1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Viêm phúc mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phúc mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phúc mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Viêm phúc mạc là do màng bụng bị nhiễm khuẩn. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do vỡ thủng các tạng khiến vi khuẩn lan tỏa đường tiêu hóa hoặc do màng phúc mạc bị nhiễm khuẩn mà không có vỡ tạng.

1 Viêm phúc mạc là bệnh gì?

Phúc mạc là một màng mỏng như lụa bao phủ lên các cơ quan ở vùng bụng. Viêm phúc mạc là tình trạng lớp phúc mạc bị viêm do nhiễm khuẩn. Đây là một bệnh lý ngoại khoa rất nặng. Người bị viêm phúc mạc cần được điều trị ngay để chống lại sự nhiễm trùng. Bởi nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển và biến chứng sang nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng toàn thân đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Viêm phúc mạc do túi mật bị vỡ
Viêm phúc mạc do túi mật bị vỡ

2 Nguyên nhân gây viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc là do màng bụng bị nhiễm khuẩn. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do vỡ thủng các tạng khiến vi khuẩn lan tỏa đường tiêu hóa hoặc do màng phúc mạc bị nhiễm khuẩn mà không có vỡ tạng. Mỗi loại viêm phúc mạc sẽ có căn nguyên gây bệnh khác nhau và được chia thành:

2.1 Viêm phúc mạc tiên phát

Đây là kiểu viêm phúc mạc lan tỏa thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, đặc biệt là những người bị lao hoặc xơ gan.

Bệnh tự phát do màng phúc mạc bị nhiễm trùng các loại vi khuẩn như E.coli, phế cầu, liên cầu mà không có sự tổn thương các tạng ở ổ bụng. 

2.2 Viêm phúc mạc thứ phát

Viêm phúc mạc thứ phát thường là do các tạng trong ổ bụng bị vỡ, chấn thương. Lúc này các vi khuẩn như E.coli, Klebsiella pneumoniae, B.fragilis,... sẽ từ vết thương lan vào màng phúc mạc gây ra tình trạng viêm.

Nguyên nhân thường là do người bệnh bị thủng dạ dày-ruột, hoại tử ruột, vỡ ruột thừa, vết khâu sau phẫu thuật bị bục chỉ,... [1] 

2.3 Viêm phúc mạc thì ba

Đây là tình trạng người bệnh đã từng bị mắc viêm phúc mạc tiên phát hoặc thứ phát, được điều trị nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn tồn tại hoặc tái xuất hiện sau một thời gian.

Tình trạng này thường gặp ở những người bị rối loạn đáp ứng miễn dịch. Các vi khuẩn gây bệnh là trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn G(-) đường ruột kháng thuốc,...

Các biến chứng của viêm phúc mạc là gì?
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu, gây sốc và tổn thương các cơ quan khác của bạn. Điều này có thể gây tử vong.

3 Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh viêm phúc mạc

Bệnh não gan. 

Hội chứng gan thận.

Nhiễm trùng huyết.

Áp xe trong ổ bụng

Ruột hoại tử.

Kết dính trong phúc mạc.

Sốc nhiễm trùng. [2] 

4 Triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán bệnh

4.1 Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phúc mạc. Một số triệu chứng phổ biến có thể gặp ở bất cứ người bệnh nào là:

Đau bụng kèm theo các cơn buồn nôn và nôn ói.

Sốt cao tới 39-40 độ C và khát nước.

Chán ăn.

Tiêu chảy, tiểu ít.

Người mệt mỏi, phờ phạc, da xanh tái, chân tay lạnh.

Nặng hơn là bán mê hoặc hôn mê, tụt huyết áp, mạch nhanh. [3]

Người bị viêm phúc mạc có triệu chứng điển hình là đau bụng
Người bị viêm phúc mạc có triệu chứng điển hình là đau bụng

4.2 Cận lâm sàng

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh là:

Xét nghiệm công thức máu: 

  • Số lượng bạch cầu với tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao. 
  • Tốc độ máu lắng, ure và creatinin máu tăng.
  • Số lượng hồng cầu, hematocrit tăng do máu bị cô đặc. Một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm độc thì số lượng có thể giảm do vỡ hồng cầu.

Điện giải đồ thay đổi.

