1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. Bệnh viêm lợi: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh viêm lợi: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh viêm lợi: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh viêm lợi là căn bệnh khá thường gặp trong các bệnh răng miệng. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bộ răng. 

1 Bệnh viêm lợi là gì?

Lợi là phần niêm mạc có tác dụng bảo vệ cho răng rắn chắc, ôm sát chân răng. Ở ngưởi bình thường lợi có màu hồng, chắc, không sưng đỏ và ôm sát chân răng. Khi bị viêm lợi sưng đỏ gây đau, phần lợi ở chân răng có thể bị tụt xuống dưới làm răng dài ra. Mặt khác, lợi viêm nên việc đánh răng gặp khó khăn, thức ăn càng dễ bám vào phía chân răng càng làm cho tình trạng viêm thêm nặng nề hơn. 

Viêm nướu (viêm lợi ) là là bệnh gây kích ứng, tấy đỏ và sưng tấy (viêm) nướu, phần nướu xung quanh chân răng. [1] 

Bệnh viêm lợi hay viêm nướu phải được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng như tụt nướu (tụt lợi chân răng), viêm tủy răng và cuối cùng là hoại tử tủy răng gây mất răng vĩnh viễn. Viêm lợi có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. 

Bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi

2 Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

Có hai loại bệnh nướu răng chính:

  • Bệnh nướu răng do mảng bám răng. 
  • Tổn thương nướu không do mảng bám. 

Nguyên nhân gây thường là do nhiễm khuẩn cấp tính ở lợi, gây tổn thương làm viêm loét lợi, thậm chí là hoại tử ở mô lợi. Các vi khuẩn rong miệng gây bệnh thường gặp như cầu khuẩn và xoắn khuẩn Fusobacterium, Prevotella intermedia, Porphyromonas gingivalis),...

Vi khuẩn có trong các mảm bám thức ăn, mảng bám cao răng cũng là nguyên nhân gây ra viêm lợi. Việc đánh răng không đúng cách hoặc dùng bàn chải đánh răng quá cứng, không tuân thủ khuyến cáo đánh răng mỗi ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn và gây viêm. [2] 

Trẻ em ăn nhiều đồ ăn ngọt, đồ ăn có đường nên tình trạng viêm lợi ở trẻ em cũng xảy ra khá phổ biến. 

3 Chẩn đoán viêm loét lợi

3.1 Các triệu chứng lâm sàng

3.1.1 Toàn thân

Tình trạng viêm cấp tính xảy ra có thể gây sốt, người mệt mỏi, chán ăn. 

3.1.2 Tại chỗ

Tổn thương loét và hoại tử ở vùng viền lợi và nhú lợi: quan sát thường thấy rõ bằng mắt thường. Phần lợi ôm lấy chân răng bị sưng, đỏ, có thể kèm chảy máu. Lợi bị tụt làm lộ chân răng, các mảng bám thức ăn có thể bị bám vào chân lợi. 

Giả mạc: trên vùng tổn thương hoại tử phủ một lớp màng màu trắng.

Đường viền ban đỏ, hơi sưng nằm giữa vùng hoại tử và mô lợi còn tương đối lành.

Chảy máu tự nhiên ở phần lợi bị viêm, chảy khi đánh răng hoặc khi va chạm.

Đau nhức, đau tăng khi ăn nhai.

Miệng rất hôi.

Tụt lợi, răng dài hơn, ố vàng chân răng, người bệnh ngại nói chuyện, cười đùa khi giao tiếp. [3] 

3.2 Các triệu chứng cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, máu lắng tăng…

Cấy vi khuẩn tìm vi khuẩn gây viêm lợi. 

X quang: Không có tổn thương xương ổ răng.

Cần chẩn đoán phân biệt: Viêm lợi loét hợi tử cấp cần phân biệt với viêm lợi miệng Herpes cấp.

Chẩn đoán viêm loét lợi
Chẩn đoán viêm loét lợi

4 Điều trị viêm lợi

Cách ly và dùng gòn bông thấm hút làm khô tổn thương.

Giảm đau tại chỗ: kem có chứa hoạt chất gây tê như benzocaine, Lidocaine bôi 2 - 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ.

Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho bệnh nhân uống thêm giảm đau thông thường Paracetamol.

Tiến hành lấy giả mạc và các cặn không dính ở bề mặt tổn thương.

Làm sạch vùng tổn thương bằng nước ấm, có thể kết hợp lấy cao răng trên lợi nông bằng máy siêu âm.

Cho bệnh nhân xúc miệng: pha hỗn dịch một cốc nước ấm với Oxy già 3% theo tỷ lệ 1:1,  cho bệnh nhân súc miệng 2 giờ/1 lần .

Cho bệnh nhân xúc miệng Chlohexidine 0,12%, mỗi ngày 2 lần.

Trường hợp viêm lợi loét hoại tử trung bình, nặng, có hạch và các triệu chứng toàn thân thì dùng kháng sinh phối hợp.

Lưu ý:

  • Có thể xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn máu nếu tiến hành lấy cao răng dưới lợi hoặc nạo túi lợi. Do đó, bác sĩ nha khoa cần đặc biệt lưu ý. 
  • Các thủ thuật nhổ răng hoặc phẫu thuật quanh răng phải trì hoãn sau khi hết triệu chứng 4 tuần.
  • Sau điều trị, cần duy trì súc miệng bằng hỗn dịch nước Ôxy già ấm 2 giờ/1 lần, súc miệng Chlohexidine 0,12%, mỗi ngày 2 lần. Đồng thời dặn bệnh nhân không được hút thuốc, không uống rượu, không ăn đồ gia vị cay, chua, nóng,... Hạn chế đánh răng, làm sạch răng nên dùng chỉ nha khoa. 
Điều trị viêm lợi
Điều trị viêm lợi

5 Phòng bệnh viêm lợi

Bên cạnh đó cần biết vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, tuân thủ khuyến cáo đánh răng của nha sĩ. 

Thực hiện khám răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ. 

Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluor.

Xỉa răng đúng cách mỗi ngày. nên dùng chỉ nha khoa. 

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng cũng rất quan trọng để đạt được và duy trì sức khỏe răng miệng tốt. [4] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 04 tháng 8 năm 2017). Gingivitis, Mayo Clinic. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Tim Newman (Ngày đăng 5 tháng 1 năm 2018). Causes and treatment of gingivitis, Medical News Today. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Evan Frisbee (Ngày đăng 30 tháng 7 năm 2021). Gingivitis and Periodontal Disease (Gum Disease), WebMD. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021
  4. ^  Nhóm biên tập Healthline (Ngày đăng 31 tháng 10 năm 2019). Gum Disease (Gingivitis and Periodontitis), Healthline. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 4 Thích

    cho tôi hỏi mấy tháng lấy cao răng 1 lần?


    Thích (4) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh viêm lợi: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh viêm lợi: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và cách điều trị
    HV
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên nhà thuốc an huy phản hồi tin nhắn nhanh, tư vấn nhiệt tình, thuốc chất lượng, tôi rất hài lòng

    Trả lời Cảm ơn (5)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633