1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Viêm cổ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cổ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cổ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Hiện nay, viêm cổ tử cung là một bệnh lý chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh phụ khoa chị em mắc phải. Bệnh không chỉ gây tổn thương đến cơ thể người bệnh còn ảnh hưởng đến tâm lí, đời sống tình dục của phụ nữ. Do đó, việc chuẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Bài viết cung cấp thông tin về chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm cổ tử cung.

1 Viêm cổ tử cung là bệnh gì?

Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản do nấm, vi khuẩn hay các tác nhân khác kí sinh gây ra tình trạng sưng viêm, lở loét tại cổ tử cung. Hai tác nhân gây bệnh chính là Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis.[1]

Theo thống kê thì có thới 50% phụ nữ trong độ tuổi 20 - 50 bị mắc căn bệnh này, trong đó có tới 90 - 95% số người đã từng sinh nở. Có 10-20% số ca sẽ diễn tiến thành viêm vùng chậu.

Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung

Bệnh viêm cổ tử cung không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, gây đau khi quan hệ và dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn. Nếu không điều trị dứt điểm nó còn làm giảm tỉ lệ thụ thai và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung đe dọa tới tính mạng người bệnh.

2 Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là do vùng cổ tử cung bị nhiễm khuẩn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Chị em bị viêm âm đạo nhưng không chữa trị kịp thời tạo cơ hội cho các loại kí sinh trùng, vi khuẩn, nấm xâm nhập sâu vào bên trong, gây ra tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung.

Quan hệ tình dục và mang thai sớm trong khi hệ thống sinh dục chưa phát triển hoàn thiện. Hoặc quan hệ tình dục quá nhiều, quá thô bạo khiến vùng kín bị tổn thương, hoặc quan hệ với những người bị bệnh xã hội mà không có biện pháp bảo vệ an toàn cũng là nguyên nhân mắc các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm cổ tử cung.

Quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm cổ tử cung
Quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm cổ tử cung

Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không đúng cách khiến các tác nhân gây bệnh không bị tiêu diệt mà còn tạo thêm môi trường sống lý tưởng cho chúng gây bệnh.

Chu kì kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, rong huyết khiến cổ tử cung luôn mở, tao điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh ở cổ tử cung, tử cung và các bộ phận ở sâu bên trong.

Nạo phá thai không an toàn khiến sức đề kháng yếu đi, nếu khâu chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo thì viêm cổ tử cung là bệnh rất dễ gặp phải.

3 Chẩn đoán viêm cổ tử cung

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Những người bị viêm cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Một số biểu hiện dễ thấy nhất là:

Khí hư ra nhiều với màu sắc lạ như trắng đục, vàng, xanh và có mùi hôi.

Triệu chứng viêm cổ tử cung
Triệu chứng viêm cổ tử cung

Khí hư ra trong cả tháng chứ không chỉ khi gần đến ngày có kinh khiến chị em khó chịu.

Vùng kín có cảm giác đau sưng, ngứa ngáy và ẩm ướt do dịch âm đạo tiết ra liên tục.

Xuất huyết bất thường giữa chu kì kinh nguyệt.

Đau rát khi quan hệ tình dục do cổ tử cung bị va chạm mạnh trong khi có cùng viêm sưng khiến những vùng này bị tổn thương nặng hơn.

Tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát do viêm nhiễm lây sang bàng quang.

Kể cả chưa tới ngày hành kinh cũng bị đau lưng, đau bụng dưới.

Chu kì kinh nguyệt rối loạn, lượng máu kinh ít nhiều thất thường.[2]

3.2 Cận lâm sàng

Khám âm đạo bằng mỏ vịt và quan sát tổn thương qua kính lúp có thể thất cổ tử cung bị tắc nghẽn, niêm mạc đỏ và phù nề nếu ở giai đoạn mới, khi bệnh mạn tính thì cổ tử cung giống như bị ăn mòn và dễ chảy máu, có thể phì đại hoặc có u nang.

Khám âm đạo bằng mỏ vịt
Khám âm đạo bằng mỏ vịt

​Xét nghiệm vi trùng học mẫu dịch lấy từ cổ tử cung có nhiều tế bào bạch cầu.

Xét nghiệm thấy có song cầu khuẩn lậu thì có thể chấn đoán nguyên nhân là do lậu cầu.

Một số xét nghiệm khác như nước tiểu, sinh thiết tế bào cỏ tử cung,...

4 Điều trị viêm cổ tử cung

4.1 Điều trị bằng thuốc

Đa phần các trường hợp viêm cổ tử cung mức độ nhẹ đều được điều trị bằng kháng sinh hoặc kháng virus để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. 

Nếu nguyên nhân gây là lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae thì dùng một trong các thuốc sau:

Nếu nguyên nhân gây bệnh là Chlamydia thì dùng:

  • Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
  • Docycyclin 100mg x 2 lần/ngày x 7 ngày sau khi ăn.
  • Tetracycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày.
  • Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày.
Erythromycin 500mg
Erythromycin 500mg

Lưu ý:

  • Cần điều trị cho cả bạn tình.
  • Không dùng thuốc khi mang thai 3 tháng đầu thai kì.
  • Chỉ dùng Erythromycin và Azithromycin nếu đang mang thai.

4.2 Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh viêm cổ tử cung ở mức độ nặng, tùy vào trạng thái sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng một trong các cách sau:

  • Đốt điện: dùng điện tần số cao để đốt cháy các tế bào bị viêm. Cần gây tê trước khi đốt để giảm đau đớn. Dùng tăm bông để vệ sinh sạch sẽ cổ tử cung rồi cho que tỏa nhiệt vào phá hủy mô bệnh.
  • Laser: Gây mê cho bệnh nhân rồi dùng tia laser có cường độ cao chiếu trực tiếp vào mô bất thường, phá hủy chúng để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Nhiệt lạnh: Trường hợp vị viêm cổ tử cung mạn tính, tái phát nhiều lần, bệnh nhân sẽ được khuyên dùng biện pháp điềut trị này. Cách này thường không gây đau nhưng có thể để lại sẹo xơ cứng và yêu cầu người thực hiện có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.[3]

5 Phòng ngừa viêm cổ tử cung

Để phòng ngừa hoặc cải thiện các triệu chứng của viêm cổ tử cung, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt hơn, chị em cần lưu ý:

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày, đặc biệt là trong những ngày hành kinh hoặc trước và sau khi yêu.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Sử dụng bao Cao Su khi quan hệ tình dục, không quan hệ ngoài luồng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.[4]

Nếu không có ý định sinh con thì cần thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn, không nên nạo phá thai.

Nếu đế ngày đèn đỏ nên thay băng vệ sinh thường xuyên, lựa chọn loại băng chất lượng tốt, thoáng khí.

Không mặc các loại đồ lót chật chội hay bó sát người để giảm sự ẩm ướt bí bách ở vùng kín khiến vi khuẩn dễ phát triển hơn.

Đi khám phụ khoa định kì hoặc khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện và điều trị dứt điểm.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia y tế của Drugs.com (Ngày đăng: ngày 1 tháng 6 năm 2021). Cervicitis, Drugs.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 12 năm 2020). Cervicitis, Mayo Clinic. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Arthur T Ollendorff, MD (Ngày đăng: Ngày 9 tháng 2 năm 2017). Cervicitis Treatment & Management, Medscape. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ Tác giả: Traci C. Johnson, MD (Ngày đăng: ngày 06 tháng 12 năm 2019). Cervicitis, WebMD. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Viêm cổ tử cung phòng ngừa như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm cổ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm cổ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    TN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Viêm cổ tử cung cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn tác giả.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633