1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Viêm phổi không điển hình ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phổi không điển hình ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phổi không điển hình ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Trungtamthuoc.com - Viêm phổi là một trong những bệnh lý hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh này, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn không điển hình gây ra. Vậy bệnh có biểu hiện và được điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1 Viêm phổi không điển hình là gì?

Viêm phổi không điển hình do vi khuẩn là tình trạng viêm phổi được gây ra bởi các vi khuẩn không điển hình, chúng không thể được phát hiện bằng phương pháp nhuộm Gram hay nuôi cấy thông thường.[1]

2 Các tác nhân vi khuẩn không điển hình gây viêm phổi ở trẻ

Có rất nhiều loại vi khuẩn không điển hình gây viêm phổi ở trẻ, tuy nhiên có 3 loại vi khuẩn gram âm phổ biến nhất là:

  • Mycoplasma pneumoniae: Đây là loài vi khuẩn có tỉ lệ gây các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp không điển hình cao nhất. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, và có thể lây nhiễm từ người sang người.
  • Chlamydia pneumoniae: Cũng là một trong những vi khuẩn không điển hình gây viêm phổi ở trẻ nhỏ. Thường gặp khi trẻ hít phải những giọt không khí nhiễm phải vi khuẩn, có thể lây nhiễm từ một số loài động vật có vú khác.
  • Legionella pneumoniae: Chúng chiếm tỉ lên từ 5 đến 7% trong số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn không điển hình. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bệnh nhân ở khu vực có độ ẩm cao, có nhiều ao tù, nước đọng. Tỷ lệ lây từ người sang người thấp.[2]
Vi khuẩn không điển hình gây viêm phổi ở trẻ.
Vi khuẩn không điển hình gây viêm phổi ở trẻ.

Các loài vi khuẩn này khi vào cơ thể người, chúng xâm nhập vào các tế bào, nhân lên và phá hủy tế bào.

3 Triệu chứng viêm phổi do vi khuẩn không điển hình ở trẻ

Hầu hết bệnh nhân viêm phổi không điển hình có bắt đầu bằng các triệu chứng viêm đường hô hấp. Có một số trường hợp bệnh khởi phát nhanh đột ngột.

Triệu chứng thường gặp nhất trong trường hợp này là trẻ có biểu hiện sốt cao, sốt kéo dài, thậm chí lên đến  39 - 40 độ C. Đồng thời, trẻ ho nhiều, ho từng cơn hoặc lúc đầu thì ho khanh nhưng sau lại có đờm. Và khi ho nhiều như vậy khiến trẻ bị khàn tiếng, có thể kèm theo đau ngực.

Khi trẻ bị nhiễm Mycoplasma pneumoniae, thời gian ủ bệnh thường từ 4 đến 20 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ ho, khó chịu, đau cơ và họng. Triệu chứng ho thường là ho khan, ho nhiều hơn vào ban đêm. Ở một số trẻ, khi nhiễm vi khuẩn này còn có biểu hiện ngoài phổi như ban đỏ, nổi mề đay thậm chí là viêm màng não vô khuẩn. Với những trường hợp đã từng mắc bệnh viêm phổi trước khi nhiễm vi khuẩn này có thể bị viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi hoặc suy hô hấp.

Nếu trẻ bị nhiễm Chlamydia pneumoniae thì thời gian ủ bệnh cũng dài, khi phát bệnh có các triệu chứng như đau họng, ho và đau đầu. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng.

Còn với Legionella pneumoniae có thể khiến trẻ bị thay đổi tâm thần, ho, sốt và suy hô hấp. Không những thế, nhiều trẻ khi nhiễm vi khuẩn này còn có  triệu chứng tiêu chảy. Trẻ có thể bị nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Ở trẻ viêm phổi do nhiễm khuẩn không điển thì thì các triệu chứng toàn thân thường nổi bật hơn các triệu chứng hô hấp.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh thì rất khó để biết được. Do đó, trẻ cần được làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.[3]

Sốt - một trong những triệu chứng thường gặp trong viêm phổi ở trẻ.
Sốt - một trong những triệu chứng thường gặp trong viêm phổi ở trẻ.

4 Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán viêm phổi không điển hình ở trẻ

Làm xét nghiệm huyết học cho bệnh nhi ta thấy số lượng bạch cầu tăng lên, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính có thể không tăng, chỉ số CRP thường cao.

