1. Trang chủ
  2. Ung Bướu
  3. Viêm loét miệng trong điều trị ung thư bằng hóa trị và trị xạ

Viêm loét miệng trong điều trị ung thư bằng hóa trị và trị xạ

Viêm loét miệng trong điều trị ung thư bằng hóa trị và trị xạ

Trungtamthuoc.com - Khi xảy ra viêm loét miệng, các lớp niêm mạc miệng bị tổn thương và những hoạt động bình thường như nói, ăn, nuốt cũng có thể gây đau đớn, thậm chí gây chảy máu, viêm. Viêm loét niêm mạc miệng thường gặp trong điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa trị.

1 Đại cương về bệnh viêm loét miệng

Viêm loét miệng là phản ứng thường gặp trong điều trị ung thư bằng trị xạ và hóa trị với các biểu hiện như nổi các nốt đỏ, sau đó là loét miệng.

Tỉ lệ mắc bệnh viêm loét miệng theo thống kê như sau:

  • 100% bệnh nhân trị xạ đầu cổ.
  • 100% bệnh nhân hóa trị liều cao trong có cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
  • 30 - 75% số bệnh nhân hóa trị.
  • 70% bệnh nhân xạ trị/hóa trị trong điều trị ung thư vùng miệng và hầu, thực quản, thanh quản, vòm họng và tuyến nước bọt.
  • 46% bệnh nhân đa u tủy xương điều trị hóa chất liều cao.
  • 42% bệnh nhân Non-Hodking lymphoma điều trị hóa chất liều cao.
  • 98% bệnh nhân ung thư máu ác tính bị viêm loét miệng nặng khi điều trị xạ trị + hóa trị.[1] 

Khi xảy ra viêm loét miệng, các lớp niêm mạc miệng bị tổn thương và những hoạt động bình thường như nói, ăn, nuốt cũng có thể gây đau đớn, thậm chí gây chảy máu, viêm. 

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm loét miệng
Hình ảnh bệnh nhân bị viêm loét miệng

Viêm loét miệng thường xuất hiện trong tuần đầu điều trị ung thư:

  • Dấu hiệu đầu tiên bao gồm: đỏ lưỡi và nướu, sưng nhẹ, cảm giác khó chịu khi ăn hay nuốt.
  • Khi viêm loét miệng nặng hơn: gây đau nhiều hơn và gia tăng các triệu chứng viêm, đau, bỏng rát và khó chịu.[2] 

Hệ lụy của viêm loét miệng:

  • Viêm loét miệng gây đau đớn và cần dung thuốc giảm đau opioids.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân cần dùng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần vì bất cứ tác động nào liên quan đến miệng cũng khiến bệnh nhân đau đớn.
  • Kéo dài thời gian nằm viện.
  • Trì hoãn hoặc ngừng phác đồ điều trị ung thư, có thể khiến cho bệnh chính trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tăng chi phí điều trị, áp lực kinh tế cho bệnh nhân và gia đình.

Do vậy, viêm loét miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đển chất lượng sống của bệnh nhân.

2 Cơ chế gây viêm loét miệng

Viêm đóng vai trò chính trong viêm loét miệng. Cơ chế gây viêm loét miệng trực tiếp và gián tiếp như sau:

Pha II và III: Truyền tin, tín hiệu và khuếch đại:

  • Xạ trị / hóa trị trực tiếp gây chết tế bào và kích hoạt chất dẫn truyền tin thứ cấp, làm tăng cytokine tiền viêm.
  • Sự gia tăng cytokine tiền viêm làm tổn thương tế bào niêm mạc và kích hoạt chuỗi làm khuếch đại sự tổn thương tế bào.

Pha IV: Loét và viêm

  • Sự xuất hiện những tế bào viêm liên quan có ý nghĩa đến các vết loét miệng.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.[3]
Cơ chế của bệnh viêm loét miệng
Nhãn

3 Các mức độ viêm loét miệng

Phân loại mức độ viêm loét miệng theo Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) như sau:

 Mức 0: Không có triệu chứng viêm loét miệng.

 Mức 1: Đau miệng, không loét, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường.

 Mức 2: Miệng đau và loét, bệnh nhân vẫn có thể ăn được chế độ ăn thông thường.

 Mức 3: Bệnh nhân rất khó khăn và đau khi nuốt thức ăn cứng, phải ăn đồ ăn lỏng.

 Mức 4: Bệnh nhân không thể ăn, uống và nuốt, phải dùng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần hoặc đặt ống thông dạ dày.

