1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến

Trungtamthuoc.com - Nguyên nhân của viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Bệnh được cho là xảy ra do sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường xung quanh.

1 Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến là một bệnh lý thuộc viêm khớp tự phát thiếu niên, được đặc trưng bởi cả viêm khớp và bệnh vẩy nến. Có đến khoảng 4 - 42% người trưởng thành bị vảy nến có viêm khớp kèm theo. Còn ở trẻ em thường gặp tình trạng này ở ở độ tuổi từ 9 đến 12 tuổi, trong đó nữ nhiều hơn nam.[1]

2 Nguyên nhân gây viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến

Nguyên nhân của viêm khớp thiếu niên tự phát vẩy nến hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Bệnh được cho là xảy ra do sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường xung quanh.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến là gì?

Rất hiếm khi có nhiều thành viên trong một gia đình bị viêm khớp vị thành niên. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thất rằng trong gia đình có một thành viên bị viêm khớp vị thành niên hoặc bất kỳ bệnh tự miễn nào thì tăng nguy cơ mắc bệnh này. Người ra cũng thấy rằng, viêm khớp vị thành niên tự phát vảy nến có liên hệ khăng khít với kháng nguyên bạch cầu HLA - Cw6.

3 Chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu nhiên thể viêm khớp vẩy nến như thế nào?

3.1 Các triệu chứng lâm sàng

Người bệnh bị viêm 1 đến vài khớp, thông thường bệnh nhân bị viêm ở các khớp nhỏ như bàn tay, ngón tay hay khớp gối. Những khớp bị viêm thường không đối xứng nhau, thường thấy ở nữ giới đến 55 - 70.

​Các ngón tay, ngón chân bị viêm có biểu hiện sưng lên, đỏ như "khúc dồi".

Rất ít khi thấy người bệnh nào bị viêm nhiều khớp đối xứng nhau. Nếu có, sẽ rất dễ nhầm bệnh viêm khớp dạng thấp do đó cần phải để ý đến những tổn thương ngoài da của người bệnh.

Nếu người bệnh bị viêm và phá hủy nhiều khớp có thể gây tàn phế và để lại di chứng nặng nề, có khoảng 3 đến 5% người bệnh gặp phải tình trạng này.

Có khoảng 5 đến 33% người bệnh bị đau cột sống, làm giảm vận động ở lưng, có thể gặp người bệnh viên điểm bám tận và khớp cùng chậu. Tình trạng này thường gặp ở nam giới hơn và liên quan đến kháng nguyên bạch cầu HLA-B27.

Đồng thời, ở những bệnh nhân này còn có biểu hiện ngoài da, trên da xuất hiện những mảng viêm đỏ, có nhiều lớp vẩy bong tróc máu trắng đục. Các tổn thương này đa dang, có thể nhỏ khu trú hay lan rộng ra từng mảng. Các tổn thương này thường xuất hiện ở mặt trước của tay và chân, những vùng hay bị tì đè như khuỷu tay, chân. Ngoài ra chúng cũng có thể xuất hiện ở những hốc nách, kẽ mông, thậm chí là trong rốn.

Bệnh nhân còn có thể bị loạn dưỡng móng, móng bị mất màu, móng dày, lỗ rỗ thậm chí là bong móng. Có đến khoảng 14 đến 17% bệnh nhi có biểu hiện viêm mắt ở các màng mạch nhỏ.[2]

3.2 Các biểu hiện cận lâm sàng

Người bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát vảy nến khi làm xét nghiệm máu cho thấy tốc độ lắng máu, CRP, acid uric có thể tăng khi bệnh tiến triển. Các tế bào máu ngoại vi ở những bệnh nhân bình thường nếu bị bệnh lâu năm thì số lượng hồng cầu có thể giảm. Ngoài ra, có thể thấy được các kháng nguyên bạch cầu HLA B27 hay HLA Cw6, không có yếu tố dạng thấp (RF).

Khi chụp X-quang có thể thấy hình ảnh xương bị bào mòn, các xương ngón tay, ngón chân có thể bị khuyết. Có một số người bệnh thấy được tình trạng viêm khớp cùng chậu, xơ hóa các dây chằng cột sống.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến được chẩn đoán như thế nào?
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến được chẩn đoán như thế nào?

Cạo Brocq nơi da tổn thương thấy các lớp vẩy da xếp thành nhiều lớp, khi cạo hết lớp vẩy đó thấy những điểm chảy máu.

