1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Viêm phế quản cấp: nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị

Viêm phế quản cấp: nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị

Viêm phế quản cấp: nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị

Trungtamthuoc.com - Giống với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác, bệnh viêm phế quản cấp lây qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc với các giọt dịch tiết chứa virus, vi khuẩn từ người bệnh. Có thể là hít phải hoặc chạm tay vào rồi đưa tay lên mũi miệng.

1 Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản là khi các ống dẫn khí đến phổi, được gọi là ống phế quản, bị viêm và sưng lên. Triệu chứng thường là các cơn ho dai dẳng và có chất nhầy .

Có hai loại:

Viêm phế quản cấp tính: Phổ biến hơn. Các triệu chứng kéo dài một vài tuần, nhưng nó thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng.
Viêm phế quản mãn tính: Nghiêm trọng hơn. Bệnh tiếp tục quay trở lại hoặc không biến mất. [1]

Viêm phế quản cấp là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, thường do vi rút gây ra và thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên với biểu hiện là viêm và sưng ống phế quản.  [2], Những vi-rút này lây lan trong không khí khi mọi người ho, hoặc khi tiếp xúc cơ thể (ví dụ: trên tay chưa rửa sạch). Tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, khói bụi cũng có thể gây ra bệnh viêm phế quản cấp. Ít thường xuyên hơn, vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm phế quản cấp tính.  [3] Đây là bệnh dễ gặp nhất mà hầu như người nào cũng mắc phải một vài lần trong đời. Viêm phế quản cấp ở trẻ em là bệnh lý hô hấp thường gặp.

Viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp thường có thể tự khỏi sau 1-2 tuần và ít khi để lại di chứng.

Nếu người nhiễm bệnh có hệ miễn dịch kém, rất dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài dai dẳng và biến chứng thành mạn tính hoặc các bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm phổi, suy hô hấp,...

2 Nguyên nhân nào gây ra viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp chủ yếu là do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Các virus hay gặp là: Adenovirus, Coronavirus, Virus cúm A và B, Rhinovirus,... Sự xâm nhiễm của virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phế quản cấp.

Vi khuẩn xâm nhập và hệ hô hấp cũng có thể gây viêm phế quản cấp nhưng ít gặp hơn virus. Thường gặp nhất là mycoplasma, chlamydia,...

Giống với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác, bệnh viêm phế quản cấp lây qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc với các giọt dịch tiết chứa virus, vi khuẩn từ người bệnh. Có thể là hít phải hoặc chạm tay vào rồi đưa tay lên mũi miệng.

Thời điểm nhiều người bị viêm phế quản cấp trong năm là lúc giao mùa đông và xuân, do thời tiết thay đổi thất thường.

3 Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp

Hầu hết, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng dưới đây có khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Đó là:

  • Người có sức đề kháng kém không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
  • Người thường xuyên hút thuốc lá khiến hệ hô hấp bị tổn thương.
  • Người bị trào ngược dạ dày gây kích thích cổ họng.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng phổi. 
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp

4 Triệu chứng thường gặp khi bị viêm phế quản cấp

4.1 Triệu chứng lâm sàng

Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn có thể có các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như nhức đầu nhẹ hoặc đau nhức cơ thể. Trong khi các triệu chứng này thường cải thiện trong khoảng một tuần, bạn có thể bị ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần. [4]

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp các biểu hiện sau:

Ho: Đây là một triệu chứng không đặc hiệu, có thể gặp ở bất kì một bệnh đường hô hấp nào chứ không riêng viêm phế quản cấp. Ban đầu bệnh nhân thường bị ho khan từng cơn hoặc từng tiếng kèm theo cảm giác rát bỏng, khàn tiếng. Sau vài hôm, ho khan sẽ chuyển thành ho khạc đờm màu vàng mủ, đôi khi có chút máu. 

Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc cao hoặc không sốt, sốt theo từng cơn hoặc liên tục.

Sổ mũi, nghẹt mũi do viêm đường hô hấp trên.

Có thể khó thở, cổ họng ngứa rát, sưng và đau khi nuốt.

Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn,...

Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể thấy khó thở rõ rệt, nhịp thở nhanh,...

