1. Trang chủ
  2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  3. Viêm âm đạo do vi khuẩn: triệu chứng và cách điều trị bệnh

Viêm âm đạo do vi khuẩn: triệu chứng và cách điều trị bệnh

Viêm âm đạo do vi khuẩn: triệu chứng và cách điều trị bệnh

Trungtamthuoc.com - Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo. Điều này làm thay đổi sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo. [1] Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra rất nhiều bất tiện ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý của người phụ nữ? Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Làm sao để phòng tránh và điều trị bệnh? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1 Viêm âm đạo do vi khuẩn là gì?

Viêm âm đạo do vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi có sự mất cân bằng hệ sinh thái âm đạo. Tình trạng này khiến âm đạo bị kích ứng, sưng, viêm, có mùi hôi,... 

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, tuy nhiên thường gặp nhất là độ tuổi từ 15-44 tuổi.

Theo thống kê, viêm âm đạo do vi khuẩn gặp phải ở khoảng 20% phụ nữ bình thường và 16-29% ở phụ nữ có thai.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có hại phát triển mạnh

2 Các loại vi khuẩn gây viêm âm đạo

Thông thường, hệ vi khuẩn trong âm đạo được cân bằng. Các loại vi khuẩn kỵ khí gây hại chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Nếu môi trường thay đổi khiến một số loại vi khuẩn có hại tăng sinh quá mức cùng với đó là số lượng trực khuẩn Lactobacillus có lợi trong âm đạo bị giảm mạnh. Điều này gây ra tình trạng viêm âm đạo.

Những loại vi khuẩn thường gây viêm âm đạo nhất chủ yếu là kỵ khí, bao gồm Gardnerella vaginalis, Mycoplasma hominis, Mobiluncus spp, Bacteroides spp, Prevotela spp, Peptostreptococcus spp, Fusobacterium spp và Porphyromonas spp. [2]

Viêm âm đạo do vi khuẩn không thực sự là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên nữ giới quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ với người mắc bệnh,... cũng khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Hầu hết, những người bị viêm âm đạo đều là do thói quen vệ sinh không sạch sẽ, thụt rửa âm đạo không đúng cách, không thay băng vệ sinh thường xuyên, đặt dụng cụ tránh thai, suy giảm estrogen,...[3]

3 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm âm đạo

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng viêm âm đạo dễ nhận thấy nhất là:

  • Nhiều khí hư màu trắng xám hoặc vàng, có mùi hôi rất khó chịu. Đặc biệt là sau khi quan hệ hoặc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm.
  • Vùng âm hộ có thể bị ngứa ngáy khó chịu.
  • Niêm mạc âm đạo thường bị đỏ và sưng nhẹ.
  • Có cảm giác nóng rát khi tiểu.
  • Sau khi giao hợp vùng kín có thể bị chảy máu.
  • Phụ nữ đang mang thai bị viêm âm đạo rất dễ xảy ra tình trạng ối vỡ non, vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối, viêm nội mạc tử cung sau sinh,...
Vùng kín ngứa ngáy khó chịu

3.2 Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh viêm âm đạo theo tiêu chuẩn Amsel là có ít nhất 3 trong 4 yếu tố sau:

  • Ra nhiều khí hư màu xám.
  •  pH dịch âm đạo lớn hơn 4,5.
  • Test sniff dương tính: đánh giá trong 5 giây đầu tiên sau khi nhỏ KOH 10% vào khí hư (có mùi cá ươn).
  • Nhuộm Gram khí hư nhìn thấy khóm tế bào chiếm trên 20% tế bào biểu mô âm đạo, bao quanh bởi nhiều vi khuẩn G(-) hình hạt.

Chẩn đoán theo cách nhuộm Gram tính điểm Nugent:

Bảng tính điểm Nugent

Tổng điểm = Lactobacilli + G.vaginalis + trực khuẩn gấp khúc

Đánh giá kết quả theo thang điểm như sau:

  • Nếu đạt 7 - 10 điểm thường là viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Nếu đạt 4 - 6 điểm thường là hệ vi khuẩn trung gian.
  • Nếu đạt 0 - 3 thì bệnh nhân không mắc bệnh.

 Cách cho điểm theo bảng:

  • 0 là không có hình thái vi khuẩn.
  • 1 là có dưới 1 hình thái vi khuẩn.
  • 2 là có 1- 4 hình thái vi khuẩn.
  • 3 là có 5 - 30 hình thái vi khuẩn.
  • 4 là có trên 30 vi khuẩn hiện diện.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán bác sĩ sẽ kết luận và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Để kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân cần lưu ý trước khi đi khám:

  • Không thụt rửa âm đạo trong vòng 24 giờ.
  • Không sử dụng bất cứ thứ gì gây kích thích âm đạo.
  • Không quan hệ tình dục trong vòng 24 giờ.
  •  Nếu đang có kinh nguyệt thì không nên đi khám.

4 Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo dùng thuốc gì? Kháng sinh là thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn. Các dạng thuốc thường dùng là viên uống, kem bôi hoặc thuốc đặt âm đạo.

Vì viêm âm đạo có thể lây qua đường tình dục, không nên quan hệ tình dục cho đến khi bạn uống xong liệu trình và hết các triệu chứng. [4]

Các loại thuốc thường được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Dùng liều duy nhất 2g Secnidazole.
  • Uống Metronidazol trong 1 tuần, mỗi ngày 1g.
  • Đặt âm đạo Metronidazol 10 ngày, mỗi ngày 1 viên 250mg.
  • Lưu ý: Những người đang điều trị bằng Metronidazol còn kiêng rượu. Phụ nữ có thai không sử dụng Metronidazol mà dùng Clindamycin thay thế.
Metronidazol thường được sử dụng điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Có thể dùng 1 trong các loại thuốc trên kết hợp với:

  • 150-300mg Clindamycin, cách 6 giờ uống 1 lần.
  • Augmentin ngày uống 3 lần, mỗi lần 500mg.
  • Ampicillin 250-1000mg mỗi lần, cách 6 giờ uống 1 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ.

Điều trị kết hợp bằng cách đặt viên đặt âm đạo gồm Acid Lactic + Glycogen hoặc viên ascorbic để tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.

Phục hồi lại chủng vi khuẩn có lợi và hệ cân bằng sinh thái trong âm đạo bằng cách sử dụng viên đặt chứa lactobacillus (1 viên/ngày trong 6 ngày). 

5 Phòng bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Để phòng ngừa bị viêm nhiễm khuẩn âm đạo, chị em cần chú ý thực hiện theo những điều sau:

  • Không nên thụt rửa âm đạo nếu không có chỉ định.
  • Sử dụng bao Cao Su trong quan hệ tình dục, đặc biệt là khi quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ tránh thai.
  • Khi vệ sinh vùng kín nên lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn vào âm đạo.
  • Hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh gây kích ứng và mất cân bằng hệ sinh thái âm đọa.
  • Mặc đồ lót bằng cotton thoáng mát, thoải mái và sạch sẽ.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn là một trong các bệnh phụ khoa mà chị em rất dễ mắc phải. Hãy chủ động thay đổi thói quen xấu để hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Bacterial Vaginosis – CDC Fact Sheet, CDC. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: A Georgijević 1, S Cjukić-Ivancević, M Bujko, Bacterial vaginosis. Epidemiology and risk factors, PubMed. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Bacterial vaginosis, Mayoclinic. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Bacterial Vaginosis, WebMD. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    tôi bị viêm âm đạo dùng thuốc gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm âm đạo do vi khuẩn: triệu chứng và cách điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: triệu chứng và cách điều trị bệnh
    HV
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (4)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595