1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Viêm màng bồ đào: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng bồ đào: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng bồ đào: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Viêm màng bồ đào là bệnh lý thường gặp ở mắt. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, hay tái phát lại và có thể biến chứng dẫn tới mù lòa. 

1 Viêm màng bồ đào là gì?

Màng bồ đào là màng được cấu tạo bởi 3 bộ phận: mống mắt, thể mi và hắc mạc. Khi một trong 3 vị trí trên bị viêm được gọi là viêm màng bồ đào. 

Đây là bộ phận có chứa nhiều mạch máu, do vậy khi bị viêm gây nên triệu chứng đỏ mắt. Bệnh viêm màng bồ đào do đó rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau mắt đỏ. 

Tùy thuộc vào vị trí bị viêm, người ta chia viêm màng bồ đào thành các loại sau: [1] 

  • Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt – thể mi).
  • Viêm màng bồ đào giữa (chủ yếu là phía sau của thể mi).
  • Viêm màng bồ đào sau: viêm hắc mạc.

Viêm màng bồ đào toàn bộ: cả 3 bộ phận trên bị viêm và ảnh hưởng tới cả phần trước và sau của mắt. 

Trong một số trường hợp, viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng đến toàn bộ phần trước và sau của mắt gọi là viêm màng bồ đào toàn bộ.

Viêm màng bồ đào cũng có thể được mô tả theo thời gian nó kéo dài. Ví dụ:

  • Viêm màng bồ đào cấp tính: viêm nhanh chóng và cải thiện trong vòng 3 tháng.
  • Viêm màng bồ đào tái phát: viêm lặp đi lặp lại cách nhau bởi các khoảng trống trong vài tháng. 
  • Viêm màng bồ đào mãn tính: viêm kéo dài hơn và tái phát trong vòng 3 tháng sau khi ngừng điều trị. [2]
Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào

2 Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào

Do sự xâm nhập của các yếu tố gây viêm nhiễm như: vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, lậu cầu,...), virus (herpes), nấm (candida) hay ký sinh trùng,...

Do tình trạng nhiễm độc từ thức ăn, nguồn nước, hóa chất,...

Do bệnh tự miễn.

Do chấn thương.

Do biến chứng của các bệnh về mắt khác gây viêm tới màng bồ đào. 

Viêm màng bồ đào thứ phát từ các bệnh toàn thân như nhiễm trùng huyết,...

Ngoài ra, còn có viêm màng bồ đào chưa rõ nguyên nhân. [3] 

3 Triệu chứng viêm màng bồ đào

Mỗi loại viêm màng bồ đào sẽ có triệu chứng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng chung có thể gặp đó là:

Đỏ mắt: hầu hết người bệnh bị viêm màng bồ đào đều có triệu chứng này. Đỏ mắt có thể bị nhầm lẫn với viêm kết mạc, viêm giác mạc.

Nhìn mờ, cảm giác có màn sương trước mắt. 

Đau nhức mắt, có ghèn mắt. 

Hai tái phát. [4]

3.1 Triệu chứng viêm màng bồ đào trước

Bệnh nhân bị viêm màng bồ đào trước có các triệu chứng điển hình sau:

Nhìn mờ: nhìn mọi vật cảm thấy mờ, không rõ hình ảnh, đây là triệu chứng suy giảm thị lực. 

Đau nhãn cầu: các cơn đau nhức mắt có thể xuất hiện. 

Sợ ánh sáng.

Cương tự mạch máu, dẫn đến mắt nhìn có màu đỏ. 

Có thể có mủ ở tiền phòng. 

Kết mạc cương tụ rìa, xung huyết, đỏ mắt. 

Phù nề giác mạc: mắt đỏ, gây đau và cộm mắt. 

Tủa fibrine sau giác mạc hoặc tiền phòng. 

Đồng tử co nhỏ, có mủ tiền phòng, mủ nhiều khi sáng thức dậy. 

Dính mống mắt và mặt trước thủy tinh thể: nguy cơ cao gây tăng nhãn áp và suy giảm thị lực vĩnh viễn. 

Phản ứng thể mi dương tính: thực hiện ấn nhẹ mi trên của bệnh, đồng thời bệnh nhân cần liếc mắt xuống dưới. Sau khi ấn bệnh nhân thấy đau được gọi là phản ứng dương tính. 

Nhãn áp trong giai đoạn đầu thường thấp thoáng qua, có thể tăng lên trong đợt viêm cấp.

Triệu chứng viêm màng bồ đào
Triệu chứng viêm màng bồ đào

3.2 Triệu chứng viêm màng bồ đào trung gian

Mắt đau ,đỏ, cương tụ rìa.

Giảm thị lực.

Làm phản ứng tiền phòng Tyndall thấy dương tính, phản ứng thể mi dưng tính.

