1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Trungtamthuoc.com - Viêm bờ mi là tình trạng bệnh lý về mắt thường gặp ở nhiều đối tượng. Bệnh gây sự khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng như sưng, đỏ mắt, ngứa mắt, viêm đau mắt. Bệnh thường không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị viêm bờ mi qua bài viết bên dưới.

1 Viêm bờ mi mắt là bệnh gì?

Mi mắt có chức năng đóng và mở mắt nhằm bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Cấu tạo mi mắt gồm một phần viền gọi là bờ mi, có vai trò như một cửa ngõ để mà đưa ánh sáng, hình ảnh từ bên ngoài vào trong mắt, giúp ta nhìn rõ mọi vật. Khi bờ mi này bị vi khuẩn tấn công hoặc do dị ứng sẽ khiến bờ mi sưng, viêm lớp niêm mạc biểu bì, đỏ mắt,.. Tình trạng này được gọi chung là viêm bờ mi mắt.

Bờ mi có 2 phần là bờ mi trước và bờ mi sau, nên tương tự sẽ có viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau. Bờ mi trước là phần có chứa lông mi, còn bờ mi sau là vị trí của các lỗ tuyến Meibomius giúp tiết ra dầu phủ lên trên bề mặt mắt. 

  • Viêm bờ mi trước : Loại viêm này chủ yếu ảnh hưởng đến bên ngoài mắt. Bao gồm vùng dọc theo đường mi ngoài nơi lông mi gắn vào mí mắt. Nó thường xảy ra do vi khuẩn trên da hoặc gàu (các mảng da bong tróc) từ da đầu hoặc lông mày . Dị ứng hoặc ký sinh trùng nhỏ cũng có thể gây viêm bờ mi trước.
  • Viêm bờ mi sau : Loại này ảnh hưởng đến phần bên trong của mí mắt, tiếp giáp với nhãn cầu. Viêm bờ mi sau thường phát triển khi các tuyến dầu trên mí mắt bị tắc nghẽn hoặc không hoạt động bình thường, tạo ra quá nhiều hoặc quá ít dầu gọi là Meibomius. Các tình trạng da phổ biến như bệnh trứng cá đỏ , gây ra mẩn đỏ và nổi cục, thường ở mặt, và gàu có thể gây viêm bờ mi sau.
Bệnh viêm bờ mi mắt
Bệnh viêm bờ mi mắt

Viêm bờ mi có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng thường xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi. Nhiều người có thể bị viêm bờ mi hỗn hợp, là tình trạng viêm cả bờ mi trên và bờ mi dưới. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và cản trở tầm nhìn của người bệnh. Nếu điều trị không đúng cách thậm chí có thể dẫn đến viêm kết mạc mắt, chắp mắt, viêm giác mạc mắt…Đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ khi bị viêm bò mi lên đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

2 Dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi

Bờ mi có thể tiếp xúc trực tiếp với mắt, nên các triệu chứng không chỉ gặp ở bờ mi mà còn cả tại mắt. Các dấu hiệu thường gặp như:

  • Cảm thấy nóng, rát, ngứa ở mi mắt
  • Mắt bị kích ứng, chảy nước mắt liên tục
  • Mắt trở lên nhạy cảm với ánh sáng đặc biệt là ánh sáng mặt trời
  • Cảm giác cộm ở trong mắt
Dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi
Dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi

Ngoài ra tuỳ vào tình trạng viêm cấp tính hay viêm mạn tính sẽ có các triệu chứng cụ thể như:

  • Viêm bờ mi cấp tính sẽ thấy có các  mụn nhỏ li ti hình thành dưới các chân lông mi, sau đó vỡ ra tạo thành các ổ loét, nhìn thấy bờ. Các dịch mủ trên mi khi khô sẽ làm dính chặt mắt, nếu bóc ra có thể làm chảy máu. Bệnh dễ tái phát gây ra sẹo, hoặc làm lông mi mọc ngược.
  • Viêm bờ mi mạn tính, thường xảy ra ở bờ mi dưới, ở những bệnh nhân bị rối loạn tuyến meibomius. Điều này làm cho các lỗ tuyến bị giãn ra, tăng tiết nhờn nhiều hơn, tạo thành các lớp vảy bám trên bờ mi và có thể dễ dàng bóc ra. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy cộm trong mắt, mỏi mắt, thị lực kém khi nhìn xa và lâu.

