1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Viêm giác mạc: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị

Viêm giác mạc: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị

Viêm giác mạc: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị

Trungtamthuoc.com - Viêm giác mạc là bệnh viêm mắt phổ biến. Triệu chứng bệnh như cộm mắt, đỏ mắt, chảy nhiều nước mắt,... Viêm giác mạc nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa.

1 Viêm giác mạc là gì?

Giác mạc là bộ phận quan trọng của mắt làm nhiệm vụ bảo vệ mắt, tham gia vào hoạt động khúc xạ mắt. Giác mạc có màu trong suốt, hình vòm nằm phía trước nhãn cầu. Giác mạc là bộ phận cấu tạo bên ngoài của nhãn cầu, do đó giác mạc rất dễ bị tổn thương từ vi khuẩn, virus, nấm,... gây nên viêm giác mạc. 

Khi giác mạc bị viêm gây nên các triệu chứng khó chịu ở mắt. Khi không được chữa kịp thời có nguy cơ cao làm biến chứng suy giảm thị lực hoặc thậm chí dẫn đến mù lòa. 

Viêm giác mạc là bệnh ở mắt thường gặp. Mọi đối tượng từ người già đến trẻ em đều có thị bị bệnh. Khi thấy các dấu hiệu khó chịu ở mắt, người bệnh cần thăm khám nhãn khoa để được điều trị kịp thời. 

Viêm giác mạc mắt
Viêm giác mạc mắt

2 Nguyên nhân gây viêm giác mạc

Do giác mạc là mô mỏng trong suốt nên dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây nên viêm. Tình trạng viêm này do nguyên nhân chính là nhiễm trùng nhiễm khuẩn. 

Ngoài ra các nguyên nhân gây ra viêm giác mạc bao gồm: 

  • Những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng: Kính áp tròng có loại thời hạn sử dụng vài tháng, có loại thời hạn sử dụng trong 1 ngày. Đeo kính áp tròng thời gian sử dụng lâu có thể bước bảo quản không tốt gây nhiễm khuẩn vào kính và khi đeo khiến mắt nhiễm khuẩn gây viêm giác mạc. Ngoài ra, đeo kính áp tròng gây nhức mắt và có thể gây xước mắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào giác mạc. 
  • Các bệnh về mắt có thể gây nên viêm giác mạc như: lông quặm, khô mắt,...
  • Do chấn thương mắt: trầy, xước giác mạc trong quá trình lao động, làm việc, tham gia giao thông,...
  • Nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây viêm giác mạc. 

Các nguyên nhân trên là điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc,... gây bệnh. Ngoài ra, người có mắt khỏe mạnh cũng có thể bị các vi khuẩn này xâm nhập vào mắt về gây nên viêm giác mạc. 

Viêm giác mạc mắt do virus thường phổ biến hơn viêm giác mạc do vi khuẩn. Các virus thường gặp gây bệnh viêm giác mạc đó là adenovirus, virus  herpes type 1,... [1] 

3 Triệu chứng bệnh viêm giác mạc

Triệu chứng phổ biến nhất là đau. Mức độ đau tùy thuộc vào mức độ viêm, đau âm ỉ và mắt nóng rát. Ngoài ra, người bệnh có thể sốt nhẹ. 

Mắt khó chịu, mỏi mắt, cộm mắt, ngứa cảm giác có dị vật trong mắt. 

Nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt. 

Chảy nước mắt nhiều. 

Mắt đỏ, nhìn mờ. 

Có thể xuất hiện ghèn mắt, mủ mắt xung quanh lòng đen. Mủ có thể màu trắng hoặc màu vàng. 

Đục giác mạc, vùng trung tâm giác mạc có thể xuất hiện những đốm trắng. 

Sưng mắt, nề mắt, cảm giác khó mở mắt.

Triệu chứng bệnh viêm giác mạc
Triệu chứng bệnh viêm giác mạc

4 Điều trị viêm giác mạc

4.1 Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? 

Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng và nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên người bị bệnh viêm giác mạc cần thăm khám khi có các triệu chứng trên để được điều trị sớm. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực hoặc gây mất hẳn thị lực dẫn đến mù lòa. 

4.2 Điều trị bằng thuốc

Thông thường điều trị viêm giác mạc sẽ được chỉ định dùng các thuốc kháng sinh kháng viêm, thường điều trị tại chỗ bằng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn để làm điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. 

Cách điều trị viêm giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bạn sẽ phải dùng thuốc theo toa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc cả hai. Bao gồm các:

  • Thuốc kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Chất diệt khuẩn cho các bệnh nhiễm ký sinh trùng.
  • Thuốc chống nấm cho nhiễm trùng nấm.
  • Thuốc kháng vi-rút cho các bệnh nhiễm vi-rút.

Viêm giác mạc không do nhiễm trùng không cần dùng thuốc. Bạn sẽ chỉ cần đơn thuốc nếu tình trạng mắt xấu đi và phát triển thành nhiễm trùng. Miếng che mắt có thể giúp bảo vệ khu vực bị ảnh hưởng và khuyến khích quá trình chữa lành. [2] 

4.3 Phẫu thuật

Viêm giác mạc có phải mổ không? Trường hợp bệnh viêm giác mạc đã tiến triển nặng không điều trị được bằng thuốc bệnh nhân có thể được phẫu thuật.  Tùy theo tình trạng bệnh sẽ được áp dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp như: phủ kết mạc, ghép màng ối, ghép giác mạc...

4.4 Lưu ý khi điều trị viêm giác mạc

Chi phí điều trị viêm giác mạc là bao nhiêu? Các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau, tùy thuộc vào bệnh cảnh, thuốc hoặc tiểu phẫu của từng người bệnh. 

Không nên băng kín mắt.

Nên đeo kính giúp bảo vệ mắt đang bị viêm tránh tác động từ môi trường. 

Không nên trang điểm mắt, đeo kính áp tròng trong thời gian điều trị bệnh. 

Tránh dụi mắt bằng tay do có thể kéo theo vi khuẩn lên mắt gây viêm nặng hơn.

Nhỏ thuốc nhỏ mắt điều trị viêm giác mạc theo chỉ định
Nhỏ thuốc nhỏ mắt điều trị viêm giác mạc theo chỉ định

5 Phòng bệnh viêm giác mạc

Đeo kính mắt bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và độc hại

Sử dụng kính mát khi di chuyển ngoài đường vừa giúp tránh bụi, vừa giúp bảo vệ mắt khỏi bị kích ứng bởi ánh nắng mặt trời. 

Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt khác như bệnh lông quặm, khô mắt. 

Bổ sung Vitamin A giúp mắt sáng khỏe. 

Không dùng tay dụi mắt. 

Vệ sinh kính áp tròng trước và sau khi đeo xong. 

Rửa mắt sạch sẽ sau mỗi lần trang điểm bằng dầu tẩy trang chuyên dụng. 

Khi bị bệnh viêm giác mạc, bệnh nhân cần đi khám và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, duy trì các thói quen dùng trên để ngăn ngừa bệnh tái phát. [3] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của AOA. Keratitis, AOA - American Optometric Association. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Kristeen Cherney (Ngày đăng 14 tháng 6 năm 2017). What Is Keratitis?, Healthline. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Stephanie Langmaid (Ngày đăng 06 tháng 2 năm 2021). What Is Keratitis?, WebMD. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Sử dụng thuốc kháng sinh nào cho bệnh này?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm giác mạc: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm giác mạc: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị
    LA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633