1. Trang chủ
  2. Dị Ứng - Miễn Dịch
  3. Viêm gan tự miễn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gan tự miễn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gan tự miễn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Khi các yếu tố bất lợi với sức khỏe xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch được kích hoạt. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào gan thay vì các mầm bệnh. Điều này khiến tế bào gan bị hủy hoại, gọi là viêm gan tự miễn.

1 Viêm gan tự miễn là gì?

Viêm gan tự miễn là tình trạng gan bị thương tổn do hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị kích thích tấn công và tiêu diệt các tế bào gan và nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới xơ gan, suy gan và tử vong.[1]

Viêm gan tự miễn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc cao nhất ở độ tuổi 10-30. Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới với tỉ lệ là 4/1.

Viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn là gì?

2 Cơ chế của bệnh viêm gan tự miễn 

Hệ thống miễn dịch của con người có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước sử tấn công của nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, các loại độc tố,... Khi các yếu tố bất lợi với sức khỏe này xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch được kích hoạt. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào gan thay vì các mầm bệnh. Điều này khiến tế bào gan bị hủy hoại, gọi là viêm gan tự miễn.

3 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân cụ thể của bệnh này hiện vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng nó là do sự tương tác của các gen kiểm soát hệ thống miễn dịch với các tác nhân lạ đối với cơ thể.

Một số yếu tố nguy cơ khiến người bệnh bị viêm gan tự miễn được biết đến là:

  • Dùng một số loại thuốc như kháng sinh (Nitrofurantoin, Minocycline,...) hoặc thuốc điều trị tim mạch (Statin, Hydralazine).
  • Người bệnh có tiền sử bị nhiễm trùng, ví dụ như: viêm gan, sởi,...
  • Trong gia đình có người từng mắc bệnh viêm gan tự miễn.
Viêm gan tự miễn do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức
Viêm gan tự miễn do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức

4 Viêm gan tự miễn có triệu chứng gì?

Giai đoạn đầu của viêm gan tự miễn thường không có triệu chứng rõ rệt. Đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và da hơi vàng. Các biểu hiện này dễ bị bỏ qua cho tới khi vàng da trở nên rõ ràng hơn sau vài tháng đến vài năm thì người bệnh mới bắt đầu quan tâm tới sức khỏe.

Dấu hiệu viêm gan tự miễn của giai đoạn tiếp theo người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, da vàng, gan to, ngứa da, phát ban, bụng khó chịu, có mạch máu nổi bất thường trên da, nước tiểu đậm màu, phân bạc,... Đôi khi là cả chảy máu cam, chảy máu chân răng và xuất huyết dưới da.[2]

Gan to chắc thường thấy ở giai đoạn sớm của bệnh, nếu muộn hơn gan thường theo nhỏ lại kèm với lách to, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ.

Một số biểu hiện khách là: rối loạn nội tiết, nhiều mụn, nứt da, rậm lông,...

5 Biến chứng của viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn sống được bao lâu? Viêm gan tự miễn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan,... và biến chứng sang nhiều bệnh lý khác như: 

  • Thiếu máu ác tính.
  • Thiếu máu tan huyết.
  • Giảm tiểu cầu ban huyết.
  • Viêm loét đại tràng.

Ngoài các bệnh lý trên còn có thể gây ra nhiều tác hại khác cho cơ thể, thậm chí có thể rút ngắn thời gian sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc xét nghiệm sớm và kịp thời là biện pháp chống lại căn bệnh này.

6 Các xét nghiệm chẩn đoán

Sau khi hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng của bệnh nhân, nếu nghi ngờ viêm gan tự miễn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định là xét nghiệm máu và sinh thiết gan.

Xét nghiệm máu được thực hiện để tìm kháng thể giúp phân biệt viêm gan tự miễn với viêm gan virus và các bệnh khác có triệu chứng gần giống nhau. Loại kháng thể phổ biến nhất được tìm thấy ở những người mắc bệnh này là ANA, SMA và LKM.

Sinh thiết gan được thực hiện bằng cách dùng một cây kim mỏng đưa vào gan để lấy một ít mô gan qua da. Mẫu mô gan này sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm phân tích cho kết quả để xác nhận chẩn đoán và xác định mức độ thương tổn của gan. 