3 Nguyên nhân gây viêm bờ mi

Viêm bờ mi có thể xảy ra nếu gặp vấn đề với tuyến meibomius, một số bệnh về da hoặc nhiễm trùng, cụ thể:

Phân loạiNguyên nhân
 Viêm bờ mi trước
  • Mụn trứng cá đỏ : Mụn trứng cá đỏ gây viêm da mặt, có thể bao gồm cả mí mắt.
  • Dị ứng : Dị ứng với Dung dịch rửa kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt hoặc đồ trang điểm có thể gây kích ứng.
  • Gàu (viêm da tiết bã nhờn) : Gàu bong tróc có thể gây kích ứng mí mắt và gây viêm.
  • Khô mắt : Ống dẫn nước mắt bị khô có thể làm thay đổi khả năng kháng khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Ký sinh trùng trên lông mi: Chấy hoặc ve Demodex có thể chặn nang lông mi và tuyến ở mắt.
  • Những vi khuẩn thường cư ngụ trên mí mắt
 Viêm bờ mi sau
  • Rối loạn chức năng tuyến Meibomius khi dầu không lưu thông tự do, dẫn đến khô mắt, có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng.
  • Mụn trứng cá đỏ.
  • Gàu.
Viêm bờ mi hỗn hợp
  • Thường do vi khuẩn lân lan cả 2 bờ mi
  • Do virus như bệnh giời leo, zona thần kinh
  • Do dị ứng với mỹ phẩm, thời tiết, thuốc nhỏ mắt

Các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh viêm bờ mi cao hơn nếu:

  • Bị tiểu đường.
  • Đeo kính áp tròng.
  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như bụi và hóa chất.
  • Làm việc hoặc sống trong môi trường khô.
  • Có làn da dầu.
  • Đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc thay đổi nội tiết tố

4 Chẩn đoán viêm bờ mi như thế nào?

4.1 Chẩn đoán lâm sàng

Khi đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa, bạn sẽ được bác sĩ thực hiện các phương pháp sau để chẩn đoán:

Tìm hiểu tiền sử bệnh: bác sĩ sẽ hỏi về thời gian,tần suất, các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Ngoài ra cũng khai thác về tiền sử dùng thuốc, bệnh nền, tình trạng sức khỏe để xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm bờ mi.

Khám xung quanh mắt và mí mắt: quan sát hình dạng mi mắt, các dấu hiệu bên ngoài như sưng, có dịch mủ ở nang lông không, để xác định viêm bờ mi trước hay viêm bờ mi sau và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Lấy dịch tiết: cách lấy mẫu dịch tiết ở mi mắt để xét nghiệm cũng thường được áp dụng nếu có nguy cơ bị viêm bờ mi do nhiễm khuẩn, xác định loại vi khuẩn nào có trong dịch tiết và số lượng bao nhiêu.

Thực hiện xét nghiệm nước mắt: nhằm xác định mắt có bị khô hay không, vì đây cũng là yếu tố làm viêm bờ mi thường xuyên tái phát

Kiểm tra lông mi: nhằm phát hiện có ký sinh trùng hay gàu xung quanh lông mi 

Thực hiện sinh thiết mí mắt: trường hợp này hiếm gặp, chỉ khi bác sĩ có nghi ngờ nguyên nhân bệnh do ung thư da hoặc quan sát thấy có các tế bào bất thường khác. Bác sĩ nhãn khoa sẽ gây tê mí mắt bằng thuốc gây tê tại chỗ. Sau đó, họ sẽ sử dụng kim để lấy mẫu tế bào để kiểm tra dưới kính hiển vi., khu vực này có thể bị bầm tím, nhưng không có khả năng để lại sẹo.

4.2 Chẩn đoán phân biệt

Lẹo : Một cục u đỏ, đau ở mí mắt do tuyến dầu bị tắ hoặc nhiễm trùng

Chắp : Một khối u cứng, không đau trên mí mắt do tuyến dầu bị tắc thường xảy ra khi bạn bị lẹo mắt lâu ngày không khỏi

Đau mắt đỏ : là tình trạng bệnh do virus gây ra, thường xảy ra ở cả 2 mắt

Chẩn đoán phân biệt viêm bờ mi
Chẩn đoán phân biệt viêm bờ mi

5 Các phương pháp điều trị bệnh viêm bờ mi

5.1 Chườm ấm bờ mi chữa viêm bờ mi tại nhà

Cơ chế của phương pháp là áp dụng nhiệt độ tác động đến vùng viêm, làm lỏng các chất tiết, dầu nhờn bị tích tụ, đông đặc tại đây. Nhiệt độ tập trung chủ yếu tại bờ mi và tuyến Meibomian cũng sẽ giúp tăng cường lưu thông làm nở các lỗ chân lông, các tuyến bài tiết dầu.

