1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. [Cảnh báo] Viêm mủ màng phổi gây nguy hiểm cho trẻ

[Cảnh báo] Viêm mủ màng phổi gây nguy hiểm cho trẻ

[Cảnh báo] Viêm mủ màng phổi gây nguy hiểm cho trẻ

Trungtamthuoc.com - Viêm mủ màng phổi - bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ. Vậy làm sao để biết trẻ có triệu chứng của bệnh mà điều trị kịp thời? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài dưới đây nhé!

1 Viêm mủ màng phổi là gì?

Viêm mủ màng phổi là tình trạng phổi bị viêm và có ứ mủ trong khoang màng phổi. Phần dịch mủ này có thể là mủ thật sự, nhưng cũng có thể là dịch màu đục hoặc nâu nhạt. Các dịch này luôn luôn có chứa xác bạch cầu đa nhân.[1]

Viêm mủ màng phổi
Viêm mủ màng phổi

2 Nguyên nhân gây viêm mủ màng phổi ở trẻ

Nguyên nhân chính của viêm phổi màng mủ là do vi khuẩn. Trong đó vi khuẩn thường gặp nhất  là: tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, các vi khuẩn hoặc một số vi khuẩn gram âm như P-pneumoniae, K-pneumoniae…

Trong bệnh viêm mủ màng phổi thì thường gặp nguyên nhân do vi khuẩn gram dương hơn là vi khuẩn gram âm.

Viêm mủ màng phổi thường gặp sau khi nhiễm một số bệnh như áp xe phổi, viêm xương sườn, nhiễm khuẩn huyết, vỡ thực quản, viêm phúc mạc…

3 Các biểu hiện của viêm mủ màng phổi ở trẻ

Trong viêm mủ màng phổi, ban đầu trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt tương tự như khi nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác. Kèm theo đó là các hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc, đau ngực, khó thở.

Khi bị viêm mủ màng phổi trẻ sẽ có triệu chứng 3 giảm ở phổi là: rung thanh giảm, âm giảm và gõ đục. Thường gặp nhất ở trẻ là hiện tượng rì rào phế nang giảm, khi gõ lưng nghe phổi có tiếng đục.

Khi chọc dò màng phổi ở trẻ có mủ.

Các biểu hiện của viêm mủ màng phổi ở trẻ
Các biểu hiện của viêm mủ màng phổi ở trẻ

4 Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán viêm mủ màng phổi

Xét nghiệm máu ngoại biên cho thấy bạch cầu tăng, trong đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính cao hơn bình thường, đồng thời CRP tăng.

Chụp X - quang phổi cho thấy góc sườn hoành tù, hình ảnh mờ có thể đồng đều hoặc không đều nhau. Hình ảnh nhìn thấy mờ nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng dịch tràn. Hoặc ta cũng có thể thấy hình ảnh vách hóa khoang màng phổi.[2]

Siêu âm khoang màng phổi ở trẻ thấy dịch tràn hay vách hoá tạo thành ổ cặn khi bệnh tiến triển đến muộn.

Xét nghiệm dịch màng phổi, sinh hóa tế bào, xét nghiệm vi sinh để tìm nguyên nhân gây bệnh.

5 Viêm mủ màng phổi có nguy hiểm không?

Viêm mủ màng phổi ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách có thể tiến triển thành mạn tính và có nhiều biến chứng nặng. Lúc này, bệnh tái phát nhiều lần gây viêm dính màng phổi, làm cho hệ hô hấp ảnh hưởng đến sau này.

Khi màng phổi bị vỡ ra làm dịch mủ tràn vào thành ngực có thể làm trẻ nghẹt thở, viêm màng bụng, nguy cơ tử vong rất cao.

Thậm chí trẻ có thể có biến chứng toàn thân nếu không được điều trị kịp thời như: suy nhược cơ thể do nhiễm độc thời gian dài, nhiễm khuẩn huyết, suy tim…

Viêm mủ màng phổi gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ
Viêm mủ màng phổi gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

6 Phác đồ điều trị viêm mủ màng phổi ở trẻ

6.1 Nguyên tắc điều trị

Trong điều trị viêm mủ màng phổi cho trẻ cần tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Dùng phối hợp kháng sinh theo kháng sinh đồ được hướng dẫn cho nhóm vi khuẩn.
  • Làm khoang màng phổi sạch mủ hay dịch viêm.
  • Điều trị hỗ trợ làm cải thiện các triệu chứng của bệnh.

6.2 Sử dụng kháng sinh đồ để điều trị căn nguyên của bệnh, tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm

Với các vi khuẩn Gram dương như tụ cầu, phế cầu ta sử dụng kết hợp các kháng sinh nhóm beta - lactam và nhóm aminosid.

