1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Viêm da đầu chi - ruột (bệnh lý da liễu cho kém hấp thu kẽm)

Viêm da đầu chi - ruột (bệnh lý da liễu cho kém hấp thu kẽm)

Viêm da đầu chi - ruột (bệnh lý da liễu cho kém hấp thu kẽm)

Trungtamthuoc.com - Nhu cầu của cơ thể người lớn với kẽm là 15mg/ngày và trẻ em từ 6-10mg/ngày, phần lớn chúng được cung cấp nhờ vào khẩu phần ăn hằng ngày. Bởi vậy, khi hệ tiêu hóa không thể hấp thu đươc kẽm thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt và gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có viêm da đầu chi - ruột.

1 Viêm da đầu chi - ruột là bệnh gì?

Viêm da đầu chi - ruột hay Acrodermatitis enteropathica (AE) là một bệnh lý da liễu rối loạn chuyển hóa, kém hấp thu kẽm ở đường tiêu hóa khiến cơ thể thiếu kẽm dẫn đến vùng da ở đầu chi bị dát đỏ và bong vảy.

Viêm da đầu chi - ruột là một bệnh rối loạn chuyển hóa kẽm xảy ra do bẩm sinh (bẩm sinh) hoặc mắc phải. Viêm da đầu chi dạng sản ở trẻ em là một rối loạn di truyền hiếm gặp, đặc trưng bởi các bất thường ở ruột dẫn đến không thể hấp thụ kẽm từ ruột. Đặc trưng, ​​tình trạng thiếu kẽm sẽ biểu hiện như: viêm da với mụn nhọt (viêm da mủ) xảy ra quanh miệng và / hoặc hậu môn, tiêu chảy và móng tay bất thường (chứng loạn dưỡng móng). Trong giai đoạn cấp tính, biểu hiện cáu kỉnh và rối loạn cảm xúc do vỏ não bị hao mòn (teo). Điều quan trọng là phải nhận biết và điều trị chứng rối loạn này.

Dạng mắc phải của rối loạn này tạo ra các triệu chứng tương tự. Nguyên nhân có thể do người mẹ không tiết kẽm vào sữa mẹ. Các dạng AE mắc phải khác đôi khi xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ một số đoạn ruột trên hoặc từ các chương trình dinh dưỡng truyền tĩnh mạch đặc biệt được chuẩn bị mà không có lượng kẽm thích hợp. [1]

Nhãn

Kẽm là một yếu tố vi lượng rất quan trọng với các hoạt động sống của cơ thể, nó là co-enzyme của hàng trăm enzyme và tham gia vào nhiều quá trình đáp ứng miễn dịch, nội tiết, biệt hóa chức năng tế bào,...

Nhu cầu của cơ thể người lớn với kẽm là 15mg/ngày và trẻ em từ 6-10mg/ngày, phần lớn chúng được cung cấp nhờ vào khẩu phần ăn hằng ngày. Bởi vậy, khi hệ tiêu hóa không thể hấp thu đươc kẽm thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt và gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có viêm da đầu chi - ruột.

Ngoài viêm da thì sự thiếu yếu tố kẽm còn khiến người bệnh bị rụng tóc, tiêu chảy mạn tính và rối loạn tâm thần,...

2 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm da đầu chi - ruột có thể là bệnh lý bẩm sinh do di truyền hoặc mắc phải.

Dạng bẩm sinh của bệnh là trường hợp rất hiếm gặp bởi sự di truyền lặn nhiễm sắc thể thường khiến hệ tiêu hóa không hấp thụ hoặc kém hấp thu kẽm.

Dạng mắc phải thường gặp ở những người phẫu thuật cắt đoạn dạ dày-ruột, bị tiêu chảy kéo dài khiến chức năng hấp thu của hệ tiêu hóa kém đi.

Thiếu kẽm thường ít xảy ra ở người lớn do hệ tiêu hóa đã phát triển toàn diện. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này hay gặp ở các bé được cho bú ngoài hoàn toàn hoặc cai sữa từ sớm. Nếu trẻ bú sữa mẹ nhưng vẫn bị thiếu kẽm trong thời gian này thì là do thiếu kẽm trong sữa mẹ.

3 Chẩn đoán bệnh viêm da đầu chi - ruột

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng điển hình nhất là ở trên da và niêm mạc với các mảng da bị viêm có màu đỏ, khô lại và bong vảy trông gần giống như viêm da dị ứng. Đôi khi tổn thương có mụn nước nhưng nhanh chóng vỡ ra và liên kết lại thành các mảng đỏ rồi bong vảy.

Các tổn thương này thường xuất hiện quanh các hốc tự nhiên và đầu chi, có tính đối xứng hai bên.