Cách thực hiện đơn giản tại nhà như sau:

  • Đem khăn sạch ngâm vào nước ấm và đắp lên mắt. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với khả  năng chịu đựng của người bệnh.
  • Đợi khi khăn nguội thì tiếp tục làm ấm lại và chườm từ 5-10 phút. 
  • Thực hiện từ 2-4 lần/ngày để cảm nhận hiệu quả tốt nhất.

5.2 Massage xung quanh mi mắt

Phương pháp này giúp cải thiện quá trình bài tiết ở các tuyến Meibomius, làm đẩy các chất nhờn ra khỏi bề mặt dễ dàng hơn, giảm tắc nghẽn tuyến hiệu quả. Biện pháp này nên kết hợp với chườm ấm, thực hiện ngay sau khi chườm ấm xong. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa tay sạch rồi dùng đầu ngón tay massage khu vực xung quanh bờ mi mắt theo hình tròn.

5.3 Rửa bờ mi mắt

Bị viêm bờ mi thường có các mảng vụn bám trên lông mi, hay mảng mủ khô lại bám chặt trên niêm mạc mắt. Nếu dùng tay bóc tách mà không làm ẩm chúng có thể gây rách và chảy máu. Vì vậy rửa bờ mi mắt là điều cần thiết. Nên dùng miếng băng gạc, thấm nước nhẹ nhàng rồi lau dọc theo bờ mi, và thấm lên những mảng bám. Lưu ý khi làm phải thật nhẹ nhàng và không được để miếng gạc lau dính vào bề mặt mắt. Sau khi dùng gạc xong thì nên bỏ và dùng miếng gạc mới vào lần sau.

Cách điều trị bệnh viêm bờ mi
Cách điều trị bệnh viêm bờ mi

5.4 Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt có chứa nước mắt nhân tạo thường được sử dụng nhiều. Loại thuốc này có thể mua mà không cần kê đơn của bác sĩ, người bệnh khi bị viêm bờ mi nhẹ nên sử dụng. Nước mắt nhân tạo giúp làm dịu mắt, giảm kích ứng mắt, khô mắt, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt steroid để kiểm soát tình trạng đỏ, sưng và kích ứng. Tuy nhiên, steroid có tác dụng phụ, chẳng hạn như đục thủy tinh thể (làm mờ thủy tinh thể của mắt) và bệnh tăng nhãn áp (một nhóm các tình trạng về mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt).

5.5 Thuốc chống viêm trị viêm bờ mi

Ngoài thuốc nhỏ mắt có steroid, tuỳ tình trạng bệnh có thể dùng thêm cả viên steroid đường uống. Các thuốc chống viêm giúp làm giảm sưng, dị ứng, các triệu chứng khó chịu khi bị viêm bờ mi. Thuốc thường kết hợp trong phác đồ có cả kháng sinh, để điều trị các tình trạng bệnh tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng thứ phát.

5.6 Thuốc kháng sinh để điều trị viêm bờ mi

Khi bị viêm bờ mi do nhiễm trùng thì dùng thuốc kháng sinh là điều cần thiết. Các loại thuốc như thuốc mỡ, thuốc nhỏ, hay viên uống chứa kháng sinh đều có thể được kê đơn. Các thuốc này còn có thể dùng điều trị tình trạng viêm bờ mi do ký sinh trùng gây ra. Các phương pháp điều trị này có thể giúp giải quyết tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và giảm kích ứng.

5.7 Thuốc điều hòa miễn dịch

Việc bổ sung thuốc điều hòa miễn dịch, trong trường hợp viêm bờ mi sau, đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị, cụ thể là có tác dụng giảm viêm. Những loại thuốc này ngăn chặn phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và do đó làm giảm các triệu chứng sưng, viêm, khó chịu.

