viêm cấp tính, không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng toàn thân. 

Do đó, khi thấy dấu hiệu triệu chứng bất thường, cần nhập viện để được bác sĩ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. 

3 Chẩn đoán viêm phúc mạc trong CAPD

3.1 Chẩn đoán xác định

3.1.1 Triệu chứng lâm sàng

Đau bụng: đây là triệu chứng thường gặp nhất, hầu như bệnh nhân nào cũng có xuất hiện cơn đau. Tuy nhiên, lúc này người bệnh cần nằm im, không nên cử động có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Báo cho người nhà để kịp thời nhập viện.

Thành bụng bị co cứng, sờ vào thấy cứng và rắn chứ không mềm như bình thường.

Sốt: sốt là triệu chứng thường gặp của phản ứng viêm, bệnh nhân sốt cao có thể lên tới 39°c - 40°c.

Dịch lọc màng bụng: nhận thấy có sự khác thường so với dịch lọc thường ngày, dịch lúc này có màu đục.

3.1.2 Cận lâm sàng

Khi đã nhập viện, các xét nghiệm cận lâm sàng có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh như: 

Xét nghiệm dịch: có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.

Xét nghiệm vi sinh: nuôi cấy dịch lọc màng bụng có thể thấy vi khuẩn gây bệnh (E.coli hoặc trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu,...) từ đó lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp.

Cấy máu cũng có thể thấy vi khuẩn gây bệnh.

Viêm phúc mạc trong CAPD
Viêm phúc mạc trong CAPD

3.2 Chẩn đoán nguyên nhân

Vi khuẩn xâm nhập có thể do bệnh nhân không đảm bảo vệ sinh và yêu cầu vô trùng khi thực hiện thao tác, các nguyên nhân có thể là:

Do bệnh nhân thực hiện thay túi dịch không đúng yêu cầu vô khuẩn.

Có thể do chân catheter bị nhiễm khuẩn. 

3.3 Chẩn đoán phân biệt

Viêm phúc mạc nhưng không tìm thấy vi khuẩn nuôi cấy:

Do kỹ thuật lấy bệnh phẩm chưa chuẩn xác, hoặc kỹ thuật nuôi cấy chưa đúng phương pháp. 

Do bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước đó.

Viêm phúc mạc có thể là viêm phúc mạc ruột thừa, thủng tạng rỗng,...

Dịch lọc màng bụng màu đục có thể do dưỡng chấp.

4 Điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân CAPD

4.1 Xử trí ban đầu khi chưa có kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ 

Sử dụng kháng sinh toàn thân, có thể dùng một trong các nhóm thuốc như: nhóm Cephalosporin thế hệ 3, nhóm beta lactam. Liều dùng tùy thuộc vào từng loại kháng sinh và từng bệnh nhân suy giai đoạn cuối đang lọc màng bụng. Thời gian điều trị từ 1421 ngày.

Kháng sinh tại chỗ dùng kháng sinh tại chỗ cần rửa ổ bụng trước tiên. Pha kèm kháng sinh trong dịch lọc và tiến hành ngâm ổ bụng. Thường điều trị kháng sinh tại chỗ điều trị theo phác đồ. Thời gian điều trị từ 14-21 ngày. 

4.2 Khi có kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ

Trường hợp vi khuẩn nhạy cảm với các thuốc kháng sinh đã dùng khi chưa có kháng sinh đồ thì tiếp tục dùng cho đủ thời gian là 14 ngày.

Nếu vi khuẩn kháng với một trong các thuốc kháng sinh đã sử dụng, nên chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có kinh nghiệm điều trị lớn hơn.

Vệ sinh sạch sẽ là cách phòng bệnh tốt nhất
Vệ sinh sạch sẽ là cách phòng bệnh tốt nhất

5 Cách phòng bệnh viêm phúc mạc ở bệnh nhân CAPD

Do nguyên nhân chủ yếu gây bệnh do vi khuẩn xâm nhập khi người bệnh không tuân thủ nguyên tắc vô trùng, do đó cách để phòng bệnh tốt nhất đó là:

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi lọc màng bụng: rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, sử dụng nguồn nước sạch sẽ,...

Phòng thay dịch cần sạch sẽ, được vệ sinh và vô trùng thường xuyên.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ John M Burkart, MD (Ngày đăng 11 tháng 5 năm 2020). Clinical manifestations and diagnosis of peritonitis in peritoneal dialysis, UpToDate. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Số lần lọc màng bụng người bệnh cần thực hiện là bao nhiêu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú
    SV
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin uy tín, chính xác, các bạn nên theo dõi các bài viết ở đây

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633