Viêm da đầu chi - ruột biểu hiện trên mặt

Ở trẻ thường gặp tình trạng rối loạn tinh thần khiến trẻ quấy khóc hơn hoặc ủ rũ không có sức sống. Nặng hơn là tâm thần phân liệt nhưng rất hiếm khi gặp. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị suy sinh dưỡng nặng và thậm chí là tử vong. 

Ngoài biểu hiện trên da, người bị viêm da đầu chiu - ruột còn có một số triệu chứng khác như đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chán ăn, tiêu chảy,... [2]

3.2 Xét nghiệm cận lâm sàng

Về mặt mô học, các tổn thương ban đầu của viêm da đầu chi - ruột cho thấy mất lớp tế bào hạt và xanh xao khu trú rõ rệt ở lớp malpighian của biểu bì. Giai đoạn nặng hơn, biểu bì cho thấy sự tăng sản dạng vảy nến với chứng parakeratosis hợp lưu và tăng sừng hóa . Ngoài ra, có thể thấy hiện tượng rối loạn sừng hóa ở lớp biểu bì của các tổn thương đã thành lập. Lớp hạ bì nhú có chứa thâm nhiễm tế bào bạch huyết quanh mạch thưa thớt, bề ngoài và các mao mạch quanh co. Chẩn đoán mô học phân biệt bao gồm ban đỏ dị ứng hoại tử và bệnh Pellagra. Bệnh vẩy nến thường có thể được phân biệt bằng cách thiếu tế bào sừng hoại tử và sự hiện diện của bạch cầu trung tính trong lớp sừng và lớp hạt. [3]

Để chẩn đoán xác định bệnh thường cần cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Định lượng kẽm trong huyết thanh: nồng độ thấp hơng 100-140μg/100ml huyết thanh).
  • Phosphat kiềm thấp.
  • Lượng kẽm tại lông và tóc giảm.
  • Định lượng kẽm trong nước tiểu thấp.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần cho kết quả là thiếu máu và giảm bạch cầu.
  • Sinh thiết vùng da bị tổn thương.
  • Lưu ý phải phân biệt rõ viêm da đầu chi - ruột với một số bệnh lý da liễu khác như viêm kẽ do Candida, viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da do mặc tã lót ở trẻ nhỏ,...

4 Điều trị viêm da đầu chi - ruột

Nguyên nhân chính của bệnh viêm da đầu chi - ruột là do cơ thể thiếu kẽm, bởi vậy việc cần làm đầu tiên trong điều trị là bổ sung kẽm cho người bệnh. Tiếp theo đó là điều trị các biến chứng nếu có và nâng cao thể trạng của người bệnh. Cụ thể như sau:

Cho bệnh nhân dùng các sản phẩm bổ sung kẽm với liều lượng 100-150mg/ngày. Nên uống vào buổi sáng lúc đói bụng. Việc bổ sung nguyên tố kẽm với liều cao sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do thiếu kẽm.

Với trường hợp người bị thiếu kẽm mắc phải hoặc do chế độ ăn thiếu kẽm thì bắt đầu điều trị với liều 0,5-1 mg/kg ngày.

Chú ý dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị bởi quá liều kẽm có thế gây độc với cơ thể.

Nếu bị kích ứng với các chế phẩm kẽm sulfat thì có thể thay thế bằng kẽm gluconat hoặc acetat.

Nếu đang bị thiếu kẽm, bạn cần hạn chế ăn bánh mì, sữa, ngô vì chúng làm giảm hấp thu kẽm

Không sử dụng các thuốc bổ sung kẽm với tetracyclin, D-penicillinamin, thuốc bọc dạ dày, các thuốc có chứa Sắt bởi chúng cũng làm giảm tác dụng của thuốc.

Bôi kẽm 10% vào vùng da tổn thương

Ngoài việc dùng kẽm đường uống thì bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kem bôi kẽm 10% để điều trị tại chỗ, ngày bôi 2 lần.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh mỗi ngày, sát khuẩn để chống bội nhiễm. Nếu bị nhiễm khuẩn tại vị trí tổn thương cần sử dụng kháng sinh toàn thân để điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: John McGrath, MD. Acrodermatitis Enteropathica, NORD. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Vanessa Ngan, 2003, Acrodermatitis enteropathica, DernNetNZ. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Jose Antonio Plaza, Victor G.Prieto, 2009, Modern Surgical Pathology (Second Edition), Sciencedirect. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Dùng thuốc nào điều trị bệnh viêm da đầu chi-ruột?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm da đầu chi - ruột (bệnh lý da liễu cho kém hấp thu kẽm) 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm da đầu chi - ruột (bệnh lý da liễu cho kém hấp thu kẽm)
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633