Hình ảnh thể hiện các mức độ viêm loét miệng
Hình ảnh thể hiện các mức độ viêm loét miệng

4 Chăm sóc lâm sàng cho bệnh nhân viêm loét miệng

Điều trị và chăm sóc viêm loét miệng đã giúp giảm nhẹ triệu chứng, bên cạnh đó điều trị nguyên nhân đang được tiếp tục nghiên cứu. Dựa trên đánh giá, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội đa quốc gia về chăm sóc hỗ trợ trong ung thư đã phát triển hướng dẫn thực hành lâm sàng cho việc Điều trị và Chăm sóc Viêm loét miệng. Quản lý viêm loét miệng được chia thành các phần sau: hỗ trợ dinh dưỡng, kiểm soát cơn đau, khử nhiễm miệng, giảm khô miệng, quản lý chảy máu miệng và can thiệp điều trị cho viêm niêm mạc miệng.

4.1 Kiểm soát đau

Triệu chứng chính của viêm loét miệng là đau. Cơn đau này ảnh hưởng đáng kể đến lượng dinh dưỡng, chăm sóc răng miệng và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, kiểm soát đau tại niêm mạc miệng rất quan trọng. Nhiều trung tâm sử dụng nước súc miệng, nước đá và các loại nước súc miệng có chứa chất gây mê như Lidocaine 2%. Hoặc hỗn hợp Lidocain và Diphehydramin với khối lượng bằng nhau. Các phương pháp gây tê tại chỗ có thể hỗ trợ giảm đau ngắn hạn.

Một số tác nhân sinh học giảm đau bằng cách tạo thành lớp phủ bảo vệ trên niêm mạc loét như sucralfate. Các hướng dẫn của MASCC / ISOO đề nghị loại việc sử dụng Sucralfate trong viêm loét miệng do thiếu hiệu quả. Ngoài việc sử dụng các thuốc bôi tại chỗ, hầu hết bệnh nhân bị viêm niêm mạc nặng cần phải giảm đau toàn thân, thường bao gồm cả giảm đau opioid.

4.2 Hỗ trợ dinh dưỡng

Viêm loét miệng nặng dẫn đến giảm lượng thức ăn dung nạp. Ngoài ra, thay đổi vị giác cũng có thể xảy ra với hóa trị và / hoặc xạ trị. Sử dụng chế độ ăn lỏng giúp dung nạp dễ dàng hơn so với chế độ ăn bình thường khi có viêm loét miệng.

Sử dụng chế độ ăn lỏng cho bệnh nhân viêm loét miệng
Sử dụng chế độ ăn lỏng cho bệnh nhân viêm loét miệng

4.3 Khử trùng răng miệng

Khử trùng răng miệng có thể dẫn đến kết quả tích cực đáng kể. Nó có thể giảm sự xâm nhập của vi khuẩn làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này đặc biệt đúng ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch do hóa trị.

Khi có viêm loét miệng, đánh răng bằng bàn chải đánh răng mềm, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng không được dùng thuốc. Ví dụ có thể sử dụng nước muối hoặc natri bicarbonate. Bệnh nhân và người chăm sóc nên được giáo dục về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng hiệu quả. Những sản phẩm có cồn chlorhexidine khiến bệnh nhân khó chịu hơn, do đó các công thức không có cồn được sử dụng tại một số trung tâm.

4.4 Giảm khô miệng

Khô miệng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do vậy cần tăng cường uống nước, sử dụng kẹo Cao Su không đường để kích thích phản xạ tăng tiết nước bọt.

4.5 Kiểm soát chảy máu

Ở những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do hóa trị liệu liều cao (ví dụ như người ghép tế bào tạo máu), chảy máu có thể xảy ra do loét niêm mạc miệng. Chảy máu cục bộ thường có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng các thuốc cầm máu tại chỗ như keo fibrin hoặc gelatin. Bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 20.000 cần truyền tiểu cầu do nguy cơ xuất huyết.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: BB Rogers (Ngày đăng: tháng 12 năm 2001). Mucositis in the oncology patient, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Nathaniel S Treister, DMD, DMSc (Ngày đăng: Ngày 22 tháng 6 năm 2017). Chemotherapy-Induced Oral Mucositis Treatment & Management, Medscape. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Rajesh V. Lalla, Stephen T. Sonis và Douglas E. Peterson (Ngày đăng: ngày 1 tháng 1 năm 2009). Management of Oral Mucositis in Patients with Cancer, NCBI. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633