Viêm da tiếp xúc do côn trùng: cách phòng tránh và điều trị
Trungtamthuoc.com - Viêm da tiếp xúc côn trùng được kích thích bởi một loài côn trùng thuộc chi Paederus - gọi là kiến khoang. Loài côn trùng này không cắn hoặc chích, nhưng tiết ra một chất lỏng có chứa paederin, một chất gây bệnh mạnh. Nếu không được rửa sạch ngay lập tức, hóa chất dẫn đến viêm da tuyến tính bao gồm các tổn thương hồng ban.
1 Viêm da do tiếp xúc với côn trùng và căn nguyên
1.1 Viêm da do tiếp xúc côn trùng là gì?
Viêm da do tiếp xúc côn trùng đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các tổn thương ban đỏ trên các vùng da tiếp xúc của cơ thể. [1] Phát ban phồng rộp xảy ra trong 24–48 giờ sau khi đánh hoặc đè bọ lên da và có thể mất vài tuần để biến mất . [2]
Nguyên nhân của viêm da do tiếp xúc với côn trùng
Bệnh do côn trùng thuộc giống Paederus gây ra. Loài côn trùng này không cắn hoặc chích, nhưng tiết ra một chất lỏng có chứa paederin, một chất gây bệnh mạnh. Nếu không được rửa sạch ngay lập tức, hóa chất dẫn đến viêm da tuyến tính bao gồm các tổn thương hồng ban. [3]
Côn trùng sống trong môi trường ẩm ướt và di chuyển xung quanh để tìm kiếm các mảnh vụn thức ăn để nuôi dưỡng của nó. Loài côn trùng này đặc biệt thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Chúng vô tình tiếp xúc với da của con người và do đó phản xạ cọ xát hoặc nghiền nát côn trùng trên da làm giải phóng Paederin gây tan máu của bọ cánh cứng dẫn đến viêm da tiếp xúc kích thích.
1.2 Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?
Bệnh không lây truyền từ người này sang người khác.
2 Chẩn đoán tình trạng viêm da do tiếp xúc với côn trùng
2.1 Triệu chứng lâm sàng
Tại nơi côn trùng đốt, chúng bị chà xát gây ra triệu chứng viêm da. Lúc đầu, người bệnh chỉ thấy xuất hiện một vài cùng da đỏ, dài như bị cào xước, hơi sưng một chút, kích thước từ vài mm tới vài cm. Sau vài tiếng đồng hồ hay một ngày, người bệnh thấy các mụn nước và bọng nước giữa các vùng da đỏ ửng.
Những trường hợp nhẹ, người bệnh thấy hơi rát, ngứa, có một vài vết đỏ cùng với mụn nước, mụn mủ nhỏ. Sau đó khoảng 3-5 ngày, những vết này khô lại, không thành phỏng nước, bọng mủ. Nếu nghiêm trọng hơn, các tổn thương lan tỏa, bọng nước, bọng mủ nông rộng hơn, một số trường hợp có trợt loét, hoại tử.
Bất kỳ vị trí nào của cơ thể cũng có thể bị tổn thương nhưng thường thấy ở những vùng da hở. Nếu tổn thương ở mắt sẽ gây phù nề, trợt đỏ, tiết nước mắt nhiều hơn. Còn nếu tổn thương này xuất hiện ở nách, bẹn, cơ quan sinh dục có thể khiến cho người bệnh bị sưng và đi lại bị hạn chế hơn.
Thông thường, người bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường cảm thấy bỏng rát, ngứa, nhưng khi có bội nhiễm sẽ bị đau nhức và khó chịu hơn. Một sô trường hợp người bệnh nghiêm trong có thể có tình trạng đau nhức, tăng thân nhiệt, mệt mỏi, nổi hạch ở cổ, nách, bẹn.
2.2 Các biểu hiện cận lâm sàng
Người bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng gần như trên cận lâm sàng không thay đổi gì đặc biệt. Có một số trường hợp người bệnh, có mụn mủ lớn, hạch sưng to, bạch cầu cao hơn bình thường.
Cần phân biệt viêm da tiếp xúc với côn trùng với bệnh Zona, herpes da, viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng vì có triệu chứng dễ nhầm lẫn.
3 Điều trị viêm da do tiếp xúc với côn trùng như thế nào?
Căn cứ vào giai đoạn tổn thương do côn trùng mà phần lớn người bệnh đều được điều trị tại chỗ.
3.1 Phương pháp điều trị tại chỗ
Ngay thời điểm tổn thương, người bệnh dùng nước muối sinh lý (NaCl 9%) để rửa chỗ viêm 3 đến 4 lần mỗi ngày để trung hòa độc tố trên da. Người bệnh không được cọ xát nhiều để làm tổn thương lan rộng hơn.
Với các vết thương đỏ, đau rát, cần sử dụng thuốc làm dịu da, chống viêm như hồ nước, hồ Tetra-Pred. Nếu tổn thương đã khô thì cần sử dụng kháng sinh dạng kem như Fucidine, Foban, xem xét sử dụng kháng sinh phối hợp với corticoid như: Fucicort, Wimaty N.
Nếu người bệnh có mụn nước, bọng mủ sử dụng dung dịch màu Milian, Castellani, thuốc tím để bôi vào tổn thương theo hướng dẫn.
3.2 Phương pháp điều trị toàn thân
Thông thường ở những người bệnh bị viêm da do côn trùng thì ít khi xuất hiện triệu chứng toàn thân, đa phần không phải điều trị.
Người bệnh có thể được giảm ngứa và kích ứng bằng thuốc kháng histamin bao gồm Clorpheniramin, Loratadin, Cetirizin.
Nếu bệnh nhân có những tổn thương rộng hơn, có mụn mủ, biểu hiện nhiễm trùng - nhiễm khuẩn toàn thân, điều trị bằng uống kháng sinh.
4 Phương pháp phòng ngừa viêm da do côn trùng
Để phòng ngừa viêm da do côn trùng điều quan trọng nhất là tránh tiếp xúc với các loài côn trùng gây bệnh này.
Nếu người bệnh từng tiếp xúc hay nghi ngờ tiếp xúc với côn trùng gây bệnh thì cần thực hiện như sau:
- Nếu thấy côn trùng đang bò trên da, cần thổi hoặc để tờ giấy để côn trùng bò ra khỏi người, rồi rửa sạch vùng da đó.
- Nếu đã vô tình chà xát côn trùng, cần vệ sinh sạch tay và nơi da đã tiếp xúc.
- Ở khu vực mình sống, nếu thấy côn trùng xuất hiện cần thực hiện các biện pháp để tránh côn trùng bay vào nhà hay tiếp xúc người như: Đóng kín cửa, dùng lưới ngăn cản côn trùng hay sử dụng bóng đèn vàng.
- Khi đi ngủ, cần sử dụng màn, vệ sinh giường chiếu, chăn màn và quần áo trước khi mặc nên người để tránh tình trạng côn trùng trú ẩn ở đó.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và xung quanh đó là một biện pháp rất cần thiết để phòng ngừa viêm da tiếp xúc do côn trùng.
Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh viêm da tiếp xúc với côn trùng, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Jere J. Mammino, Ngày đăng: tháng 11 năm 2011, Paederus Dermatitis, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Maham Ghani, Paederus dermatitis, Dermnet NZ. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Jere J. Mammino, Ngày đăng: tháng 11 năm 2011, Paederus Dermatitis, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021