  • Dùng 2 kháng sinh là: Cloxacillin để tiêm tĩnh mạch với liều 200 mg/kg mỗi ngày, và  tiêm bắp Amikacin với liều cho trẻ 15mg/kg một ngày.
  • Hoặc có thể thay thế Cloxacillin trong phác đồ điều trị trên bằng Oxacillin  với liều tính theo mỗi kg thể trong của trẻ trong 1 ngày là 200mg, cũng dùng với đường tiêm tĩnh mạch.
  • Nếu trường hợp trẻ có nhiễm khuẩn huyết thì thay thế Cloxacillin trong phác đồ điều trị ban đầu bằng Vancomycin tiêm tĩnh mạch chậm mỗi ngày từ  40 đến 60 mg/kg. 

Nếu trẻ bị viêm mủ màng phổi khi xét nghiệm cho kết quả là các vi khuẩn Gram âm:

  • Mỗi ngày cho trẻ dùng Ceftazidim theo đường tiêm tĩnh mạch với liều 100-150mg/kg cùng với Amikacin tiêm bắp liều 15mg/kg.
  • Hoặc thay thế Ceftazidim trong phác đồ trên bằng Cefoperazone theo liều 100-150mg/kg đường dùng là tiêm tĩnh mạch.

Nếu có được kháng sinh đồ sau khi có kết quả xét nghiệm phù hợp thì dùng theo kháng sinh đồ.

Mỗi đợt điều điều trị kháng sinh cho bệnh nhi đều kéo dài từ 4 tuần trở lên.

Dùng kháng sinh đồ trong điều trị viêm mủ màng phổi cho trẻ.
Dùng kháng sinh đồ trong điều trị viêm mủ màng phổi cho trẻ.

6.3 Làm sạch mủ trong khoang màng phổi

Làm sạch mủ trong khoang màng phổi bằng các biện pháp phù hợp với từng bệnh nhân như sau:

  • Chọc hút màng phổi: Phương pháp này được sử dụng cho mọi bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân và giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Ở đây trẻ được lấy dịch màng phổi tiến hành các xét nghiệm sinh hoá, tế bào, soi tươi, nuôi cấy. Đồng thời khi chọc lấy mủ sẽ làm trẻ bớt khó thở do dịch màng phổi nhiều gây chèn ép.
  • Mở màng phổi để dẫn lưu kín: Khi chụp X - quang thấy dịch ở nhiều hơn 3 khoang liên sườn. Có thấy hiện tượng vách hóa nhưng dịch ứ đọng nhiều, phải mở khoang màng phổi để dẫn lưu lúc chờ phẫu thuật. Thời gian dẫn lưu trung bình thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Nếu lượng dịch hút ra chỉ dưới 30ml một ngày thì tháo ống dẫn lưu ra.
  • Làm phẫu thuật bóc tách màng phổi và các ổ cặn mủ nếu điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7 ngày mà không cải thiện được bệnh. Hoặc bệnh nhi có biểu hiện toàn thân xấu đi, suy hô hấp lâu ngày không giảm. Hay khi chụp X - quang, siêu âm thấy có các ổ cặn mủ. Nếu bệnh nhân có hiện tượng rò khí - phế mạc cần chỉ định cấp cứu luôn. Phương pháp mổ bóc tách màng phổi và ổ cặn mủ sẽ làm giảm các nguy cơ gây biến chứng của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.[3]

Đồng thời, ta cần phải sử dụng các phương pháp hỗ trợ để điều trị triệu chứng cho trẻ như cho trẻ thở oxy nếu cần, bù dịch để thiết lập lại cân bằng acid - base ở trẻ.

Không những thế, trẻ cần được đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng đưa vào cơ thể đủ cho các hoạt động thiết yếu của người bệnh. Và tập thở để phổi nở, nhu mô phổi có sự đàn hồi như bình thường.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về bệnh viêm mủ màng phổi ở trẻ. Trong trường hợp thấy bé có các dấu hiệu viêm mủ màng phổi bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Peter H Michelson, MD (Ngày đăng: ngày 30 tháng 9 năm 2016). Pediatric Empyema, Healthline. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Kartik Chandra Mandal, Gobinda Mandal, Pankaj Halder, Dipanwita Mitra (Ngày đăng: tháng 7 năm 2019). Empyema Thoracis in Children: A 5-Year Experience in a Tertiary Care Institute, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: H Sarihan, A Cay, M Aynaci, R Akyazici, A Baki (Ngày đăng: tháng 2 năm 1998). Empyema in children, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Nguyên nhân chính gây viêm mủ màng phổi là gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
[Cảnh báo] Viêm mủ màng phổi gây nguy hiểm cho trẻ 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • [Cảnh báo] Viêm mủ màng phổi gây nguy hiểm cho trẻ
    UP
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633