5.8 Điều trị khỏi các bệnh lý liên quan

Điều quan trọng là phải điều trị nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm bờ mi, ngoài việc làm dịu các triệu chứng. Các tình trạng về da (như bệnh trứng cá đỏ) hoặc các bệnh về mắt (như khô mắt) có thể dẫn đến viêm bờ mi tái phát thường xuyên hơn. Trong những trường hợp này, một số loại thuốc viên, kem bôi da hoặc thuốc nhỏ mắt cho mắt khô có thể giúp ích.

6 Biện pháp phòng ngừa viêm bờ mi tại nhà

Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để phòng ngừa cũng như làm dịu các triệu chứng trong bệnh viêm bờ mi ngay tại nhà:

  • Hạn chế trang điểm mắt khi không thật sự cần thiết, nếu đang bị viêm bờ mi thì tuyệt đối không dùng mỹ phẩm cho mắt trong thời gian điều trị, đến khi bệnh được kiểm soát.
  • Thường xuyên tẩy tế bào chết trên mắt, nên sử dụng các dạng dung dịch gel, dạng xịt,  hoặc khăn lau đóng thành từng gói riêng. Một vài sản phẩm có chứa axit hypochlorous có thể giúp giảm gàu trên lông mi, và loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, nên ăn rau lá xanh và tránh thực phẩm nhiều chất béo.  Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng omega-3, có trong cá hoặc dầu Hạt Lanh, sẽ giúp các tuyến trong mắt hoạt động tốt hơn.
  • Chú ý đến việc tẩy trang mắt, không để nguyên phấn trang điểm trên mặt và mắt qua đêm, nếu sử dụng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da thì tránh khu vực mắt.
  • Chọn lựa sử dụng kem dưỡng mắt uy tín, chính hãng, phù hợp với làn da của bạn
  • Nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần, khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu trên mắt nên đi đến các chuyên khoa đẻ được chẩn đoán điều trị chính xác nhất.
  • Hạn chế gãi, và dịu mắt, đặc biệt không dùng tay bẩn lau lên mắt

7 Một số câu hỏi thường gặp về viêm bờ mi mắt

7.1 Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi?

Viêm bờ mi cấp tính do vi khuẩn, dị ứng, bí tắc tuyến nhờn ở chân lông mi thông thường có thể khỏi sau từ 2-4 tuần nếu vệ sinh mắt đúng cách tại nhà.

7.2 Viêm bờ mi có nguy hiểm không?

Thông thường viêm bờ mi không gây nguy hiểm đến giác mạc hay ảnh hưởng đến thị lực. Trường hợp viêm bờ mi mãn tính gây những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể do bệnh nhân gãi, dịu nhiều, bệnh có thể chuyển thành chắp, lẹo, cần làm tiểu phẫu để loại bỏ. Hoặc điều trị không đúng cách làm biến chứng sẹo trên các nang lông mi, khi mọc lại chúng thành lông quặm, lông xiêu sẽ tác động trực tiếp vào mắt, gây trầy xước, viêm nhiễm, thậm chí loét giác mạc.

7.3 Bị viêm bờ mi mắt kiêng ăn gì?

Để đôi mắt mau khỏi và phục hồi tốt, người bị viêm bờ mi nên kiêng ăn những thực phẩm sau:

  • Các loại thịt đỏ, chứa hàm lượng protein cao, có tình nóng, nhiệt như: thịt chó, thịt dê..
  • Hạn chế ăn hải sản có thể tăng nguy cơ dị ứng
  • Các loại gia vị cay nóng
  • Đồ nếp vì tăng đau nhức, tổn thương viêm lâu và khó lành
  • Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Đồ ăn nhiều đường cần hạn chế.

8 Kết luận

Viêm bờ mi là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng hay thị lực mắt nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể gặp biến chứng như sẹo mắt, lẹo hay chắp mắt gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp người bệnh có hướng điều trị phù hợp.

9 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Mary Eberhardt 1, Guhan Rammohan (Ngày đăng 23 tháng 1 năm 2023) Blepharitis. Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024
  2. Tác giả Christopher M Putnam (Ngày 8 tháng 8 năm 2016) Diagnosis and management of blepharitis: an optometrist’s perspective. Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024
  3. Chuyên gia NIH (Ngày đăng 15 tháng 11 năm 2023) Blepharitis . NIH. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024
     

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    có thuốc điều trị cho trẻ 7 tuổi không ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • dạ anh/chị liên hệ số hotline để được tư vấn trực tiếp ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    dùng sanlein nhỏ mắt được không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ được ạ, sanlein là nước mắt nhân tạo có thể giảm viêm bờ mi ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900.888.633