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp không điển hình, rất khó nhận biết rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Khi các biểu hiện bệnh kéo dài quá 5 ngày, bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị cụ thể.

4.2 Cận lâm sàng

Khi thăm khám, bệnh nhân thường được chỉ định:

  • Chụp X-quang phổi thấy bình thường hoặc thành phế quản dày hơn.
  • Làm các xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng nếu có nhiễm khuẩn.
  • Dựa vào các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân sẽ được chẩn đoán tình trạng bệnh cụ thể và tìm được nguyên nhân gây bệnh để sử dụng thuốc cho phù hợp.
  • Việc chẩn đoán bệnh cần lưu ý phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự như viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản bội nhiễm, lao phổi, ung thư phổi-phế quản,...

5 Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp Bộ Y tế

Ở người lớn, viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi sau vài ngày nếu sức đề kháng tốt.

Hầu hết, viêm phế quản cấp có nguyên nhân là virus do đó không cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Thông thường, nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. 

5.1 Điều trị triệu chứng

Nếu bệnh nhân bị sốt cao từ 38,5 độ trở lên thì cho bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt. Hai loại thường dùng là ParacetamolIbuprofen. Lưu ý với trẻ có bệnh lý tim, phổi thần kinh,... cần cho trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc.

Bệnh nhân bị ho khan nhiều thường được chỉ định dùng thêm thuốc giảm ho như terpin codein liều 15-30mg/ngày hoặc Dextromethorphan liều 10-25mg/ngày (ở người lớn). Nếu bệnh nhân ho có đờm thường được chỉ định dùng các thuốc làm loãng đờm, long đờm như Acetylcystein liều 200mg, 3 gói mỗi ngày.

Nếu bị sổ mũi nghẹt mũi thì bệnh nhân nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.

Có thể sử dụng thêm thuốc kháng virus, tuy nhiên cách này không nên tùy tiện sử dụng. Bác sĩ cũng chỉ cân nhắc sử dụng đối với các bệnh nhân bị nghi ngờ có tác nhân là virus cúm. 

Ngoài ra, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi, giữ ấm cẩn thận, uống nhiều nước ấm, bỏ thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng dễ tiêu, chứa nhiều vitamin để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Viêm phế quản cấp thường nhẹ và không gây biến chứng. Các triệu chứng thường tự hết và chức năng phổi trở lại bình thường.

Trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh không cần thiết để điều trị viêm phế quản cấp tính. Đó là bởi vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do vi rút gây ra. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại vi rút. Nếu nó đã tiến triển thành viêm phổi, thì có thể cần dùng đến kháng sinh.  [5]

Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng

5.2 Điều trị bằng kháng sinh

Thuốc trị viêm phế quản là kháng sinh để điều trị khi bệnh nhân có nguy cơ hoặc đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc lựa chọn kháng sinh tùy theo tình hình kháng thuốc ở địa phương và loại vi khuẩn gây bệnh.

Một số kháng sinh thường dùng là:

6 Phòng bệnh viêm phế quản cấp bằng cách nào?

Để phòng bệnh viêm phế quản cấp, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, chúng ta cần chú ý:

  • Tiêm vacxin phòng cúm. Khuyến cáo đặc biệt cho bệnh nhân hay mắc bệnh hô hấp hoặc có bệnh hô hấp mạn tính, người bị suy tim, người cao tuổi và trẻ em.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Uống nhiều nước ấm, giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ.
  • Nếu bị nhiễm trùng tai, mũi, họng, răng,... cần điều trị sớm và dứt điểm.
  • Ăn uống đủ chất (đặc biệt là các loại vitamin) và tập thể dục để nâng cao đề kháng của cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Bronchitis, WebMD. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Chest Cold (Acute Bronchitis), cdc.gov. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Acute Bronchitis, Medlineplus. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Bronchitis, Mayoclinic. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021
  5. ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopskinh Medicine, Acute Bronchitis, Hopskin Medicine. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cách nhận biết viêm phế quản nhiễm khuẩn


    Thích (0) Trả lời
  • 4 Thích

    Điều trị viêm phế quản cấp như thế nào?


    Thích (4) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm phế quản cấp: nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm phế quản cấp: nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị
    QV
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595