Siêu âm ổ bụng: thấy có dịch trong lòng ruột, quai ruột có dịch và hơi. Đôi khi có thể tìm được nguyên nhân gây bệnh như đường nứt ở gan lách,...

Chụp ổ bụng ở tư thế đứng trên phim thẳng có thể thấy: mờ vùng thấp, quai ruột giãn, thành ruột dày. 

Chọc dịch ổ bụng đôi khi chọc ra có thể thấy mủ hoặc dịch mật đục chảy ra. Soi và cấy dịch màng bụng có thể cho kết quả vi khuẩn gây bệnh.

5 Điều trị viêm phúc mạc

5.1 Viêm phúc mạc nguyên phát

Viêm phúc mạc nguyên phát chủ yếu được điều trị nội khoa bằng kháng sinh để chống lại sự nhiễm trùng và lan rộng.

Đầu tiên bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm của bác sĩ. Kháng sinh được ưu tiên là Ceftriaxon hoặc cefotaxim hoặc quinolon. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm E. coli hoặc Klebsiella pneumoniae kháng thuốc thì dùng: doripenem, meropenem, Ciprofloxacin, Moxifloxacin,...

Sau khi cấy dịch hoặc cấy máu xác định được nguyên nhân gây bệnh và làm kháng sinh đồ thị điều trị theo kháng sinh đồ.

Thời gian điều trị bằng kháng sinh là từ 5 đến 14 ngày tùy theo hiệu quả của việc điều trị.

Người bị xơ gan có nhiễm khuẩn dịch cổ trướng được điều trị hỗ trợ bằng chọc dịch màng bụng và truyền Albumin theo đường tĩnh mạch.

5.2 Viêm phúc mạc thứ phát

Viêm phúc mạc thứ phát thường là nhiễm khuẩn lan tỏa do thủng, vỡ tạng ổ bụng. Do đó những bệnh nhân này thường được điều trị ngoại khoa kết hợp với hồi sức ngoại khoa tích cực.

Hồi sức ngoại khoa

Truyền dịch, điện giải để bù lại lượng nước và cân bằng điện giải cho bệnh nhân.

Sử dụng kháng sinh phổ rộng, tác dụng mạnh theo kháng sinh đồ.

Nếu bệnh nhân bị đau, sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau.

Nếu bệnh nhân khó thở cần được thở oxy.

5.3 Điều trị ngoại khoa

Nguyên tắc là mổ càng sớm càng tốt sau khi đã hồi sức tích cực, nếu tình hình nguy cấp có thể vừa hồi sức vừa mổ.

Phương pháp này rất cần thiết để loại bỏ các mô nhiễm trùng trong ổ bụng như trong trường hợp bệnh nhân bị vỡ ruột thừa, thủng dạ dày-ruột,...

Việc điều trị ngoại khoa cần kết hợp với sử dụng kháng sinh để chống lại vi khuẩn. Các kháng sinh thường dùng là: Ticarcillin-clavulanate, piperacillin-tazobactam, Ertapenem + metronidazol. Với người bệnh nặng có thể dùng Imipenem, doripenem, Meropenem + metronidazol. Khi đã xây dựng được kháng sinh đồ thì lựa chọn kháng sinh theo đó.

Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa viêm phúc mạc

6 Cách dự phòng bệnh ở những đối tượng có nguy cơ cao

Bệnh nhân đang tiến hành lọc máu qua màng bụng có nguy cơ bị viêm phúc mạc rất cao. Để tránh bị viêm phúc mạc, bệnh nhân và nhân viên y tế cần lưu ý:

Rửa sạch tay trước khi chạm vào ống thông.

Sát khuẩn vùng da xung quanh ống thông hằng ngày.

Các dụng cụ sử dụng trong lọc màng bụng cần được cất ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, không có điều kiện phù hợp cho vi khuẩn phát triển.

Trong khi tiến hành thay dịch lọc cần đeo khẩu trang và găng tay.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 18 tháng 6 năm 2020). Peritonitis, Mayo Clini. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Ann Pietrangelo (Ngày đăng 18 tháng 11 năm 2021). Understanding Peritonitis, Healthline. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Rick Ansorge (Ngày đăng 12 tháng 11 năm 2021). Peritonitis, WebMD. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Liều dùng của kháng sinh điều trị bệnh viêm phúc mạc là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm phúc mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm phúc mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633