3.3 Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt viêm khớp vảy nến thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến với một số bệnh sau:

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể 1 hoặc vài khớp: Người bệnh cũng bị viêm các khớp nhỏ và nhỡ không đối xứng nhau nhưng không viêm các khớp ngón xa như thể vẩy nến. Sau 1 năm, người bệnh có thể phát triển lên viêm trên 5 khớp và có các kháng thể kháng nhân.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể nhiều khớp: Các khớp bị viêm đối xứng nhau và không viêm các khớp ngón xa có có các yếu tố dạng thấp.

Ngoài ra còn cần phân biệt với bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp và điểm bám tận.[3]

4 Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến như thế nào?

4.1 Các thuốc chống viêm giảm đau không Steroid (NSAIDs)

Có thể cho bệnh nhi viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến dùng một trong các thuốc sau đây:

Aspirin với liều cho mỗi ngày tính theo cân nặng là 75 - 90 mg/kg.

Ibuprofen sử dụng cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên với liều mỗi ngày là 35 mg/kg với thuốc viên, 45 mg/kg với thuốc siro, chia 3 lần.

Naproxen dùng cho các bé từ 2 tuổi trở lên với liều mỗi ngày là 15 mg/kg chia 2 lần.

Meloxicam cũng được dùng cho các bé từ 2 tuổi trở lên với mỗi ngày là liều 0,25 mg/kg, nhưng không được vượt quá 15 mg.

Celecoxib dùng cho các bé từ 2 tuổi trở lên với liều mỗi ngày là 6-12 mg/kg, chia làm 2 lần dùng, không nên sử dụng kéo dài.

Nếu người bệnh có nhiều khớp sưng đau có thể cân nhắc sử dụng corticoid.

4.2 Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

Methotrexat được sử dụng với liều từ 0,2 đến 0,4 mg/kg  mỗi tuần, bệnh nhân chỉ uống 1 lần vào 1 ngày cố định trong tuần, lặp lại đúng ngày đó của tuần tiếp.

Nếu bệnh nhân viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến có cảm giác buồn nôn hoặc nôn thì có thể sử dụng Primperan.

Để làm giảm tác dụng không mong muốn có thể sử dụng Acid Folic với liều tương đương Methotrexat.

Trong thời gian điều trị bằng Methotrexat phải thường xuyên kiểm tra công thức máu, phân tích nước tiểu, ure, creatinin, bilirubin, AST, ALT, phosphatase kiềm, Albumin. Việc kiểm tra này diễn ra cứ sau 2 tuần trong 3 tháng đầu điều trị sau đó là định kỳ hàng tháng. Hàng năm bệnh nhân cần được chụp X-quang phổi, còn sinh thiết gan cứ 5 năm để đánh giá chức năng.

Nếu bệnh nhân bị nghiêm trọng và không có hiệu quả với phác đồ khác thì dùng Cyclosporine (CYA) với liều từ 2 đến 5mg/kg mỗi ngày. Ban đầu nên cho người bệnh viêm khớp vảy nến thiếu niên dùng liều thấp nhất sau đó tăng dần liều lên đến hiệu quả điều trị. Mỗi đợt dùng Cyclosporine chỉ kéo dài từ 3 đến 4 tháng rồi giảm liều dần và ngừng thuốc.

​CYA gây tăng huyết áp, gây độc thận, và hạ Canxi, Magie máu nếu dùng liều cao, do đó cần kiểm tra gan, thận, máu ngoại vi sau mỗi 2 - 4 tuần. Trong lúc này, cũng như sau khi điều trị kết thúc từ 3 đến 12 tháng cũng không nên sử dụng thuốc và vacxin viêm gan.

Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến như thế nào?
Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến như thế nào?

Ngoài ra, thuốc kháng TNF etanercept có thể xem xét điều trị cho viêm khớp vẩy nến thể vừa và nặng ở trẻ nhỏ, có thể kết hợp với MTX liều thấp. Etanercept được dùng với liều 0,8mg/kg mỗi tuần tiêm dưới da và không được vượt quá 50mg. Cần lưu ý trong quá trình điều trị vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội.

Người bệnh cần được kết hợp vật lý trị liệu để tránh nguy cơ dính khớp hoặc phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp nhân tạo khi khớp bi phá hủy nặng.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Anwar Al Hammadi, MD (Ngày đăng: ngày 9 tháng 4 năm 2020). What is juvenile psoriatic arthritis?, Medscape. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Anwar Al Hammadi, MD (Ngày đăng: ngày 23 tháng 11 năm 2015). Psoriatic juvenile idiopathic arthritis, NIH. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Nancy Carteron, MD, FACR (Ngày đăng: ngày 16 tháng 8 năm 2018). Juvenile Psoriatic Arthritis: Symptoms, Causes, Treatment, and More, Healthline. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Sử dụng thuốc nào tốt để trị bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến
    TA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thông tin rất bổ ích. Cảm ơn nhà thuốc tư vấn.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633