Bệnh viêm mô bào: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trungtamthuoc.com - Nguyên nhân gây bệnh viêm mô bào chủ yếu là do liên cầu tan huyết nhóm A hoặc tụ cầu vàng xâm nhập vào các vùng da bị nứt nẻ, tổn thương, các vết côn trùng cắn,... Viêm mô bào có biểu hiện chính là sưng nóng, đỏ, đau, xuất huyết. Bệnh có sự lan truyền vi khuẩn nhanh chóng và có thể đe dọa đến tính mạng.
1 Viêm mô bào là bệnh gì?
Viêm mô bào (Cellulitis) là tình trạng da và các mô dưới da bị nhiễm khuẩn viêm với biểu hiện một vùng da bị sưng đỏ, nổi rộp nước, nóng và đau. Ban đầu khu trú sau đó nhanh chóng lan rộng ra xung quanh.
Viêm mô tế bào có thể bị ở mọi vị trí trên cơ thể như Viêm mô tế bào cẳng chân, viêm mô tế bào vùng má, viêm mô tế bào vùng hàm mặt,...nhưng thường gặp nhất là ở vùng cẳng chân. Vùng bị viêm thường ở trên bề mặt da nhưng một số trường hợp có thể lan sâu đến hạch bạch huyết và đi vào máu. Bởi vậy, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết nguy hiểm tới tính mạng.
2 Nguyên nhân gây bệnh viêm mô bào
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do Streptococcus và Staphylococcus xâm nhập vào các vùng da bị nứt nẻ, tổn thương, các vết côn trùng cắn,... Một số vi khuẩn khác như S. pneumoniae, H. influenzae,... cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. [1]
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mô da là:
- Trên da có vết cắt, mổ, rách da,... do chấn thương, phẫu thuật.
- Hệ miễn dịch suy giảm do mặc một số bệnh như tiểu đường, HIV,.. khiến vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh hơn.
- Có mắc các bệnh về da khác như nấm chân, thủy đậu, zona khiến da bị tổn thương.
- Bệnh phù mạn tính khiến da bị nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Có tiền sử bị viêm tế bào.
3 Triệu chứng của viêm mô bào
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm mô bào thường xuất hiện rất đột ngột trên một vùng da của cơ thế. Vùng da này sẽ bị sưng đỏ, có cảm giác nóng và đau, ở giữa có thể có các bọng nước và xuất huyết.
Nhiều trường hợp viêm mô bào nặng có thể dẫn đến hoại tử da, áp xe dưới da, viêm cơ,... Nghiêm trọng nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Người bệnh bị viêm mô bào ngoài các biểu hiện trên da còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi và phát sốt.
Cẳng chân và vùng hay bị viêm mô bào nhất. Các vị trí khác như quanh mắt cũng dễ bị viêm mô bào khiến người bệnh mất thị lực, liệt nhãn cầu, áp xe quanh ổ mắt, viêm não,...
Nếu viêm mô bào tái phát nhiều lần với các triệu chứng ban đầu không rõ khiến người bệnh chủ quan không điều trị, lâu dần có thể dẫn đến tổn thương bạch mạch lâu dài, gây phù mạch và suy tĩnh mạch.
4 Chẩn đoán viêm mô bào
Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán bệnh viêm mô bào còn dựa vào các xét nghiêm sau:
- Nuôi cây bệnh phẩm lấy từ các vết loét trên da để xác định nguyên nhân gây bệnh và xây dựng kháng sinh đồ.
- Định lượng kháng thể kháng liên cầu trong máu.
- Xét nghiểm máu thấy bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng và procalcitionin tăng.
5 Điều trị viêm mô bào
Viêm mô tế bào điều trị chủ yếu bằng kháng sinh trong 5-10 ngày theo đường uống nếu bệnh còn nhẹ. Khi viêm mô bào nặng, các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng kháng sinh đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị cần sớm, đúng liều và đủ thời gian (thường ít nhất là 10 ngày) để tránh nguy cơ tái phát và nhờn thuốc.
Mốt số phác đồ dùng kháng sinh:
- Penicilin G viên 1 triệu đơn vị: Người lớn dùng 3-4 viên mỗi ngày, trẻ nhỏ tính liều theo cân nặng là 100.000 UI/kg/ngày. Trường hợp bệnh nặng thì tiêm tĩnh mạch 6 giờ 1 lần.
- Amoxicilin-clavulanat: Người lớn dùng 1,5-2g amoxicilin mỗi ngày. Trẻ nhỏ liều 80mg/kg/ngày.
- Ceftriaxon: Người từ 12 tuổi trở lên mỗi ngày uống 1-2g, nếu bệnh nặng có thể gấp đôi liều. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi dùng liều 20-80mg/kg/ngày.
- Roxithromycin 150mg: Người lớn uống ngày 2 viên, chia 2 lần. Trẻ nhỏ dùng liều 5-8mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Nếu bệnh nhân có viêm tắc tĩnh mạch cần sử dụng thuốc chống đông kết hợp theo đúng chỉ định.
Trong trường hợp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả thì bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các mô bị hoại tử dưới da. [2]
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh thì cần chú trọng việc vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương bằng:
- Rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước hoặc xà phòng (theo chỉ định của bác sĩ) hằng ngày.
- Dùng kem hoặc thuốc mỡ để bảo vệ vết thương, có thể che lại bằng băng gạc và thay hằng ngày.
6 Phòng bệnh viêm mô bào
Để phòng ngừa bệnh viêm mô bàn cần:
- Vệ sinh cá nhân, tắm rửa hằng ngày.
- Chăm sóc các vết thương hở trên da cẩn thận, sát khuẩn, dùng thuốc điều trị và thay băng gạc hằng ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Chú trọng nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Dưỡng ẩm cho da để tránh bị nứt nẻ da.
- Nếu mắc các bệnh lý về da khác cần điều trị sớm và dứt điểm.
Viêm mô tế bào kiêng ăn gì ?
Cần có đầy đủ rau xanh trong chế độ ăn.
Đảm bảo uống đủ nước (đặc biệt là nước ấm).
Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh.
Tránh thức ăn chua.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Adam D Lipworth, Arturo P.Saadra et. Al. Năm xuất bản: 2012. Non-necrotizing infections of the dermis and subcutaneous fat. Cellulitis and erysipelas. Fitzpatrick's Dermatology in general medecine Mc Graw Hill Eigt Edition Volume 2.
- ^ Tác giả: Wingfield E. Rehmus, Cellulitis, North Atlanta Dermatology. Truy cập ngày 09 tháng 09 năm 2021