3.3 Triệu chứng viêm màng bồ đào sau

Bệnh nhân mắc viêm màng bồ đào sau không bị cương tụ mạch máu vùng rìa nhưng lại hay đau đầu, nhức trong nhãn cầu. Ngoài ra, còn có các triệu chứng sau:

Giảm thị lực, nhìn mờ, có màn sương trước mắt. 

Tế bào viêm trong pha lê thể, tyndall pha lê thể, đục pha lê thể.

Có thể gây viêm võng mạc, viêm mạch máu.

4 Viêm màng bồ đào có nguy hiểm?

Mắt là cơ quan quan trọng của con người, do đó nếu bị một bệnh nào đó ở mắt đều gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Bệnh viêm màng bồ đào cũng gây nhiều biến chứng cho mắt, đặc biệt với bệnh nhân bị viêm màng bồ đào trước, có thể xuất hiện tình trạng dính đồng tử hoặc bít đồng tử. Khi bị biến chứng này, có thể gây mù lòa và dẫn tới tăng nhãn áp. 

Với viêm màng bồ đào sau, có thể làm xuất hiện mủ trong dịch kính, gây bong võng mạc, teo nhãn cầu, đặc biệt nếu nguyên nhân viêm do virus thường hay gặp biến chứng này.

Như vậy, viêm màng bồ đào nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì biến chứng để lại vô cùng nghiêm trọng, có thể gây nên đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. [5]

Viêm màng bồ đào ở trẻ em
Viêm màng bồ đào ở trẻ em

5 Điều trị viêm màng bồ đào

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh mà điều trị cho phù hợp. Có các phương pháp điều trị sau:

Điều trị bằng nội khoa (điều trị dùng thuốc)

Với viêm màng bồ đào trước, cần điều trị chống dính đồng từ, bằng cách nhỏ các thuốc chống dính đồng tử, làm giãn đồng tử. 

Một số thuốc có thể được lựa chọn như: thuốc chống viêm steroid dạng thuốc uống, nhỏ mắt, tiêm, thuốc điều trị nhiễm trùng hoặc dự phòng nhiễm trùng (chủ yếu là các loại kháng sinh), thuốc kháng virus nếu nguyên nhân gây bệnh do virus, thuốc giảm đau nhóm NSAIDs. [6] 

Điều trị bằng ngoại khoa: áp dụng đối với các trường hợp bệnh diễn biến bệnh xấu hơn, hoặc viêm nhiễm nặng, tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến thị lực, sử dụng thuốc không có hiệu quả thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

5.1 Viêm màng bồ đào trước 

Chống viêm bằng Corticoid: nhỏ tại chỗ

Chống dính bằng nhỏ Atropin 0,5% x 2 lần / ngày.

Điều trị căn nguyên gây bệnh. 

Giảm đau nếu cần (thường dùng Paracetamol).

Kháng viêm toàn thân nếu viêm màng bồ đào trước nặng không đáp ứng điều trị tại chỗ. Trong 7- 14 ngày, cần giảm liều tùy đáp ứng bệnh nhân.

Điều trị viêm màng bồ đào
Điều trị viêm màng bồ đào

5.2 Viêm màng bồ đào giữa

Chống viêm bằng Corticoid: 

  • Nhỏ tại chỗ.
  • Chích dưới bao Tenon.

Có thể cắt pha lê thể nếu đục nhiều.

Toàn thân: Kháng viêm toàn thân nếu viêm màng bồ đào nặng không đáp ứng điều trị tại chỗ trong 7- 14 ngày, giảm liều tùy đáp ứng bệnh nhân.

5.3 Viêm màng bồ đào sau

Dùng Corticoid toàn thân. Tùy đáp ứng lâm sàng có thể giảm liều nhanh hay giảm liều dần. Khi giảm liều , phối hợp Corticoid với thuốc kháng viêm NSAIDS.

Nếu điều trị không hiệu quả: dùng thuốc ức chế miễn dịch với liều thấp như Methotrexate.

Chích Corticoid dưới bao tenon hoặc cạnh nhãn cầu mỗi tuần 1 lần, có thể dùng đến 6 liều.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Jacquelyn Cafasso (Ngày đăng 17 tháng 9 năm 2018). Uveitis, Healthline. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  2. ^ NHS (Ngày đăng 03 tháng 1 năm 2020). Uveitis, NHS. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 13 tháng 6 năm 2020). Uveitis, Mayo Clinic. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  4. ^  National Eye Institute (Ngày đăng 16 tháng 11 năm 2021). Uveitis, National Eye Institute Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  5. ^ NHS (Ngày đăng 03 tháng 1 năm 2020). Uveitis, NHS. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  6. ^  Yvette Brazier (Ngày đăng 7 tháng 3 năm 2017). Uveitis: What you need to know, Medical News Today. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Dự phòng viêm màng bồ đào như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm màng bồ đào: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm màng bồ đào: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    LH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633