Thông thường các xét nghiệm sinh hóa ít bị thay đổi. Nhưng nếu trẻ suy hô hấp nặng thì đo khí máu có thể thấy pH giảm, phân áp CO2 máu tăng, còn phân áp O2 máu giảm và độ bão hòa oxy trong máu động mạch cũng giảm.

Làm các xét nghiệm vi sinh để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm phổi là do loài vi khuẩn nào. Ở đây có thể làm các phương pháp nuôi cấy vi khuẩn trực tiếp, hay PCR để tìm đoạn gen vi khuẩn không điển hình từ dịch tiết đường hô hấp của trẻ.

Chụp X-quang ngực để thấy được hình ảnh tổn thương phổi. Các tổn thương có thể nhìn thấy như nhu mô phổi tổn thương, có hình lưới, loang lổ mờ không đều. Trong một số trường hợp có thể thấy phổi bị tổn thương thành các đám mờ đậm tập trung nhìn như hoại tử. Cũng có thể thấy tràn dịch màng phổi một hoặc hai bên kèm theo nếu trẻ có hiện tượng này.

Chụp X - quang phổi để thấy hình ảnh phổi tổn thương.
Chụp X - quang phổi để thấy hình ảnh phổi tổn thương.

5 Điều trị viêm phổi do vi khuẩn không điển hình ở trẻ

5.1 Điều trị triệu chứng

Trường hợp trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn không điển hình ngoài việc điều trị căn nguyên của bệnh, ta cần khắc phục các triệu chứng của bệnh.

Nếu trẻ có suy hô hấp thì phải làm các liệu pháp chống suy hấp như: hút thông đường thở, cung cấp oxy bằng thiết bị chuyên dùng. Đồng thời phải luôn luôn theo dõi sát nhịp thở, nồng độ oxy bão hòa và các thông số khí máu ở trẻ.

Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C đến cao hơn, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều cho mỗi kg cân nặng của trẻ trong mỗi lần 10 - 15mg. Có thể lặp lại sau 6 tiếng nếu trẻ còn sốt. Đồng thời làm hạ nhiệt cho bé bằng lau người với nước ấm.

Bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho bé, cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho sự phát triển của bé.

Bổ sung nước - điện giải đầy đủ cho trẻ.
Bổ sung nước - điện giải đầy đủ cho trẻ.

5.2 Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ

Do các vi khuẩn không điển hình này không có thành tế bào, do đó không sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam để điều trị.

Nhóm kháng sinh được chọn ưu tiên kháng sinh nhóm Macrolid [4]. Bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng với liều như sau:

  • Với Erythromycin mỗi ngày cho trẻ dùng 50 mg/kg.
  • Với Clarithromycin thì cho trẻ dùng 15 mg /kg hàng ngày.
  • Hoặc với Azithromycin liều thích hợp cho trẻ trong một ngày là 10 mg/kg.

Nhóm kháng sinh thứ 2 được cân nhắc lựa chọn cho trẻ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình là kháng sinh nhóm Quinolon. Trong nhóm kháng sinh này, ta dùng thuốc Levofloxacin, liều dùng mỗi ngày cho trẻ là 20 mg/kg.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong viêm phổi nhiễm khuẩn không điển hình.
Sử dụng thuốc kháng sinh trong viêm phổi nhiễm khuẩn không điển hình.

Các thuốc này dùng dưới dạng uống cho trẻ nếu không bị viêm phổi nặng. Còn dạng tiêm được sử dụng khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi nặng, suy thở.

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu cho 3 loại vi khuẩn không điển hình trên. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường sống xung quanh.

Trên đây là các dấu hiệu và cách điều trị cho trẻ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình. Hy vọng sẽ giúp đỡ được phần nào cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé nhà mình.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 1 tháng 10 năm 2019). Atypical Pneumonia, CDC. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Jung Yeon Shim, MD (Ngày đăng: tháng 12 năm 2020). Current perspectives on atypical pneumonia in children, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Denis Hadjiliadis, MD (Ngày đăng: ngày 8 tháng 3 năm 2020). Atypical Pneumonia, Medline Plus. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia y tế của Cleveland Clinic (Ngày đăng: ngày 10 tháng 9 năm 2019). Atypical (Walking) Pneumonia, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nếu trẻ sốt cao từ 38,5oC thì phải làm thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm phổi không điển hình ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm phổi không điển hình ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
    GT
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633