1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Viêm loét giác mạc do nấm: triệu chứng, điều trị và phòng bệnh

Viêm loét giác mạc do nấm: triệu chứng, điều trị và phòng bệnh

Viêm loét giác mạc do nấm: triệu chứng, điều trị và phòng bệnh

Trungtamthuoc.com - Viêm giác mạc do nguyên nhân nhiễm nấm gây bệnh là bệnh thường gặp. Ngoài nguyên nhân do nhiễm nấm, viêm giác mạc còn do virus, vi khuẩn, amip gây nên. Bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ chia sẻ đến bạn đọc về viêm giác mạc do nấm. 

1 Viêm loét giác mạc do nấm là bệnh gì?

Viêm giác mạc do nấm là bệnh xuất hiện do nấm ký sinh gây bệnh. Có rất nhiều loại nấm khác nhau gây bệnh như: fusarium, aspergillus hoặc candida.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm nấm từ kính áp tròng, sử dụng corticosteroid hoặc bị tai nạn chấn thương ở mắt. Viêm giác mạc gây nên các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau đớn, chảy nước mắt, đỏ mắt, có mủ ở mắt, mờ mắt,... [1] 

Viêm giác mạc do nấm thường tiến triển rất nhanh chóng, do đó nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới mất thị lực. 

2 Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm

2.1 Yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm

Sử dụng kính áp tròng thời gian dài, thường xuyên trang điểm mắt. 

Nông dân thường tiếp xúc với bùn đất, bụi. 

Bệnh nhân sau phẫu thuật mắt, sau chấn thương mắt. 

Bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch. 

Người lạm dụng thuốc tra mắt có chứa corticoid. 

Viêm loét giác mạc do nấm là bệnh khó điều trị, có nguy cơ tái phát cao nếu bạn không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Thói quen hay cho tay dụi mắt cũng là hành động làm tăng nguy cơ bị bệnh. 

Viêm giác mạc do nấm thường khó chẩn đoán và khó điều trị hơn so với viêm nhiễm do vi khuẩn, virus. 

Viêm giác mạc do nấm 
Viêm giác mạc do nấm 

2.2 Các loài nấm gây viêm loét giác mạc

Có hai loại nấm chính gây bệnh là: nấm men và nấm sợi. Loại nấm sợi là loại nấm chiếm tỷ lệ gây bệnh nhiều hơn. Các loại nấm hay gặp là Fusarium, Aspergillus, nấm Candida, Fusarium spp, Cladosporium, Curvularia, Rhizopus... [2] 

3 Các biến chứng của bệnh viêm loét giác mạc do nấm

Thủng giác mạc.

Tan chảy giác mạc.

Sẹo giác mạc.

Viêm xơ cứng.

Viêm nội nhãn.

Viêm nhãn khoa.

Mù vĩnh viễn. [3] 

4 Triệu chứng viêm giác mạc do nấm 

Viêm loét giác mạc do nấm thường xuất hiện sau một khi bị chấn thương mắt, chấn thương là một điều kiện thuận lợi cho bệnh khởi phát. 

  • Bệnh nhân thấy đau nhức mắt, đỏ mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ.
  • Quan sát bệnh thấy hình ảnh loét hình tròn hoặc ovan. Có thể có mủ, kèm đỏ mắt.
  • Giảm thị lực.
  • Đau mắt (thường đột ngột).
  • Tăng  độ nhạy sáng.
  • Chảy nước mắt nhiều hoặc chảy nước mắt. [4]

Có nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy định danh, kỹ thuật ELISA, kỹ thuật PCR…

Hình ảnh viêm loét giác mạc do nấm
Hình ảnh viêm loét giác mạc do nấm

5 Điều trị viêm loét giác mạc do nấm

Điều trị viêm giác mạc do nấm, sau khi khám bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các thuốc sau:

Thuốc kháng nấm đặc hiệu: Natamycin, Ketoconazole, fluconazol,...

Kháng sinh phòng bội nhiễm. Chống viêm non – steroid.

Giãn đồng tử bằng Atropin 0,5-1% (mục đích chống dính sau, giảm đau do co thắt thể mi).

Dinh dưỡng giác mạc.

Việc điều trị viêm loét giác mạc do nấm cần theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa, phải kiên trì và tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị. 

Có thể phải can thiệp ngoại khoa như: nạo bề mặt giác mạc, gọt giác mạc hoặc thậm chí là ghép giác mạc,... khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. 

Điều trị viêm loét giác mạc do nấm
Điều trị viêm loét giác mạc do nấm

6 Phòng bệnh viêm loét giác mạc do nấm

Để phòng mắc bệnh viêm loét giác mạc do nấm, điều quan trọng nhất là cẩn thận để không bị chấn thương, tạo điều kiện cho nấm gây bệnh. 

Nên đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc và khi tham gia giao thông.

Loại bỏ thói quen dụi tay vào mắt. Cách ứng xử đúng trong trường hợp dị vật vào mắt, nên dùng nước sạch để rửa trôi. Nếu không đỡ, hoặc dị vật to cần đi khám mắt kịp thời. 

Vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ, cẩn thận. Nếu được không nên đeo kính áp tròng khi không cần thiết. 

Không tự ý tự điều trị bệnh khi thấy xuất hiện dấu hiệu đau mắt tại nhà. Nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị để đảm bảo an toàn. [5] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Gabriel Castano, Ayman G. Elnahry, Pradeep Kumar Mada (Ngày đăng 11 tháng 8 năm 2021). Fungal Keratitis, NCBI. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Christina Moon (Ngày đăng 2 tháng 11 năm 2021). Fungal Keratitis, Eye Wiki. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Gabriel Castano, Ayman G. Elnahry, Pradeep Kumar Mada (Ngày đăng 11 tháng 8 năm 2021). Fungal Keratitis, NCBI. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  4. ^  David Turbert (Ngày đăng 24 tháng 9 năm 2020). Fungal Keratitis Symptoms, American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  5. ^ CDC (Ngày đăng 10 tháng 10 năm 2014). Basics of Fungal Keratitis, CDC. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Liều dùng các thuốc kháng nấm như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm loét giác mạc do nấm: triệu chứng, điều trị và phòng bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm loét giác mạc do nấm: triệu chứng, điều trị và phòng bệnh
    TM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633