Chẩn đoán viêm gan tự miễn như thế nào?
Chẩn đoán viêm gan tự miễn như thế nào?

Viêm gan tự miễn cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh về gan mật khác đó là: cơ đường mật tiên phát, xơ đường mật trong gan, viêm đường mật tự miễn, viêm gan virus, viêm gan mạn tính,....

7 Cách điều trị viêm gan tự miễn

Mục tiêu điều trị viêm gan tự miễn là làm chậm hoặc ngừng sự tấn công tế bào gan của hệ thống miễn dịch, nhờ đó làm chậm tiến triển của bệnh.

7.1 Điều trị bằng thuốc

Điều trị tấn công:

  • Tuần 1: dùng liều 40-60mg Prednisone/ngày. Có thể phối hợp với 1-2mg Azathioprin/kg. 
  • Tuần 2: dùng liều 40mg Prednisone/ngày hoặc 15mg Prednisone/ngày + 1-2mg Azathioprin/kg.
  • Tuần 3: dùng liều 30mg Prednisone/ngày hoặc 15mg Prednisone/ngày + 1-2mg Azathioprin/kg.
  • Tuần 4: giảm dần mỗi tuần 5mg cho tới liều duy trì.

Điều trị duy trì bằng 5-15mg Prednisone/ngày hoặc 10mg Prednisone/ngày + 1-2mg Azathioprin/kg.

Điều trị tái phát giống với liều tấn công.

Nếu bệnh nhân bị dị ứng hoặc không thể sử dụng các thuốc trên thì thay thế bằng một số loại thuốc khác như:

  • Mycophenolate mofetil: liều 1-3g/ngày, chia làm 2 lần, uống trong bữa ăn.
  • Cyclosporin: liều 100 -400  mg/ngày, chia  làm 2 lần và uống vào thời điểm nhất định trong ngày khi bụng no.
  • Tacrolimus hoặc Interferon-α.

Tiêu chuẩn để ngừng thuốc là:

  • Xét nghiệm thấy chỉ số transaminase, gamma globulin, bilirubin trở về bình thường trong ít nhất 2 năm.
  • Hình ảnh sinh thiết gan không cho dấu hiệu phát triển của bệnh.

7.2 Ghép gan

Khi việc điều trị bằng thuốc không cho hiệu quả, bệnh tiến triển bằng lên thành xơ gan hoặc suy gan thì bác sĩ có thể xem xét lựa chọn phương án ghép gan.

Cấy ghép gan là thay thế là gan bị hỏng bằng một hoặc một phần lá gan khỏe mạnh của người hiến tặng.

Phẫu thuật ghép gan
Phẫu thuật ghép gan

Sau phẫu thuật ghép gan người bệnh cần phải đặc biệt chú ý trong sinh hoạt hằng ngày để bảo đảm gan nhanh hồi phục và không bị đào thải.

Để tránh bị đào thải, ban đầu bệnh nhân sẽ phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch liều cao sau đó giảm dần để tránh các tác dụng không mong muốn. Hai loại thuốc ức chế miễn dịch thường được chỉ định là Corticosteroid và Calcineurin.

8 Viêm gan tự miễn kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống liên quan mật thiết tới bệnh gan. Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh viêm gan tự miễn cũng nên tránh các thực phẩm sau:

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá,...

Không sử dụng các thực phẩm ôi thiu, chứa hóa chất độc hại,...

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,..

Bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu và không nên kiêng quá mức vì gây ảnh hưởng tới sức khỏe, suy kiệt cơ thể.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng 17/4/2020). Autoimmune hepatitis, Mayo Clinic. Truy cập ngày 08/09/2021.
  2. ^ Tác giả Danielle Eagan, Craig Lammert (Đăng năm 2019). Autoimmune Hepatitis, Nord. Truy cập ngày 08/09/2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nguyên nhân gây bệnh viêm gan tự miễn là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm gan tự miễn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm gan tự miễn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    LD
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin uy tín, chính xác, các bạn nên theo dõi các bài viết ở đây

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633