Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua: chẩn đoán và điều trị
Trungtamthuoc.com - Hiện nay, nguyên nhân gây viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua chưa được biết chính xác. Các yếu tố rủi ro làm tăng ngu cơ mắc bệnh gồm có: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm vi khuẩn từ trước, viêm bao hoạt dịch sau khi nhiễm liên cầu khuẩn hoặc có chấn thương từ trước.
1 Viêm màng hoạt dịch thoáng qua là gì?
Viêm màng hoạt dịch thoáng qua là một quá trình viêm cấp tính, không đặc hiệu, ảnh hưởng đến hoạt dịch của khớp. Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua là một nguyên nhân phổ biến gây đau hông ở đa số bệnh nhi. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường lành tính và thoái lui trong vòng từ 7 đến 10 ngày.[1]
2 Nguyên nhân và bệnh sinh của viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua
Hiện nay, nguyên nhân gây viêm màng hoạt dịch thoáng qua chưa được biết chính xác. Các yếu tố rủi ro làm tăng ngu cơ mắc bệnh gồm có: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm vi khuẩn từ trước, viêm bao hoạt dịch sau khi nhiễm liên cầu khuẩn hoặc có chấn thương từ trước. Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua như: Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn do sử dụng thuốc.
Giải phẫu bệnh ở người viêm màng hoạt dịch thoáng qua tương đối không đặc hiệu. Bệnh thường kéo theo tình trạng viêm không đặc hiệu đến niêm mạc khớp hoạt dịch gây ra những biến đổi phì đại. Ở giai đoạn viêm cấp tính người bệnh có các cơn đau và tự khỏi trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
3 Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua được chẩn đoán như thế nào?
Người bệnh thường có triệu chứng viêm khớp háng một bên như đau, hạn chế vận động, có thể tràn dịch khớp hoặc tăng sinh màng hoạt dịch. Có thể nhận biết được tình trạng này dựa vào kết quả siêu âm, chụp cộng hưởng từ. Người bệnh có đáp ứng giảm viêm với các NSAID, thời gian không quá 2 tuần. Bệnh thường mang tính chất cấp tính và bắt đầu đột ngộ với biểu hiện đau tại khớp háng, đôi khi đau ở đùi hay khớp gối bên viêm.
Trẻ nhỏ khi bị bệnh thường đi khập khiễng, bò lết bất thường, hay khóc bất thường khi cử động khớp háng.
Khi sờ nắn vào khớp háng viêm, trẻ thường kêu đau, khóc. Lúc này ở trẻ thường thấy giảm vận động khớp háng, đặc biệt là động tác dạng và xoay trong ở bên này còn bên đối diện thì không thấy bất thường.
Do viêm khớp háng nên trẻ có thể có biểu hiện sốt vừa hoặc cao và có những kích thích, khó chịu.[2]
Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua thấy CRP, tốc độ máu lắng, bạch cầu có thể tăng nhẹ.
Khi chụp X-quang khớp háng thường không có gì đặc biệt, một số trường hợp khe khớp có thể rộng hơn, mất chất khoáng đầu xương, chỏm xương đùi phẳng ra. Lúc này người bệnh cần chụp khớp háng ở cả 2 bên để quan sát.
Thỉnh thoảng kết quả siêu âm khớp háng cho có dịch trong ổ khớp.
Cần phân biệt viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua với viêm khớp háng nhiễm khuẩn, viêm khớp háng mạng tính thời kỳ đầu. Ngoài ra cũng cần phân biệt với các bệnh lý khác gây đau khớp háng như: viêm xương, viêm xương tủy chấn thương, gãy xương, bệnh lý thần kinh ngoại biên...
4 Điều trị viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua như thế nào?
Trong điều trị viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua, người bệnh cần được nghỉ ngơi, làm giảm các áp lực tác động lên khớp, đồng thời làm giảm đau nhức và sưng.
Thông thường bệnh nhi thường được sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid là Ibuprofen sẽ cho ít tác dụng phụ và kết quả tốt hơn. Mỗi lần cho người bệnh dùng với liều từ 5 đến 10mg/kg thể trọng, mỗi ngày dùng từ 3 đến 4 lần.
Với bệnh nhân lớn hơn hoặc người trưởng thành có thể sử dụng các thuốc khác như Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam... Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid có thể sử dụng các thuốc Corticoid để làm ức chế các phản ứng viêm ở khớp háng.
Ngoài ra, có thể tiến hành xoa bóp, điều trị bằng nhiệt cho người bị viêm bao hoạt dịch khớp háng thoáng qua.
- Sử dụng các túi chườm lạnh trong vòng từ 10 đến 15 phút để làm giảm tình trạng nóng rát và sưng viêm khớp háng.
- Kéo dãn khớp háng, lực kéo của da hông là 45 độ uốn cong để làm giảm áp lực trong ổ khớp đó.
5 Phòng ngừa tái phát viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua
Người bệnh cần hạn chế mang vác vật nặng, nếu có sự sai lệch tư thế có thể ảnh hưởng đến khớp háng cần được điều chỉnh ngay.
Đồng thời, làm giảm áp lực xuống khớp háng, cũng như các khớp liên quan khác người bệnh béo phì cần giảm cân và duy trì cân nạng lý tưởng. Kết hợp với đó là các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe của hệ cơ - xương - khớp.
Người bệnh không được sử dụng các thực phẩm, đồ uống có nhiều thành phần độc hại đặc biệt là bia rượu, khói thuốc lá, đồ uống có cồn nói chung...
Một điều không để thiếu nữa đó là bệnh nhân cần có được chế độ dinh dưỡng lành mạch, dinh dưỡng sạch, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Hy vọng, thông qua bài viết này, giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua, để điều trị và phòng ngừa phù hợp.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Christine C. Whitelaw, Matthew Varacallo (Ngày đăng: ngày 18 tháng 7 năm 2021). Transient Synovitis, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tác giả: Christine C Whitelaw, MD (Ngày đăng: ngày 20 tháng 12 năm 2018). Transient Synovitis, Medscape. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.